SKKN Giải pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non

doc 12 trang skkn 05/06/2024 5300
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non

SKKN Giải pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN AN DƯƠNG
 TRƯỜNG MẦM NON AN DƯƠNG
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Giải pháp ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức 
hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm cao chất lượng
 thực hiện chương trình giáo dục mầm non
 Tác giả: Phạm Thị Hồng
 Trình độ chuyên môn: Đại học
 Chức vụ: Giáo viên
 Nơi công tác: Trường mầm non An Dương
 Tháng 3/2022 2
 Từ những bất cập trên tôi mạnh dạn đưa ra: "Giải pháp ứng dụng phương 
pháp Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm nâng cao 
chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non”. 
 III. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN.
 Phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực: khoa 
học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một 
khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. 
Phương pháp Steam là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các kiến thức và kỹ năng khoa học, công nghệ, 
kỹ thuật, nghệ thuật và toán học được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau 
thông qua hoạt động. 
 Giáo dục Steam là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên 
môn thông qua thực hành, là mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực 
tế. Qua đó trẻ vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng 
kiến thức đó vào thực tiễn. Qua Steam trẻ được học tập và trải nghiệm cuộc sống 
theo cách riêng. Steam phát triển và rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo, thái độ 
hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ.
 Trong chương trình Giáo dục mầm non, các lĩnh vực phát triển cho trẻ 
được tổ chức theo các hoạt động học với 7 môn học như sau: làm quen với toán, 
tạo hình, khám phá khoa học/khám phá xã hội, âm nhạc, làm quen văn học, làm 
quen chữ cái, giáo dục thể chất. Ngoài ra các chuyên đề ứng dụng công nghệ 
thông tin trong dạy học và các chương trình cho trẻ làm quen máy tính đã được 
các trường ứng dụng, sử dụng hiệu quả trong những năm qua. Với giáo dục mầm 
non, Steam có thể hiểu là tích hợp nội dung theo chủ đề với các môn như: khoa 
học, công nghệ, chế tạo (xây dựng, lắp ráp), nghệ thuật (tạo hình), toán trong 
cùng một hoạt động. 
 Chính vì vậy, trường đã xây dưng kế hoạch và triển khai nhiều nội dung 
cũng như hoạt động thiết thực nhằm thực hiện có hiệu quả chuyên đề. Trong đó 
việc áp dụng những phương pháp giáo dục tiên tiến như Steam được nhà trường 
triển khai.
 Trên thực tiễn hiện nay vận dụng phương pháp giáo dục Steam vào hoạt 
động giáo dục tại các lớp học trong trường mầm non vẫn còn gặp nhiều khó 
khăn. Nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối 
tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà 
trẻ được thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi, khám 
phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn đề 
mà trẻ dự đoán. Các học liệu, đồ dùng có sẵn nhưng chưa được sử dụng một cách 
hiệu quả gây lãng phí và không phát huy được tính sáng tạo của trẻ trong hoạt 
động. Giáo viên mới được tiếp cận với phương pháp này nên chưa có nhiều kinh 
nghiệm trong việc thiết kế và tổ chức hoạt động. 4
nghiệp trong trường và các trường bạn. ( Phụ lục 3)
 Vừa học hỏi vừa điều chỉnh kế hoạch, nội dung hoạt động, phương pháp 
giảng dạy nếu chưa phù hợp với nhận thức, nhu cầu hứng thú của trẻ lớp tôi để 
làm sao trẻ lớp tôi vừa vui vẻ, hứng thú, say mê và kiến thức, kĩ năng đạt được ở 
mức tốt nhất. Bên cạnh đó tôi còn tham gia vào nhóm các giáo viên yêu thích 
phương pháp Steam trên Facebook. Chúng tôi thường xuyên chia sẻ, trao đổi 
trong nhóm, cùng nhau thảo luận những vướng mắc hay những cách làm hay khi 
áp dụng phương pháp Steam. Điều đó giúp tôi học được thêm rất nhiều kiến thức 
kĩ năng hay về phương pháp Steam để tổ chức thực hiện trên trẻ ở lớp tôi.
 1.2. Nội dung 2: Lập kế hoạch giáo dục rõ ràng, cụ thể và phù hợp với 
chủ đề.
 Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và là cách cách tốt nhất 
để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng nếu 
chúng ta không biết tự lập kế hoạch cho bản thân mình thì chúng ta không thể xác 
định được rõ mục tiêu của chúng ta cần phải đạt tới là gì? Với năng lực của mình 
thì chúng ta cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó? Không có kế hoạch chúng 
ta sẽ không biết phân chia thời gian hợp lý, mà để nó trôi đi một cách vô ích và 
thực hiện một cách thụ động trước sự thay đổi của môi trường xung quanh. Vậy 
nên việc lập kế hoạch là rất quan trọng, chính vì vậy chúng ta phải có kĩ năng lập 
kế hoạch hiệu quả. Lập kế hoạch càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu thì sẽ đạt hiệu 
quả thành công bấy nhiêu. 
