SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động thể dục
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động thể dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua hoạt động thể dục
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 1. Đặt vấn đề 3 2. Trò chơi dân gian đối với sự phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi 5 2.1. Một số vấn đề về trò chơi dân gian 5 2.1.1. Khái niệm trò chơi dân gian 5 2.1.2. Đặc điểm của trò chơi dân gian 5 2.1.3. Vai trò của trò chơi dân gian đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 7 2.1.4. Cấu trúc của trò chơi dân gian 8 2.1.5. Cách tổ chức trò chơi vận động dân gian cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi 9 2.2. Một số vấn đề về phát triển tính tích cực vận động 11 2.2.1. Khái niệm tính tích cực 11 2.2.2. Khái niệm vận động 12 2.2.3. Khái niệm tính tích cực vận động 13 2.2.4. Đặc điểm vận động của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 13 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tính tích cực vận động 14 2.3. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 5 -6 tuổi 16 2.3.1. Đặc điểm phát triển tâm lý 16 2.3.2. Đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi 18 2.3.3. Vai trò của trò chơi dân gian đối với sự phát triển tính tích cực vận động của trẻ 19 3. Hoạt động thể dục ở trường Mầm non 20 3.1. Khái niệm thể dục 20 3.2. Đặc điểm giờ học thể dục của trẻ ở trường Mầm non 20 3.3. Cấu trúc của một giờ học thể dục 21 3.4. Nội dung hoạt động thể dục của trẻ 5 – 6 tuổi 21 3.5. Cách tổ chức một hoạt động thể dục cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 22 4. Biện pháp 23 4.1. Cơ sở lựa chọn các biện pháp 23 4.2. Các biện pháp 23 4.2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn, sưu tầm các trò chơi dân gian phù hợp với mục đích phát triển tính tích cực vận động qua hoạt động thể dục cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 23 4.2.2. Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổ chức cho trò chơi 24 4.2.3. Biện pháp 3: Tạo ra những tình huống chơi có vấn đề để cuốn hút trẻ vào các tình huống chơi đó 24 4.2.4. Biện pháp 4: Động viên, khen ngợi trẻ trong khi chơi 25 4.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức lễ hội trò chơi dân gian cho trẻ 26 1 CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI QUA HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC Họ và tên: Đinh Thị Kim Hồng Lớp: ĐHGD Mầm non A K54 Mã số sinh viên: DQB02120018 1. Đặt vấn đề “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” (Hồ Chí Minh) Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ của những con người mới, là lớp người quyết định vận mệnh của một quốc gia. Chính vì vậy, trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc, bảo vệ, được vui chơi học tập từ gia đình và cộng đồng xã hội. Như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ Mẫu giáo. Một trong những phương thức giáo dục mang tính đặc thù cho đối tượng này được cả thế giới thừa nhận là “Học mà chơi, chơi mà học”. Điều đó chứng tỏ hoạt động vui chơi và trò chơi có vị trí cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thuở ấu thơ. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi và nhu cầu hưởng thụ hoạt động của trẻ, việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Trò chơi nói chung và trò chơi vận động dân gian nói riêng là hoạt động rất bổ ích và lý thú, có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với trẻ em. Trò chơi đã trở thành phương tiện quan trọng trong sự nghiệp giáo dục toàn diện nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng. Trên thế giới, không có một dân tộc nào lại không có trò chơi riêng cho trẻ em. Từ xa xưa trẻ em Việt Nam đã có nhu cầu chơi, chúng nghĩ ra các trò chơi để chơi, truyền cho nhau cách chơi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhờ đó trò chơi dân gian được lưu truyền cho đến ngày nay, trò chơi dân gian thoả mãn nhu cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu vận động, góp phần hình thành và giáo dục toàn diện cho trẻ. Trò chơi vận động dân gian có tác dụng rèn luyện thân thể, hình thành, rèn luyện những kỹ năng kỹ xảo, phát triển vận động giúp trẻ có cơ thể khoẻ mạnh, có thao tác vận động chính xác, có ý thức tổ chức kỷ luật. 3 dân gian. Việc nhận thức của giáo viên về vai trò của trò chơi dân gian còn hạn chế nên việc đầu tư và tổ chức trò chơi còn sơ sài. Từ những lý do trên tôi chọn và nghiên cứu đề tài “Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động thể dục”. 