SKKN Một số biện pháp giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non nhằm phòng tránh bị xâm hại tình dục
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non nhằm phòng tránh bị xâm hại tình dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non nhằm phòng tránh bị xâm hại tình dục
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non nhằm phòng tránh bị xâm hại tình dục” 2. Lĩnh vực áo dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội 3. Tác giả: Họ và tên: Trương Thị Phương Thảo Sinh ngày: 24 tháng 01 năm 1989 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường mầm non An Hưng Điện thoại: 0793354866 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Lớp 5A6 - Trường mầm non An Hưng Địa chỉ: Thôn Đồng Hải - An Hưng - An Dương - Hải Phòng Điện thoại: 02253.771.154 I. Mô tả giải pháp đã biết: Giáo dục giới tính ở trẻ em luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội. Đặc biệt là ở độ tuổi mầm non, tức giai đoạn từ 3-5 tuổi, bé đã sẵn sàng về mặt thể chất và tâm thần vận động để học hỏi, hòa nhập với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, đi kèm với việc giúp trẻ phát triển kỹ năng, kiến thức thì người giáo viên mầm non cũng cần phải sẵn sàng để giáo dục giới tính, nhận biết vùng riêng tư cho trẻ ngay ở giai đoạn này để “vẽ đúng đường cho hươu chạy” và giải tỏa những thắc mắc nhạy cảm, ngây ngô của con trẻ về sự khác biệt giới tính giữa mình và bạn. Trong những năm gần đây vấn đề giáo dục giới tính phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ mầm non đã được một số giáo viên quan tâm nghiên cứu, đưa ra các sáng kiến, giải pháp chia sẻ tới đồng nghiệp như: Giải pháp 1: “ Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi phòng chống xâm hại tình dục” - Tác giả: Đỗ Thị Thanh Huyền - Trường mầm non Hoa Hồng - Huyện Gia Lâm - Hà Nội - Năm công bố 2018 – 2019. Giải pháp 2: “Một số biện pháp giúp trẻ tự bảo vệ bản thân phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 4-5 tuổi” - Tác giả: Nguyễn Thanh Phương - Trường mầm non Vĩnh Hưng - Quận Hoàng Mai - Hà Nội - Năm công bố 2018- 2019. Hai đề tài trên đã đưa ra được các giải pháp thực hiện như sau: 1 giải pháp giáo dục trẻ giới tính và nhận biết vùng riêng tư nhằm giúp trẻ phòng tránh bị xâm hại tình dục. II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: 1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất: Như chúng ta đã biết trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng, tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do điều kiện, hoàn cảnh cuộc sống của các bậc phụ huynh ít có thời gian gần gũi, bên cạnh con của mình nên trẻ em có thể gặp nguy cơ bị xâm hại tình dục . Hiện nay, vẫn còn thực trạng nhiều người cho rằng giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là quá sớm và ngại nhắc đến chuyện tế nhị, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ trẻ bị xâm hại vì trẻ không có kiến thức cơ bản về giới tính và cách phòng tránh bị xâm hại.. Giáo dục giới tính ở trẻ em luôn là khía cạnh nhận được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội. Bên cạnh trách nhiệm của nhà trường, gia đình cũng là nền tảng vững chắc để giúp trẻ hiểu những vấn đề nhạy cảm về giới tính và tình dục ngay từ khi còn nhỏ.Với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trẻ còn nhỏ nên chưa ý thức được tầm quan trọng của sự khác biệt giới tính và vùng riêng tư là như thế nào, kinh nghiệm sống chưa có nên kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ còn hạn chế. Trẻ chưa nhận thức được mối nguy hiểm xảy ra xung quanh trẻ nên chưa có cách nhận biết, phòng tránh và xử lý cho phù hợp. Chính vì vậy, tôi đã thực hiện giáo dục trẻ giới tính và nhận biết vùng riêng tư để giúp trẻ có một số hiểu biết cơ bản về giới tính và vùng riêng tư (vùng nhạy cảm) của bản thân, phân biệt được đâu là những hành vi xâm hại tình dục và nhận ra một số nguy cơ, tránh những tình huống không an toàn có thể dẫn tới bị xâm hại tình dục. Ngoài ra còn hình thành cho trẻ một số kĩ năng phòng vệ, tìm kiếm sự giúp đỡ, chia sẻ với người lớn tin cậy khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Tuyên