 Việc lập kế hoạch phải dựa vào kế hoạch năm, dựa vào nội dung kế hoạch 
chủ đề để thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với chủ đề và phù hợp với địa 
điểm tổ chức hoạt động. Muốn thực hiện các hoạt động một cách khoa học và có 
hiệu quả tôi đã căn cứ vào nội dung kế hoạch giáo dục của nhà trường cho từng 
lứa tuổi, để thiết kế những hoạt động nằm trong nội dung chương trình giáo dục 
dể xây dựng kế hoạch có ứng dụng phương pháp Steam giúp trẻ phát huy được 
năng lực của cá nhân. 
 Ví dụ: Kế hoạch theo tuần - chủ đề:
Chủ đề/Dự án Hoạt động Steam Hình thức/Nội dung
CĐ: Trường - Hoạt động 1: Nêu vấn đề - HĐNT: Quan sát. đàm thoại về 
mầm non - Hoạt động 2: Khám phá đặc điểm của chiếc xích đu
Dự án “ Xích và tìm giải pháp.
đu” (Thực - Hoạt động 3: Lên kế - HĐC: Xem Video về xích đu
hiện 1 tiết hoạch hoạt động. - HĐG: Vẽ, tô màu chiếc xích đu
học) - Hoạt động 4: Thiết kế.
 - Hoạt động 5: Chế tạo. - Tiết học: Làm xích đu
 - Hoạt động 6: Đánh giá.
CĐ: Bản thân. - Hoạt động 1: Nêu vấn đề. - Tiết học: Tìm hiểu Chức năng, 
Dự án: “ Chế - Hoạt động 2: Khám phá tác dụng của đôi tai.
tạo ống dẫn và tìm giải pháp. ( Tiết 1 của dự án)
truyền âm - Hoạt động 3: Lên kế - HĐC: Xem Video về cách làm 
thanh” (Thực hoạch hoạt động. ống nghe điện thoại: cách đục lỗ, 6
 + A (Arts - Nghệ thuật): Sử dụng các nguyên liệu để trang trí cho ô tô.
 + M (Mathematic - Toán học): Đếm số lượng bánh xe, hình dạng cửa xe, 
đầu xe, thùng xe.
 Sau đó tôi tiến hành soạn giáo án chi tiết. ( Phụ lục 4)
 1.3. Nội dung 3: Xây dựng môi trường hoạt động cho STEAM 
 Để có thể thực hiện Steam, giáo viên không nhất thiết phải thay đổi hoàn 
toàn môi trường trong lớp học. Mà điểm mấu chốt của Steam là quá trình trẻ 
được tư duy và giải quyết vấn đề của trẻ, trẻ tận dụng những gì mình có để sáng 
tạo và chế tạo ra sản phẩm. Do đó góc chơi hoạt động Steam phải chú ý đảm bảo 
yếu tố: Không gian và đồ dùng, học liệu. Do không gian lớp nhỏ hẹp nên tôi chú 
ý đến cách xếp bày đồ chơi thật gọn gàng, khoa học đầy đủ các đồ dùng cho trẻ 
hoạt động, lấy cất phải dễ dàng, có vị trí cho giáo viên đưa thử thách cho trẻ và 
trẻ trưng bày sản phẩm, trưng bày dự án mà nhóm thực hiện. 
 Một trong những góc chơi không thể thiếu khi xây dựng môi trường ứng 
dụng giáo dục Steam, đó là góc ứng dụng Steam. Đây không chỉ là nơi trẻ thỏa 
sức sáng tạo mà còn là nơi thử nghiệm những ý tưởng trong ngày, trong tuần của 
trẻ. Góc chơi này có thể đưa trẻ đến gần với kỹ thuật, công nghệ tương lai mà trẻ 
kiến tạo lên. Góc ứng dụng Steam được bố trí hợp lý, khoa học thuận tiện cho 
việc hoạt động: Có bảng hướng dẫn, bảng treo bản thiết kế, bàn trưng bày sản 
phẩm, giá để nguyên vật liệu. ( Phụ lục 5)
 - Xây dựng góc tạo hình - Góc Steam: 
 Tại sao tôi lại để ý đến việc xây dựng môi trường góc chơi hoạt động 
Steam? Chính là bởi hiệu quả nó mang lại. Khi trẻ nhìn thấy dự án trưng bày 
góc, thấy công sức, thành mà trẻ và các bạn làm ra, khiến trẻ thích thú, vui sướng 
biết bao. Điều vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu nhưng không làm ảnh hưởng tới 
hoạt động tiếp theo trong khung thời gian hoạt động một ngày của trẻ. Từ đây, 
trẻ được học tập, trải nghiệm và khám phá, qua đó kích thích được sự sáng tạo, 
rèn luyện được sự khéo léo, bền bỉ, khuyến khích trẻ thực hiện những thử nghiệm 
mới, luyện tập các kỹ năng cần thiết cho trẻ, dạy trẻ cách giải quyết vấn đề, cách 
làm việc theo nhóm. Trẻ sử dụng kĩ năng tạo hình và tạo ra sản phẩm. Phối hợp 
các kĩ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm, ứng dụng các kĩ năng đó trong cuộc 
sống.Vẽ sáng tạo theo tưởng tượng. Thử nghiệm làm các sản phẩm theo bản thiết 
kế. Hay đơn giản góc tạo hình - góc Steam nơi để trẻ hoàn thiện nốt dự án còn 
dang dở trên tiết học khi trẻ vẫn rất hứng thú say mê mà thời gian tiết học lại hết. 
