SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non Hoa Cúc

doc 21 trang skkn 16/02/2024 1930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non Hoa Cúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non Hoa Cúc

SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5-6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non Hoa Cúc
 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU: 2 1. Lý do chọn đề tài : 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 3 3. Đối tượng nghiên cứu: 3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 3 5. Phương pháp nghiên cứu: 4 II. PHẦN NỘI DUNG: 4 1. Cơ sở lý luận: 4 2.Thực trạng: 5 2.1 Thuận lợi- khó khăn: 6 2.2 Thành công- hạn chế: 7 2.3 Mặt mạnh- mặt yếu: 7 2.4Các nguyên nhân, các yếu tố tác động: .7 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra: 8 3. Giải pháp, biện pháp: 9 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: 9 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: 10 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp: 15 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp: 16 3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: 16 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: 17 III. Phần kết luận, kiến nghị: 17 1. Kết luận: 17 2. Kiến nghị: 19 1 Đối với trẻ mẫu giáo lớn thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi dễ hiểu hơn. Sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của trẻ đã mang đặc điểm cá tính hơn. Sự hồi hộp, lo lắng này của trẻ em đã nếm trải ngay cả trong sự kiện đời sống hàng ngày. Thông qua việc trẻ kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Là giáo viên dạy trẻ mầm non 5 - 6 tuổi tôi đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo. Từ đó tôi đã đi sâu nghiên cứu và tìm ra " Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tại trường mầm non Hoa Cúc". Hy vọng với đề tài nghiên cứu này tôi sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn từ phong phú, đa dạng, giúp trẻ diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, là điều kiện tốt để trẻ học đọc sau này. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp thích trò chuyện với những người xung quanh, thích đưa ra những câu hỏi và trả lời rõ ràng, mạch lạc Giáo viên có kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp sư phạm nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ. Đối tượng khảo sát: Học sinh mầm non 5-6 tuổi lớp lá 2, trường mầm non Hoa Cúc Thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. 3 đang khám bệnh cho cô giáo Cô lắng nghe và hướng dẫn trẻ kể câu chuyện trẻ muốn kể một cách sáng tạo giúp kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ. c. Phương pháp phân tích và tổng hợp Trước tiên tôi lập thư mục thống kê các sách báo, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Trẻ 5- 6 tuổi sử dụng lượng lớn ngôn ngữ và vận dụng linh hoạt vào giao tiếp và vận dụng từ ngữ chính xác hơn. Trẻ sử dụng ngữ pháp phức tạp hơn, chính xác hơn. Trẻ thể hiện bản thân với tông giọng khác nhau. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã phát triển hơn. Các nhân vật trong những câu chuyện mở ra cho trẻ một tầm nhìn về cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những câu từ diễn tả tính cách của nhân vật đã giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học. Ở trường mầm non phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Giáo viên cần phải khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện, tạo ra cấu trúc logic được thể hiện trong hình thức nói tương ứng (lời nói kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan). Để thực hiện được yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày. 2. Thực trạng Ban đầu khi chưa thực hiện nghiên cứu đề tài trẻ của tôi mặc dù đã nói rõ ràng nhưng ngôn ngữ của trẻ vẫn còn nhiều hạn chế, trong câu nói của trẻ chưa có tư duy 5 Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo giáo viên chưa biết vận dụng tích hợp các môn học khác và chưa đầu tư sưu tầm các câu chuyện ngoài chương trình. Qua các năm thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen tác phẩm văn học giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ, đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Song việc dạy trẻ đóng kịch còn có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó khả năng cảm nhận các tác phẩm truyện kể của giáo viên còn hạn chế giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, hiệu quả trên tiết học chưa cao. 2.2. Thành công và hạn chế * Thành công Ngôn ngữ của trẻ tăng dần, trong giờ học kể chuyện sáng tạo trẻ có hứng thú tham gia vào hoạt động. Giáo viên có khả năng thu hút trẻ tham gia vào hoạt động kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ * Hạn chế Trẻ chưa thật sự hứng thú kể chuyện sáng tạo chính vì vậy ngôn ngữ của trẻ chưa phong phú, chưa mạch lạc. Giáo viên chưa có sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được tính kịch - sự kiện, lời thoại còn dài dòng khó hiểu. 2.3: Mặt mạnh- mặt yếu * Mặt mạnh Trẻ thích tham gia vào hoạt động kể chuyện sáng tạo, giáo viên biết khắc phục khó khăn của nhà trường, lên chương trình đầy đủ, phù hợp với trẻ và chủ đề trẻ đang học. * Mặt yếu 7 làm hư hỏng đồ dùng, cho trẻ kể được sử dụng các nhân vật để kể lại câu chuyện còn những trẻ còn lại chỉ ngồi lắng nghe và quan sát. Qua một thời gian nghiên cứu tôi thấy nên dạy trẻ mầm non 5 - 6 tuổi cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo. Để làm được điều này giáo viên cần dành thời gian làm đồ dùng đồ chơi là các nhân vật trong các câu chuyện, đồ dùng đồ chơi phải phong phú và đa dạng nhiều hình thức. Cho tất cả các trẻ đều được sử dụng các nhân vật, được đội mũ các nhân vật đóng kịch không những trong giờ học mà trong giờ đón trẻ, trả trẻ cô cũng có thể cho trẻ tiếp xúc làm quen đặc biệt là những trẻ rụt rè, nhút nhát. Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo tôi chưa lồng ghép các môn học khác vào nên chưa tạo được không khí mới lạ trong câu chuyện. Vì vậy cần phải lồng ghép các môn học khác như âm nhạc, câu đố, ca dao vào khi kể chuyện sáng tạo là rất cần thiết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên Trước đây công tác tuyên truyền phụ huynh tôi thường tuyên truyền cách chăm sóc sức khỏe, cách dạy con học toán, chữ cái, v.v còn việc tuyên truyền cho phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ là rất ít và chưa cụ thể rõ ràng. Nếu trẻ được phát triển ngôn ngữ thông qua kể chuyện sáng tạo ở lớp rồi về nhà được phụ huynh rèn luyện nữa thì ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển rất mạnh. Mà ngôn ngữ là một trong năm lĩnh vực giúp trẻ phát triển toàn diện. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Tôi chọn các giải pháp này dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ lớp tôi đang chủ nhiệm, dựa vào điều kiện thực tế về môi trường, đồ dùng đồ chơi, nhận thức của phụ huynh trẻ. Tôi nhận thấy các giải pháp này là cần thiết, vì mỗi giải pháp đều góp phần giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ. Khi tạo môi trường hoạt động phù hợp, đẹp mắt sẽ tạo cho trẻ sự hứng thú từ đó trẻ sẽ hứng thú tham gia vào hoạt động kể chuyện sáng tạo. Sử dụng biện pháp khảo sát thực tế đầu năm giúp cho giáo viên biết trẻ đang phát triển ngôn ngữ ở mức độ nào từ đó có biện pháp phát triển tiếp theo cho phù hợp. Biện pháp dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo giúp cho trẻ tự tin hơn, trẻ sẽ hiểu được nội dung của câu chuyện, biết được đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình. Với biện pháp lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ mầm non 5 - 6 tuổi kể chuyện sáng tạo sẽ làm cho môn học 9 Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ chủng loại về đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và trẻ có thể nảy ra nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện sáng tạo. Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo. Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dùng đó. Như vậy ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển một cách phong phú và đa dạng hơn. * Biện pháp 2: Dạy trẻ mầm non 5 - 6 tuổi cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo. Không những tạo môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo. Giờ đón, trả trẻ hay giờ chơi hàng ngày tôi thường đọc kể cho trẻ nghe những câu chuyện truyện tranh mà tôi sưu tầm. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. Với cách làm quen như vậy trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình. Ví dụ: Dê con thật thà, sói già hung ác, cô Tấm hiền lành, bà tiên ông bụt thì tốt bụng còn phù thuỷ, mụ gì ghẻ thì độc ác. Ngoài ra tôi thường xuyên quan tâm định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện, cho trẻ xem qua đĩa hình các câu chuyện . Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức. Từ đó trẻ sẽ có nền tảng để kể chuyện sáng tạo theo ý riêng của mình. 11 Câu chuyện “Bé làm bác sĩ ” cháu Bảo Ngọc với đồ dùng là một con búp bê và các dụng cụ khám chữa bệnh được cháu thể hiện như sau: - Hôm nay em bé chíp (cháu đặt tên cho con búp bê) của tôi bị ốm. Ôi chắc là bị sốt rồi, tôi phải mau mau khám bệnh cho em chíp mới được. Nhưng mà phải đo nhiệt kế cái đã xem em sốt mấy độ rồi nào. Em ngoan nhé! Chị sẽ khám cho em rồi em sẽ mau lành bệnh thôi. Em chíp sốt 40 độ luôn, nhưng nhờ có bác sĩ tôi đây, em đã hạ sốt lại rồi. Câu chuyện “Cáo, Thỏ, Gà trống ” của cháu Gia Bảo, Đức Kiên và Thúy Ngân. Đồ dùng là con cáo, thỏ và gà từ sản phẩm làm bằng rối tay, câu chuyện được các bé thể hiện như sau: + Bạn thỏ ơi cho tôi ở nhờ nhà bạn nhé. + Ừ, bạn cứ vào nhà tớ chơi đi. + Ha ha ha cút đi thỏ, đây sẽ là nhà của tao. + Hu hu hu Có ai giúp tôi không? Cáo lấy mất nhà tôi rồi. + Bạn thỏ, bạn bị làm sao thế? Được rồi tôi sẽ giúp bạn lấy lại nhà. + Ôi cảm ơn bạn nhiều lắm + Cáo kia, hãy mau trả lại nhà cho thỏ đi! Qua phần thể hiện của các cháu tôi nhận thấy các cháu sử dụng rối rất tốt. Ngôn ngữ của các cháu được thể hiện một cách rất tự nhiên và phong phú. Các cháu đã biết kết hợp với nhau sử dụng các nhân vật phù hợp ăn khớp với lời kể. Trong quá trình nghiên cứu và tiến hành kể chuyện sáng tạo đến nay ở lớp tôi đa số trẻ đã kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình. Trẻ rất thích được sử dụng các nhân vật để kể chuyện sáng tạo. Từ những việc làm đó không những trẻ sử dụng thành thạo đồ dùng trực quan về các con vật mà còn biết vận dụng sử dụng đồ dùng trực quan ở các chủ đề khác. Thông qua các câu chuyện sáng tạo của trẻ, trẻ sử dụng các ngữ điệu, ngắt nghỉ để truyền đạt thái độ, tình cảm của mình đối với tác phẩm. Trẻ bắt chước giọng kể diễn cảm của cô, trẻ có thể hiểu được một từ dùng với đồ vật này lại có thể vào các đồ vật khác nữa. Từ đó ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ, vốn từ được làm giàu thêm qua đó trẻ cảm nhận được sự phong phú của ngôn ngữ. 13

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_mam_non_5.doc