SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các hoạt động ở trường Mầm non Hồng Thái Tây
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các hoạt động ở trường Mầm non Hồng Thái Tây", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua các hoạt động ở trường Mầm non Hồng Thái Tây
1 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG MẦM NON HỒNG THÁI TÂY I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là nhân tài của xã hội. trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi người cha người mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con cái họ là đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, ngoan ngoãn. Tương lai của xã hội sẽ rạng rỡ biết bao khi có một thế hệ trẻ có sức khỏe dồi dào, có đức, có tài, sẽ là người kế cận tiếp tục gánh vác sự nghiệp, giang sơn, giúp cho đất nước phồn vinh và giàu mạnh, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước, sánh vai với các cường quốc năm Châu để thực hiện lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Vì vậy ngành học Mầm Non có nhiệm vụ phối hợp giữa gia đình và nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi phát triển một cách toàn diện, đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất, nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Ở lứa tuổi Mầm non thì việc chăm sóc giáo dục là hai mặt của một quá trình giáo dục được tiến hành đông thời và song song với nhau. Song để phát triển toàn diện về đức trí thể mỹ thì việc đầu tiên đó là giáo dục dinh dưỡng cho trẻ vì dinh dưỡng là những chất cần thiết cho cuộc sống của con người nói chúng và ở trẻ nói riêng. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ, trạng thái tinh thần, năng suất lao động và học tập, qua đó ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân, đến chất lượng giống nòi. Vì vậy, việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng và cấp bách, là bước khởi đầu cho một con người có sức khỏe và trí tuệ, cho nên cần chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Nếu chăm sóc cho trẻ một cách 3 nhóm thực phẩm trong một ngày. Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường hiếu động thích chạy nhảy. Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trò rất cao, nó là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Nếu như trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu, ngay từ khi rất nhỏ thì khi trẻ mới được vào trường mầm non thì trẻ luôn được khoẻ mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau. Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cũng là tiền đề tốt cho trẻ bước vào ngưỡng cửa của trưòng tiểu học. Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo có tác dụng to lớn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được tiến hành đồng bộ, kịp thời, thống nhất giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Một điều hết sức quan trọng trong việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ là có tác dụng trong hoạt động trí tuệ, góp phần quyết định vào kết quả học tập, kích thích tính tò mò, óc sáng tạo, thích tư duy khám phá cái hay cái đẹp, nó còn quyết định đến chất lượng con người. Một điều không thể thiếu khi nhắc đến tác dụng lớn của chế độ dinh dưỡng và việc giáo dục dinh dưỡng, đó là góp phần hạn suy dinh dưỡng ở trẻ, hạn chế bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt hơn và nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn nhờ có giáo dục dinh dưỡng. Từ đó trẻ ý thức được bản thân biết ăn hết khẩu phần, biết vệ sinh trước và sau khi ăn, trong khi ăn không nói chuyện, ăn chậm nhai kỹ không làm rơi vãi thức ăn, biết thi đua với bạn bè ăn