(Phụ lục 6)
 Học liệu ở góc Steam tôi sưu tầm rất nhiều các nguyên học liệu khác nhau 
để trẻ thoải mái sáng tạo khi hoạt động như: Kim tuyến, màu nước, màu sáp, keo 
sữa, keo dán, keo nến, dây ruy băng, dây gai, len, đất nặn; nguyên vật liệu tái 
chế như lõi giấy, bìa cattong, đĩa CD, nắp nhựa, chai lọ, cốc giấy, bảng gỗ, vỏ ốc, 
hoa khô;. Tôi phân loại từng nguyên học liệu, để riêng từng rổ, hộp nhựa trong 
có dán tên nguyên liệu kèm hình ảnh, để vừa tầm với trẻ để trẻ dễ thấy, dễ lấy, cất 
và sử dụng. (Phụ lục 7) 8
 Bản thân được tiếp cận với một phương pháp giáo dục mới các kiến thức 
về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học được tích hợp, lồng 
ghép, bổ trợ cho nhau thông qua các hoạt động không tách riêng từng lĩnh vực. 
 Qua việc thực hiện các giải pháp đã giúp tôi có kĩ năng lập kế hoạch dạy 
học khoa học, hiệu quả. Các hoạt động giáo dục, các dự án thiết kế bám sát mục 
tiêu, nội dung giáo dục của chương trình giáo dục mầm non.
 Khi tìm hiểu, nghiên cứu ứng dụng phương pháp Steam vào giảng dạy tại 
lớp tôi đã thiết kế được 9 dự án Steam tương ứng với 9 chủ đề. Các dự án được 
xây dựng với các đề tài gần gũi với trẻ, sử dụng luôn những đồ dùng gần gũi và 
sắn có dễ tìm, dễ kiếm trẻ để làm đồ dùng dạy học như đá, vải, bông, nilon, xốp, 
bọt biển... Sau khám phá vật chìm nổi trẻ biết được các nguyên học liệu nào 
ngấm nước, không ngấm nước, vật nào chìm, vật nào nổi...là tôi dẫn trẻ đến dự 
án “Làm áo phao”.
 Các hình thức tôi luôn lựa chọn các hình thức phù hợp để lồng ghép, có 
hoạt động thực hiện trong giờ học, có hoạt động lại thực hiện trong giờ hoạt động 
ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều để tạo cơ hội giúp trẻ được quan sát, 
giải quyết vấn đề theo tư duy và biết phối hợp cùng nhau để hoàn thiện nhiệm vụ. 
 Giúp giáo viên tích cực, suy nghĩ, tìm tòi ứng dụng các phương pháp hiện 
đại, cách thức tổ chức hoạt động không gò bó, trẻ được được lựa chọn hoạt động 
phù hợp với sở thích năng lực của bản thân. 
 Trẻ được phép sử dụng đa dạng các nguồn học liệu để tạo ra sản phẩm, 
được phép thử, sửa sai và đặc biệt sản phẩm trẻ tạo ra có tính ứng dụng trong 
thực tế.
 Khi ứng dụng phương pháp này trẻ lớp tôi tạo ra được nhiều sản phẩm có 
thể được sử dụng đưa vào các hoạt động giáo dục khác nhau: Có sản phẩm được 
mang đi triển lãm trong ngày hội “Bé với Steam” và được các cô, các bạn lớp 
khen ngợi. Có sản phẩm lại sử dụng làm đồ dùng dạy học, làm đồ chơi trong góc 
bán hàng, góc kể chuyện. Khi tôi sử dụng các sản phẩm của trẻ làm đồ dùng đồ 
chơi tôi thấy trẻ rất thích thú được hoạt động với chính sản phẩm trẻ tạo ra và 
luôn khoe với các bạn cái đó là tớ làm đấy. Qua đó tôi nhận thấy mỗi khi được 
tham gia hoạt động chế tạo của dự án trẻ rất hứng thú, biết phối hợp với bạn cùng 
nhau để tạo ra sản phẩm thật đẹp.
 2. Tính sáng tạo: 
 - Xây dựng được góc hoạt động Steam cho trẻ hoạt động.
 - Sử dụng các nguyên học liệu tái chế để trẻ sử dụng tạo ra ản phẩm có tính 
ứng dụng trong thực tiễn.
 III. 3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến.
 Với đề tài này, tôi đã ứng dụng và thực hiện ở lớp tôi và đạt được kết quả 
khả quan. Các biện pháp mà tôi đưa ra phù hợp với chương trình giáo dục mầm 
non hiện nay mà trường chúng tôi đang thực hiện. Kết quả sau khi áp dụng biện 
pháp:
 Trước khi áp Sau khi áp Tăng
 Nội dung dụng dụng

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_ung_dung_phuong_phap_steam_trong_to_chuc_hoat.doc