SKKN Giải pháp lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

doc 21 trang skkn 04/06/2024 1210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Giải pháp lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Giải pháp lựa chọn, thiết kế, sử dụng trò chơi thông qua các 
hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen với đọc viết cho trẻ 5-6 tuổi trong 
trường mầm non”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hậu
Ngày/ tháng/ năm sinh: 27/07/1986
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường MN Quốc Tuấn - Huyện An Dương
Điện thoại: 0398489420
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường mầm non Quốc Tuấn - Huyện An Dương
Địa chỉ: Xã Quốc Tuấn- Huyện An Dương - Hải Phòng
Điện thoại: 0313929396.
II. Phần mô tả giải pháp đã biết:
 Trước khi nghiên cứu áp dụng biện pháp của sáng kiến này, tôi đã tham 
khảo một số đề tài sau:
1. Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ viết có hiệu quả của cô 
Nguyễn Thị Thanh Hương- mầm non Tuổi Thần Tiên- Hai Bà Trưng- Hà Nội.
* Ưu điểm:
 - Giáo viên đã tích cực xây dựng môi trường chữ viết.
 - Giáo viên đã tạo được hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động.
 - Giáo viên đã phối hợp với phụ huynh trong việc rèn trẻ làm quen với chữ 
viết.
* Hạn chế:
 - Nội dung trong các góc chơi còn nghèo nàn, hình thức chưa phong phú.
 - Giáo viên chưa đề cập đến việc phát động phụ huynh ủng hộ sách truyện, 
động viên phụ huynh mượn sách để đọc sách cùng con tại nhà, chưa kích thích 
được sự tương tác tích cực của phụ huynh trong nhóm zalo của lớp.
2. Làm thế nào giúp trẻ 5-6 tuổi học “đọc”, học “viết” để trẻ tự tin bước vào 
lớp 1 của cô Nguyễn Thị Thanh Hoa- MN Hoa Mai- Bình Định.
* Ưu điểm:
 - Giáo viên đã tích cực làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.
 - Giáo viên đã sử dụng các trò chơi để tổ chức cho trẻ.
* Hạn chế:
 1 khả năng thực sự của trẻ, do đó vô tình tạo áp lực cho trẻ dẫn đến việc trẻ sợ học 
đọc học viết.
 Là một giáo viên nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo 5 tuổi, nhận thức được 
vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng làm quen với đọc viết cho trẻ, tôi đã 
luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ nâng cao các kỹ năng làm quen với 
đọc viết đạt hiệu quả nhằm tạo cho trẻ có hành trang vững vàng trước khi bước vào 
lớp 1.
 2.Các nội dung giải pháp
 *Giải pháp 1: Giáo viên nghiên cứu tài liệu, tìm tòi, chọn lọc, thiết kế 
các trò chơi mới lạ, hấp dẫn phù hợp với trẻ.
 Để có những trò chơi mới lạ, hấp dẫn tổ chức cho trẻ làm quen với đọc viết 
đạt hiệu quả thì tôi đã nghiên cứu nội dung chương trình của độ tuổi để tìm ra 
những nội dung làm quen với đọc viết mà bản thân cùng đồng nghiệp chưa có sự 
quan tâm đúng mức, trẻ còn hạn chế như: nội dung: hiểu về từ và âm, hiểu về chữ 
viết, hiểu về sách.
 Từ đó, tôi tích cực nghiên cứu tài liệu, tìm tòi trong sách báo, tập san, trên 
mạng Internet, trong cuốn Bộ công cụ hỗ trợ trẻ mầm non làm quen với đọc viết và 
toán do Tổ chức cứu trợ trẻ em phát hành để tìm ra những trò chơi mới lạ, hấp dẫn, 
phù hợp với nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ nhưng đơn giản, dễ tổ chức mà lại 
đạt hiệu quả cao.
 * Với nội dung giúp trẻ phát triển các kỹ năng trò chuyện và lắng nghe: tôi lựa 
chọn được 1 số trò chơi: 
-Trò chơi: “Miêu tả đồ vật”: (trẻ mô tả, kể lại các đặc điểm của một đồ vật, con vật, 
hiện tượng để bạn khác hiểu và đoán được đó là cái gì?) 