hết suất trong bữa ăn hằng ngày. Một cơ thể khỏe mạnh không phải cứ ăn uống các loại lương thực thực phẩm một cách tràn lan, thiếu khoa học. Nếu chỉ ăn no thì chưa đủ mà phải ăn uống đúng khoa học để đáp ứng cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu như trẻ không nhận thức được tác dụng của việc ăn uống một cách khoa học thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Thiếu hoặc thừa các chất đinh dưỡng có thể gây bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu chế độ ăn của trẻ thiếu về số lượng và không cân đối về chất trẻ sẽ bị sút cân suy dinh dưỡng gây còi xương Ngược lại, nếu trẻ ăn nhiều, quá thừa chất dinh dưỡng sẽ gây béo phì và các bệnh như rối loạn tiêu hóa 5 Là một trường nằm ở vùng nông thôn, tuy điều kiện khó khăn về kinh tế nhưng được sự quan tâm của ngành, các cấp lãnh đạo địa phương, của phụ huynh nên các lớp có đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị dạy học cho cô và trẻ và đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn bán trú tại trường. * Đội ngũ giáo viên: - Đội ngũ giáo viên: 23 đồng chí + BGH: 3 đ/c – trình độ ĐH: 3 + Giáo viên: 16 đ/c – trình độ ĐH : 3; CĐ: 4; TC: 9 + Nhân viên: 4 đ/c - Trình độ Trung cấp trở lên * Số trẻ theo học : - Tổng số trẻ đi học: 184 cháu. + Trong đó: trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 48 cháu, 4-5 tuổi 95 cháu. + Trẻ nhà trẻ 24-36 tháng 41 cháu. * Khảo sát xác định khả năng của trẻ: - Tổng toàn trường: 184 trẻ - Số trẻ 5-6 tuổi được khảo sát: 48 cháu - Nội dung khảo sát: Thông qua các môn học, các trò chơi, các hoạt động vui chơi, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời chiều cao, cân nặng, sức khỏe trên biểu đồ. + Số trẻ kênh cân nặng bình thường là: 39 cháu, đạt 81.3 % + Số trẻ suy dinh dưỡng vừa là: 9 cháu, đạt 18.7 % + Số trẻ nhận biết và phân biệt được 4 nhóm thực phẩm là: , 30 cháu đạt 62.5 % + Biết ích lợi của thực phẩm với sức khỏe con người là: 35 cháu, đạt 72.9% + Biết kể tên các loại thực phẩm và biết các thành phần của những món ăn đơn giản quen thuộc là: 38 cháu, đạt 79 % + Có hành vi văn minh trong ăn uống là: 36 cháu, đạt 75 % + Có hứng thú ăn trong bữa ăn là: 40 cháu, đạt 83.3% 7 Trẻ còn nhút nhát, độ tuổi không đồng đều, cơ sở vật chất đồ dùng trực quan của trẻ còn hạn chế về số lượng và chất lượng, tính thẩm mỹ không cao, không kích thích, phát huy được tính sáng tạo của trẻ trong khi học. Giáo viên truyền thụ kiến thức cho trẻ còn hạn chế, đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến trẻ nhận thức về dinh dưỡng còn chưa cao. 2. Các biện pháp thực hiện : Để nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi thông qua các hoạt động đạt kết quả cao hơn tôi giải quyết như sau: 2.1 . Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng Để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ đạt hiệu quả tốt tôi đã kết hợp với ban giám hiệu nhà trường tổ chuyên môn xây dựng lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và các biện pháp giáo dục vào các chuyên đề của tiết dạy và các hoạt động trong các tháng như sau: Thời Ghi Chủ đề Nội dung giáo dục dinh dưỡng Biện pháp gian chú - Công việc của cô, bác cấp - Đàm thoại Trường dưỡng. - Trò chuyện Tháng 9 mầm non - Làm bánh bày mâm ngũ quả - Thực hành Tết Trung thu - Nhu cầu dinh dưỡng của bé - Đàm thoại Tháng 10 Bản thân - Nhu cầu dinh dưỡng trong gia - Quan sát Tháng 11 Gia đình đình của bé - Đàm thoại - Sở - Giá trị dinh dưỡng thực phẩm Tháng 12 Nghề nghiệp rau, củ, quả của nghề trồng trọt ở địa phương 9 tiết dạy sao cho phù hợp, linh hoạt, biết tạo tình huống, sử lý tình huống trong mọi trường hợp, biết tạo ra môi trường và không khí tốt giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, giữa cô và trẻ. Trên cơ sở đó, cô có thể nắm vững được tâm sinh lý và khả năng cảm thụ của từng trẻ, biết đánh giá quá trình phát triển của từng trẻ trong lớp học. Từ đó có thể phát hiện được trẻ có hứng thú với nội dung bài dạy hay không để rồi có kế hoạch cho các giáo viên có phương pháp bồi dưỡng cho mỗi cá thể. Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, tôi còn chỉ đạo biết tự tạo đồ dùng đồ chơi để phụ vụ cho môn học ngoài ra tôi chỉ đạo giáo viên nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng phần mềm Powr Point để soạn giáo án trình chiếu gây được hứng thú cho trẻ, áp dụng phần mền nutriskid để tính khẩu phần ăn cho trẻ và nghiên cứu những kiến thức về dinh dưỡng để từ đó vận dụng những kiến thức đó vào nội dung bài dạy qua các tiết có liên quan đến vấn đề dinh dưỡng. 2.3: Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi: a. Hình thức trong tiết học: Thông qua các tiết học có rất nhiều đề tài để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, ví dụ như tiết THMTXQ, đề tài “Một số rau quả, một số vật nuôi sống trong gia đình, một số động vật sống dưới nước”. Khi dạy tiết học này qua tranh ảnh, vật thực, giáo viên cho trẻ quan sát và đàm thoại, đặt ra những câu hỏi phù hợp để trẻ tư duy và trả lời câu hỏi theo nội dung trong bài. Ngoài việc cung cấp kiến thức giáo dục cho trẻ, cô cần khai thác, mở rộng kiến thức, cung cấp tầm quan trọng về dinh dưỡng cho trẻ trong tiết học như: lợi ích của thực phẩm đối với cơ thể con người như thế nào? các chất dinh dưỡng có trong từng loại thực phẩm như rau củ quả, thịt động vật. Cách chế biến một số loại thực phẩm để đảm bảo VSATTP ta cần làm gì? Muốn có thực phẩm để ăn thì ta phải chăm sóc, bảo vệ chúng ra sao. 11 được cọ sát, được trải nghiệm và tự khẳng định tiết dạy của mình. Từ đó rút ra những gì đạt được và khắc phục những tồn tại của chính mình. * Chỉ đạo lớp điểm: Dựa trên cách đánh giá xếp loại giáo viên, chọn ra những giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ nổi trội hơn cả về mọi mặt và là giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi nhiều năm để đứng chủ nhiệm lớp điểm. Xây dựng lớp điểm về nhiều mặt: Điểm về trang trí lớp, điểm về chất lượng dạy, điểm về sổ sách, điểm toàn diện. Cụ thể xây dựng mô hình phòng chống suy dinh dưỡng tại lớp điểm do 2 đồng chí Đồng chí Hoàng Hương Giang- Hoàng Thị Xoa chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi thôn 4 phụ trách. Những giáo viên được phân công lớp điểm, tôi dựa trên cơ sở nhiều năm giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp. Hàng tháng tiết dạy xếp loại khá, giỏi. Có kinh nghiệm, linh hoạt trong cách tổ chức tiết dạy có nghệ thuật thu hút trẻ và đặc biệt có năng lực chuyên môn khi tích hợp các nội dung giáo dục dinh dưỡng cho phù hợp với tiết dạy. Từ đó giáo viên đến quan sát và học hỏi được những điều bản thân mình chưa làm được để áp dụng vào lớp của mình. b. Hình thức ngoài tiết học * Thông qua các bữa ăn: Qua các bữa ăn, chỉ đạo giáo viên cần giới thiệu cho trẻ biết tên các món ăn trong bữa ăn được chế biến từ loại thực phẩm gì? Cung cấp cho ta chất gì? Có tác dụng như thế nào? Ở nhà bố mẹ các con có chế biến các món ăn này cho con ăn không? Nên giáo dục cho các cháu phải ăn hết suất ăn để cho cơ thể khỏe mạnh, thông minh, học giỏi. Giáo dục các cháu có thói quen văn minh lịch sự trong bữa ăn, Trước và sau khi ăn cần vệ sinh sạch sẽ, trong khi ăn không nói chuyện, ăn chậm, nhai kỹ 13 sinh trong nhà trường , đại biểu của các ban ngành toàn thể trong xã , các bậc phụ huynh của các lớp đến dự , hội thi