truyền đến phụ huynh cùng phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục giới tính và rèn kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ. Tên giải pháp mà tác giả đề xuất: “Một số biện pháp giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non nhằm phòng tránh bị xâm hại tình dục”. Nội dung giải pháp cụ thể như sau: * Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch phát triển nội dung giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư của trẻ vào Chương trình giáo dục mầm non 3 trẻ nhận biết được những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể bản thân và của người khác”; “Dạy trẻ biết không tự ý động chạm vào vùng nhạy cảm của người khác và có kĩ năng tự bảo vệ cơ thể khi bị bạo lực, xâm hại”; Chủ đề “Gia đình” tôi lựa chọn nội dung: “Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay để tự bảo vệ an toàn của bản thân tránh bị xâm hại, lạm dụng”; “Dạy trẻ nhận biết được các dấu hiệu của bạo lực, xâm hại, lạm dụng, các biểu hiện của sự bỏ bê, sao nhãng, không quan tâm”; Với chủ đề “Giao thông” tôi lựa chọn nội dung: “Dạy trẻ cách đánh lạc hướng, tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc kể cho người lớn về việc bị bạo lực, xâm hại”. Chính nhờ những việc làm trên đã giúp tôi định hướng được các công việc mình cần làm từ đầu đến cuối năm học để từ đó tôi xây dựng, lựa chọn những hoạt động giáo dục trẻ một cách phù hợp, khoa học, cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo lên nhau. (Phụ lục 2: Nội dung giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ 5-6 tuổi) * Giải pháp 2: Tổ chức lồng ghép giáo dục trẻ giới tính và nhận biết vùng riêng tư vào các hoạt động trong ngày Giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ bằng cách lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động trong ngày nhằm tận dụng mọi cơ hội để hình thành và phát triển cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, thói quen tự có ý thức giữ gìn vùng riêng tư cho bản thân mọi lúc, mọi nơi. Việc giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ đòi hỏi một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài, thường xuyên, phải gắn với các việc làm, tình huống cụ thể. Giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư thông qua hoạt động học: Dựa vào mục tiêu, nội dung giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ mà tôi đã xây dựng và đưa vào các chủ đề ngay từ đầu năm học, tôi đã lựa chọn mục tiêu, nội dung mới lạ, phù hợp với khả năng nhận thức và nhu cầu của trẻ để tổ chức dưới dạng tiết học nhằm khắc sâu cho trẻ những kiến thức về giới tính, vùng riêng tư và trang bị cho trẻ những kĩ năng xử lý kịp thời khi bị xâm hại vùng riêng tư. Với nội dung “Trẻ nhận biết được những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể của bản thân và của người khác” tôi tổ chức giờ học phát triển nhận thức: “Vùng đồ bơi của bé” qua đó trang bị cho trẻ trẻ những hiểu biết về giới tính, vùng nhạy cảm trên cơ thể của mình và người khác. Giáo dục trẻ không cho phép người khác đụng chạm vào các vùng riêng tư dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Người duy nhất được chạm vào 5 Với chủ đề “Gia đình”, trong góc chơi “Nấu ăn” tôi nhập vai chơi là người hàng xóm đến chơi nhà. Tôi chủ động rủ trẻ: “Cô có bộ đồ bơi rất đẹp để mặc đi biển đấy. Đi ra đây cô mặc thử cho”. Thông qua tình huống trên tôi để trẻ chủ động xử lý tình huống, nếu trẻ xử lý chưa tốt tôi có thể gợi mở, sửa sai cho trẻ. Qua hoạt động này, giáo dục trẻ không cho người lạ nhìn hay sờ vào vùng riêng tư của của trẻ; Tại góc văn học tôi sưu tầm các sách, truyện, tranh ảnh có nội dung giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư của trẻ. Thông qua tranh, hình ảnh mang tính chất minh họa trẻ được xem, quan sát hình ảnh để dễ dàng nhận thức được những hành vi nào gọi là xâm phạm vào vùng riêng tư. Với phương pháp này trẻ được thực hành các ứng xử phù hợp với giới tính của mình cũng như trẻ được thực hành các kĩ năng bảo vệ vùng riêng tư tránh xâm hại; Góc học tập tôi thiết kế các trò chơi gạch nối, chọn hành vi đúng sai với hình ảnh rõ nét, sinh động giúp trẻ khắc sâu kiến thức về