-Trò chơi: “Đọc sai”: (cô thực hiện sai kỹ năng đọc sách như cầm sách ngược, đọc 
bỏ trang trẻ sửa lỗi sai giúp cô.)
Phụ lục 1: Trò chơi “Miêu tả đồ vật”
Phụ lục 2: Trò chơi “Đọc sai”
 * Với nội dung giúp trẻ phát triển các kỹ năng hiểu về từ và âm: tôi lựa chọn 
được một số trò chơi với nhiều mức độ khó dễ khác nhau để phù hợp với từng đối 
tượng trẻ.
- Trò chơi: “Mảnh ghép tên”: (Trẻ ghép các chữ cái thành tên con người- đồ vật- 
hiện tượng)
+ Mức độ 1: Trẻ ghép từng chữ cái thành từ (h-o-a)
+ Mức độ 2: Trẻ ghép chữ cái đầu tiên (âm đầu) và các chữ cái còn lại (âm cuối) 
(h-oa)
- Trò chơi: “Tìm kiếm âm” (Trẻ tìm các đồ vật có tên gọi bắt đầu bằng các âm/ chữ 
cái theo yêu cầu của cô giáo): 
 3 Không chỉ có vậy, tôi còn tích cực sử dụng các nguyên học liệu tự nhiên, sẵn 
có để tổ chức các trò chơi ôn luyện, củng cố kỹ năng đọc viết cho trẻ.
- Trò chơi: “Ghép chữ cái”: Trẻ sử dụng sỏi, cành cây, lá cây khô, que kem, dây, 
vỏ hạt cười để ghép thành các chữ cái.
- Trò chơi: “Viết chữ cái”: Sử dụng cát màu/ nước để trẻ dùng ngón tay/ cành cây/ 
bút lông vẽ chữ cái theo yêu cầu hoặc theo ý thích của trẻ.
 Phụ lục 8: Trò chơi “Ghép chữ cái”, trò chơi“Viết chữ cái”
 Việc xác định rõ các nội dung dạy trẻ làm quen với đọc viết giúp giáo viên 
lựa chọn, thiết kế các trò chơi sáng tạo phù hợp nội dung, hứng thú, nhu cầu của 
trẻ. 
 2. Giải pháp 2: Sử dụng các trò chơi mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với các 
hoạt động trong ngày của trẻ.
 Trẻ em thường chóng nhớ mau quên nên để rèn các kỹ năng đọc viết cho trẻ 
một cách triệt để tôi phải thường xuyên sử dụng các trò chơi mới lạ, hấp dẫn để tổ 
chức cho trẻ trong các hoạt động, tạo nhiều cơ hội để trẻ thực hành, trải nghiệm 
cũng như thay đổi mở rộng nội dung chơi để trẻ không bị nhàm chán, từ đó hình 
thành kỹ năng cho trẻ 1 cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
 * Hoạt động đón- trả trẻ:
 Đón và trả trẻ là thời điểm mà cô giáo với phụ huynh có thể trao đổi 
những thông tin về tình hình sức khỏe, tâm sinh lý của từng trẻ trong ngày. Bên 
cạnh đó, hoạt động đón trả trẻ cũng là lúc cô giáo được làm bạn với trẻ, được trò 
chuyện nhiều hơn với trẻ để hiểu được những tâm tư tình cảm của trẻ từ đó cô có 
những tác động đến trẻ một cách tự nhiên, việc tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ nhẹ 
nhàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ được trò chuyện và 
lắng nghe, chơi các trò chơi ôn luyện kỹ năng hiểu về chữ viết, hiểu về từ và âm.
- Trò chơi: “Tìm bạn có tên cùng âm đầu”: Trẻ tìm các bạn có tên cùng âm đầu 
theo yêu cầu của cô giáo.