với hai nội dung: *Lý thuyết: -Thi thực đơn, cách chọn thực phẩm tươi ngon, biết rõ nguồn gốc xuất sứ, cách tính khẩu phần. - Tìm hiểu về dinh dưỡng và cách vệ sinh an toàn thực phẩm. *Thực hành: Chế biến trưng bày món ăn, thuyết trình cách chế biến và thành phần dinh dưỡng trong món ăn đó. Qua hội thi này đã thu được kết quả đáng kể với giải nhất phần thi dinh dưỡng của bé cháu Phạm Mai Hoa lớp mấu giáo 4 tuổi, hai giải nhì cháu Nguyễn Hoàng Anh lớp 5 tuổi, Hoàng Minh Hà lớp 4 tuổi. Phần thi chế biến món ăn đạt giải nhất thuộc về đội 5 tuổi, giải nhì đội 4 tuổi, giải ba đội nhà trẻ, qua hội thi nhà trường đã tuyên truyền cho các bậc phụ huynh hiểu rõ về dinh dưỡng và cách chế biến các món ăn cho trẻ. Đặc biệt là các cô nuôi hiểu rõ hơn về dinh dưỡng, tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau và nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng cho cá nhân còn hạn chế để tay nghề được nâng cao. 2.5. Đầu tư đồ dùng dạy và học: Qua nghiên cứu kế hoạch xây dựng nội dung lồng ghép giáo dục dinh dưỡng vào các chủ điểm trong năm và mục đích yêu cầu của mỗi tiết học, căn cứ vào đồ dùng, đồ chơi hiện có, trường tiếp tục bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi còn thiếu để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng của cô và trẻ phong phú, đa dạng hơn. Khuyến khích giáo viên sưu tầm những nguyên liệu sẵn có ở địa phương làm thêm đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học. Kết hợp với phụ huynh học sinh sưu tầm nguyên liệu, đóng góp mua sắm thêm đồ dùng cho trẻ học tập. 2.6. Chỉ đạo giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. 15 - Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ, đi sâu vào kế hoạch của từng đợt kiểm tra, xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra. * Dự giờ hàng tháng, đánh giá xếp loại giáo viên trên các hoạt động: - Tôi lên kế hoạch hàng tháng đến từng lớp, dự giờ từng giáo viên khi thực tại nhóm lớp, để kịp thời phát hiện những điểm yếu của từng giáo viên. - Từ kết quả dự giờ thăm lớp của giáo viên đạt được tôi phân loại giáo viên theo mức: Tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt để có biện pháp cụ thể, nhằm bồi dưỡng cho giáo viên biết cách tích hợp so cho phù hợp nội dung tránh nội dung tích hợp quá nhiều. + Nếu giáo viên có nhiều giờ dạy khá, tốt, tôi có hình thức nêu gương trước tập thể động viên khích lệ họ. Mặt khác giúp giáo viên còn hạn chế chuyên môn tìm đến học hỏi kinh nghiệm của họ và giao cho giáo viên đó có trách nhiệm kèm cặp 1 đồng nghiệp của mình còn yếu và hàng tháng tôi trực tiếp kiểm tra xem sự tiến triển của đồng chí giáo viên đấy có tiến bộ không. + Đối với giáo viên có 1 số giờ đạt yêu cầu tôi có kế hoạch dự nhiều lần hơn, để họ luôn có hướng phấn đấu, tìm tòi sáng tạo để có được giờ dạy đạt chất lượng cao hơn. + Đối với nhóm giáo viên có giờ không đạt yêu cầu thì đề nghị giáo viên đó, xem xét lại qúa trình tự học tập của bản thân, nhắc nhở họ luôn có ý thức cố gắng hơn nữa, trong công tác giảng dạy. Đối với đối tượng này tôi cần có sự quan tâm hơn cả, dự nhiều lần cho họ rút kinh nghiệm một cách cụ thể, tỉ mỉ để giáo viên nhận ra những tồn tại của mình, từ đó dần dần khắc phục điểm yếu đó. Về hình thức kiểm tra: dự giờ có báo trước, đột xuất về các tiết dạy cũng như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. thể dục sáng Thời gian kiểm tra:Trong 1 tháng ít nhất mỗi giáo viên phải được dự ít nhất 1 giờ dạy hoặc một hoạt động, trong một học kỳ mỗi giáo viên phải được kiểm tra 4 đến 5 lần. Ngoài ra tôi còn kiểm tra hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_tich_hop_noi_dung_giao_duc_din.doc