giới tính và vùng riêng tư của mình. (Phụ lục 4: Một số trò chơi – Bài tập giáo dục hành vi); Góc nghệ thuật: Ở chủ điểm hiện tượng tự nhiên với trò chơi “Tô màu, trang trí trang phục đồ bơi” tôi dạy trẻ cách che đi vùng riêng tư trên cơ thể để tránh bị xâm hại; Góc phát triển vận động, với trò chơi “Lựa chọn trang phục phù hợp” tôi vừa dạy trẻ biết sự khác biệt về giới tính của mình và người khác và lựa chọn các trang phục phù hợp với giới tính, đồng thời giáo dục trẻ tự mặc, cởi quần áo ở những nơi kín đáo Giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư thông qua các hoạt động khác: Ngoài giờ học, giờ chơi, tôi còn lựa chọn những nội dung, hoạt động phù hợp để tổ chức vào các thời điểm khác trong ngày nhằm giáo dục giới tính, nhận biết vùng riêng tư và phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ như: + Giờ đón, trả trẻ: Tôi cho trẻ quan sát tranh ảnh, video và trò chuyện về các dấu hiệu của bạo lực, xâm hại, lạm dụng. Hay có thể tổ chức cho trẻ tham gia một số trò chơi vui nhộn đã được lồng ghép nội dung giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư như: Trò chơi “Chạm vào nhau” qua trò chơi giúp trẻ ghi nhớ đâu là nơi trẻ được chạm, và không được chạm vào của mình và của bạn (Phụ lục 5: Trò chơi “Chạm vào nhau). Hay trò chơi “Thử tài của bé” chơi theo hình thức trả lời câu hỏi, chọn đáp án đúng cho các tình huống xảy ra với trẻ. Qua trò chơi giúp trẻ khắc sâu ghi nhớ các kĩ năng ứng xử khi gặp tình huống có thể bị xâm hại. (Phụ lục 5: Trò chơi chọn đáp án đúng cho các tình huống) + Giờ thể dục sáng: Trong khi xếp hàng hoặc ra sân tập thể dục, tôi dạy trẻ biết tiếp xúc nào là tiếp xúc an toàn và tiếp xúc nào là tiếp xúc không an toàn. 7 * Giải pháp 3: Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ Giáo dục giới tính ở trẻ em luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía xã hội. Bên cạnh trách nhiệm của nhà trường, gia đình cũng là nền tảng vững chắc để giảng giải cho con hiểu những vấn đề nhạy cảm về giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Do đó người giáo viên cần phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ để tạo sự thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ, tránh những mâu thuẫn trong cách giáo dục của bố mẹ và cô giáo, góp phần hình thành nhận thức và những kỹ năng cơ bản đối với trẻ ở lớp cũng như ở nhà. Để tuyên truyền đến phụ huynh cách giáo dục giới tính và vùng riêng tư cho trẻ một cách kịp thời và hiệu quả, trước hết tôi xây dựng những nội dung cần tuyên truyền để phụ huynh nắm được: + Thực trạng trẻ bị xâm hại tình dục hiện nay, nguyên nhân dẫn đến trẻ bị xâm hại và hậu quả để lại khi trẻ bị xâm hại. + Tầm quan trọng của việc giáo dục giới tính và nhận biết vùng riêng tư cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. + Những nội dung giáo dục giới tính cần dạy trẻ: nhận biết giới tính, vùng riêng tư của mình,kỹ năng ứng xử khi bị xâm hại. + Giáo dục giới tính cho trẻ như thế nào? vào thời điểm nào để đạt hiệu quả: Giáo dục mọi lúc, mọi nơi, gắn với mọi sinh hoạt hàng ngày, sử dụng các tình huống, bài tập, trò chơi... để lồng ghép giáo dục trẻ. Sau đó tìm những hình thức tuyên truyền đơn giản, dễ dàng đến với các bậc phụ huynh nhất đó là thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm và cuối năm, thông qua bảng tuyên truyền của lớp, thông qua trao đổi thông tin hàng ngày với cha mẹ trẻ, qua zalo nhóm cho phụ huynh xem tranh ảnh, video quay giờ hoạt động giáo dục giới tính, hoặc cho phụ huynh thăm lớp, dự giờ học dạy kỹ năng ứng xử khi bị xâm hại của cô và trẻ. Qua cách làm trên giúp các bậc phụ huynh nhận biết được tầm quan trọng của giáo dục giới tính, nhận biết vùng riêng tư cho trẻ trong xã hội hiện nay. Ngoài ra còn giúp phụ huynh trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để giải đáp tất cả những câu hỏi hay thắc mắc của con về vẫn đề giới tính, hay vùng riêng tư một cách rõ ràng, nghiêm túc; chủ động phối hợp cùng giáo viên và nhà trường trang bị cho các con những kiến thức, kĩ năng cơ bản phòng tránh bị xâm hại, lạm dụng. 9
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_gioi_tinh_va_nhan_biet_vung_r.docx