Ví dụ: Cô yêu cầu trẻ tìm tên các bạn có âm đầu là “H” trẻ sẽ tìm bạn tên Hoa, Hà, 
Huy, Hồng
- Trò chơi: “Tìm kiếm âm”: Trẻ tìm các đồ vật có tên gọi bắt đầu bằng các âm/ chữ 
cái theo yêu cầu của cô giáo.
 Ví dụ: Cô đưa ra âm “x” trẻ sẽ tìm: xe, xoài, xôi, xích đu
- Trò chơi: “Tìm từ cùng vần”: trẻ tìm các từ khác nhau nhưng cùng vần theo yêu 
cầu của cô giáo. 
Ví dụ: Cô đưa ra vần “oa” trẻ sẽ tìm các từ: hoa, loa, khoa, toa
 * Hoạt động học: Là hoạt động giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức chuẩn mực 
nhất, chính xác nhất. Chính vì vậy, việc tổ chức hoạt động học dưới hình thức các 
trò chơi là rất cần thiết: 
 *Ví dụ: Trong giờ hoạt động: Trò chơi với chữ cái a, ă, â
 5 * Hoạt động vui chơi: Là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, thông qua 
các trò chơi trẻ tiếp nhận các nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. 
Ngoài những trò chơi để ôn luyện củng cố các kiến thức đã học, tôi đặc biệt chú ý 
xây dựng, thiết kế các trò chơi ôn luyện kỹ năng đọc viết.
 Ở góc sách truyện: tôi thiết kế những quyển truyện tranh với hình ảnh sinh 
động, hấp dẫn trẻ. Nội dung các bức tranh, tôi chắt lọc bằng những câu từ ngắn 
gọn, dễ hiểu. Rèn trẻ chỉ đọc từng từ và biết đọc đúng cách: từ trái sang phải, từ 
dòng trên xuống dòng dưới. Đặc biệt, trong những quyển album thì các hình ảnh 
ngoài từ chỉ tên bằng tiếng Việt thì đều có phần chú thích bằng tiếng Anh như: 
hình ảnh con mèo: có từ “con mèo” và từ “cat”, hình ảnh con vịt có từ “con vịt” và 
từ “duck”.
 Với góc học tập: Tôi thiết kế trò chơi với mục đích rèn cho trẻ khả năng ghi 
nhớ, rèn khả năng nhận biết chữ cái, củng cố khả năng hiểu về từ và âm như:
- Trò chơi “Ghi nhớ”: trẻ úp hết tất cả các thẻ chữ xuống, sau đó trẻ lật 2 thẻ lên 
cùng lúc, nếu 2 thẻ đều là một chữ cái thì trẻ đọc tên chữ cái đó, sau đó đọc bằng 
tiếng Anh, nếu là 2 chữ cái khác nhau thì trẻ úp thẻ chữ xuống nhường lượt chơi 
cho bạn còn lại.
- Trò chơi “Ghép từ” thì trong bức tranh ngoài từ bằng tiếng Việt, tôi có thêm từ 
tiếng Anh để trẻ ghép từ và đọc.
- Trò chơi: “Vẽ hình theo âm” (Trẻ vẽ các hình mà tên của nó có âm đầu giống với 
âm mà giáo viên cho trước)
 Phụ lục 12: Trò chơi “Ghi nhớ”, trò chơi “Vẽ hình theo âm”
 * Hoạt động chiều: Trong giờ HĐC tôi có thể tổ chức cho trẻ rất nhiều trò 
chơi ôn luyện củng cố các kỹ năng hiểu về sách, hiểu về chữ viết:
- Trò chơi: “Tìm đúng tên của mình”: cô viết tên trẻ lên bảng, trẻ đặt thẻ tên của 
mình bên cạnh.
- Trò chơi: “Đọc tranh”: Trẻ “đọc” một câu chuyện cho bạn nghe dựa vào những 
hình ảnh có trong tranh.
- Trò chơi: “Làm sách theo chủ đề”: Trẻ cùng nhau làm ra một cuốn sách về chủ đề 
mà trẻ yêu thích và cùng nhau “đọc” từng trang sách trong cuốn sách đó.
 Qua đó, trẻ không những được tham gia chơi các trò chơi mà còn ôn luyện 
thêm kiến thức một cách hiệu quả. Dần dần, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn sẽ tự đứng ra 
làm quản trò thay cô giáo điều hành trò chơi mỗi khi có cơ hội.
 Tóm lại cần rèn kỹ năng đọc viết cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi đảm bảo tính liên 
tục, kế thừa và phát triển. Mặc dù vậy, không được gò ép trẻ mà phải dựa vào kinh 
nghiệm, cũng như nhu cầu, hứng thú của trẻ để phát huy được tính tích cực chủ 
động của trẻ.
 3. Giải pháp 3: Tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc 
hướng dẫn trẻ hoạt động tại nhà.
 7 - Giáo viên tích cực nghiên cứu tài liệu để nâng cao nhận thức của bản thân 
trong việc thực hiện công tác chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc 
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường.
 - Trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực chủ động tham gia các hoạt động do cô tổ 
chức. Đồng thời, có thể tự mình đứng ra tổ chức một số trò chơi đơn giản mà trẻ 
yêu thích và mời các bạn trong lớp cùng tham gia. Từ đó, góp phần phát triển ngôn 
ngữ giao tiếp cho trẻ.
 - Mang tiếng Anh đến gần hơn với trẻ. Để trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh 
hàng ngày sẽ góp phần mở rộng thêm vốn từ cho trẻ, kích thích ngôn ngữ của trẻ 
phát triển mạnh.
 - Phụ huynh nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của các kỹ năng làm 
quen với đọc viết đối với trẻ một cách đúng đắn. Từ đó, phối hợp với giáo viên 
chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn và hiệu quả hơn.
 2. Tính sáng tạo
 - Giáo viên sưu tầm, thiết kế trò chơi với các mức độ khác nhau để phù hợp 
với từng đối tượng trẻ trong lớp, đáp ứng nhu cầu chơi theo khả năng của trẻ. 
Những trẻ khá sẽ giúp đỡ cho các bạn yếu hơn để giúp bạn cùng tiến bộ.
 - Tổ chức các trò chơi phù hợp với từng thời điểm trong ngày, vừa thỏa mãn 
nhu cầu chơi của trẻ, đồng thời tạo nhiều cơ hội ôn luyện củng cố các kỹ năng đọc 
viết góp phần giúp cho trẻ có tâm thế thoải mái, thích thú khi tham gia hoạt động.
 - Đồ chơi đơn giản, dễ tìm kiếm, phụ huynh có thể tận dụng những đồ vật có 
sẵn trong gia đình để dạy trẻ.
 - Sáng tạo trong việc hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng đọc viết đúng đắn cho 
trẻ dựa trên nhu cầu, khả năng và hứng thú của trẻ.
 - Sáng tạo, linh hoạt trong công tác tuyên tuyền phối kết hợp chặt chẽ với 
phụ huynh trong phong trào ủng hộ sách truyện, mượn trả sách và trong việc 
hướng dẫn trẻ hoạt động tại nhà đạt hiệu quả.
 III. 3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến.
 Sáng kiến này đã được thực hiện tại lớp 5 tuổi A4 trường mầm non Quốc 
Tuấn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng và đã thu được những hiệu quả nhất 
định. Khi áp dụng sáng kiến thì việc tổ chức các hoạt động nhằm phát triển kỹ 
năng đọc viết cho trẻ của giáo viên được tiến hành một cách rất nhẹ nhàng, thoải 
mái, không mất nhiều thời gian làm đồ dùng đồ chơi mà lại đạt hiệu quả cao. Trẻ 
hứng thú, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, đôi lúc trẻ tự mình tổ chức 
trò chơi mà trẻ yêu thích sau đó mời các bạn trong lớp tham gia. Theo thời gian trẻ 
có sự tiến bộ rõ rệt trong ngôn ngữ giao tiếp và hành vi ứng xử. Đặc biệt, vốn từ 
tiếng Anh của trẻ được mở rộng. Phụ huynh dựa vào các video, đường link hướng 
 9

File đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_lua_chon_thiet_ke_su_dung_tro_choi_thong_qua.doc