2. Trò chơi dân gian đối với sự phát triển tính tích cực vận động cho trẻ 5 – 6 tuổi 2.1. Một số vấn đề về trò chơi dân gian 2.1.1. Khái niệm trò chơi dân gian Trong đời sống tinh thần của nhân dân xưa, hàng ngày trong các làng xóm, thôn bản, đường làng hay ngoài ruộng đồng luôn diễn ra những hoạt động vui chơi của trẻ em hay những cuộc thi tài của người lớn. Những hoạt động này phong phú, muôn hình muôn vẻ, thu hút nhiều người tham gia và luôn sôi nổi hào hứng. Nhân dân ta quen gọi những hoạt động vui chơi đó là trò chơi dân gian. Hầu hết những khái niệm về trò chơi đều gắn với mục đích cốt yếu là sự vui chơi giải trí, trò chơi dân gian Việt Nam cũng không nằm ngoài yếu tố đó nhưng để hiểu đúng về khái niệm trò chơi dân gian thì phải đặt nó trong đời sống của nhân dân. Nằm trong nền văn minh phương đông, Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lúa nước và lấy nông nghiệp làm nghề sinh sống, lao động chính, điều kiện sinh sống kết hợp với lối tư duy biện chứng tổng hợp, tính cộng đồng to lớn đã tác động vào nhân dân, khiến nhân dân tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác nhau. Suy cho cùng thì trò chơi dân gian Việt Nam là những hoạt động vui chơi giải trí do quần chúng nhân dân Việt Nam sáng tạo ra và được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ. Trò chơi dân gian diễn ra mọi lúc, mọi nơi, không hạn định về mặt thời gian và phản ánh đời sống tinh thần văn hoá của dân tộc. Còn trò chơi dân gian trẻ em là một loại hoạt động văn hoá dân gian dành cho trẻ em, được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế, nhẹ nhàng. Những trò chơi này được tổ chức nhằm tạo cho trẻ những cảm giác hứng thú, thoải mái, phát triển vận động kết hợp với lời nói. 2.1.2. Đặc điểm của trò chơi dân gian Trò chơi dân gian là một hoạt động văn hoá dân gian đặc sắc của mỗi dân tộc. Không có dân tộc nào lại không có những trò chơi riêng cho trẻ em. Bởi trò chơi dân gian thường thường đơn giản, dễ chơi, dễ hoà nhập. Ở bất cứ đâu, trong gia đình, trong lớp học hay ở thôn xóm, ngõ phố đều có thể tổ chức được trò chơi dân gian phù hợp: Ở sân nhà nhỏ thì có thể chơi “Ô ăn quan”, “Rải gianh”, “Đánh chuyền đánh chắt”, rộng hơn có thể chơi “Rồng rắn lên mây”, “Đá cầu”, “Bịt mắt bắt dê”, Các 5 sống đang diễn ra hằng ngày mà phát triển theo những quy luật riêng, ít nhiều mang tính chất ổn định. Ví dụ: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay ngày càng phát triển cao, những trò chơi như: “Bịt mắt bắt dê”, “Kéo co”, “Trốn tìm”, “Ô ăn quan”, vẫn còn tồn tại và được trẻ em đón nhận một cách thích thú, say mê. Nhưng chính nó được sáng tác dựa trên hiện thực cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người, nên khó có thể tìm ra được ai là tác giả của những trò chơi này và cũng khó xác định được ngày, tháng, năm ra đời của chúng. 2.1.3. Vai trò của trò chơi dân gian đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Trò chơi dân gian là một hoạt động có tác động mạnh mẽ đến trẻ em, nó là phương tiện giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ, trò chơi dân gian cung cấp cho trẻ những kiến thức xã hội cần thiết cho cuộc sống của trẻ. Trong khi chơi, trẻ tiếp thu được những điều hay lẽ phải, rèn luyện được những thói quen cần thiết cho cuộc sống hiện thực và sau này một cách tự nhiên, thoải mái. Trò chơi dân gian vừa được coi là nội dung vừa là phương pháp tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, vừa là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ Mầm non. Trong các trò chơi dân gian có lời đồng dao góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ được học cách đếm, cách phát âm, ngôn ngữ đồng dao đưa trẻ vào thế giới trò chơi một cách nhẹ nhàng, có nhịp điệu làm cho trò chơi trở nên hấp dẫn. Nhiều bài đồng dao có lời dí dỏm, dân dã kích thích trí tưởng tượng của trẻ, qua đó trẻ tiếp thu ngôn ngữ dân gian tự nhiên, chân thực. Lời đồng dao góp phần bồi dưỡng, rèn luyện tiếng nói, giúp trẻ phát âm chính xác, rõ ràng, vốn từ của trẻ tăng lên. Lời đồng dao còn giúp trẻ nhận thức được thế giới tự nhiên, xã hội từ đó trẻ yêu mến thiên nhiên và con người xung quanh. Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục thái độ đúng đắn trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam rất giàu yếu tố tưởng tượng, đối với trẻ em mọi vật đều như có hồn nên chúng có thể trò chuyện với cỏ cây, hoa lá, các con vật, đồ vật xung quanh, Trong khi chơi, trẻ biết sử dụng vật này thay thế cho vật kia, biết đóng vai này vai kia, tưởng tượng ra điều này, điều khác, nhờ đó mà trí tưởng tượng của trẻ được phát triển. Trò chơi dân gian có tác dụng hình thành những điều kiện thuận lợi để phát triển, rèn luyện và phát triển các kỹ năng vận động, tăng cường sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trẻ, thay đổi trạng thái của cơ thể từ hoạt động trở về trạng thái cân bằng. Trò chơi vận động dân gian là phương tiện phát triển thể chất, phát triển các kỹ năng vận động, các cuộc chơi là những hoạt động toàn thân, mang lại sự rèn luyện vận động thể lực toàn diện, làm cho trẻ nhanh nhẹn hơn. Trong khi chơi, các kỹ năng 7 đôi bàn tay, bàn chân, rèn luyện sự nhanh nhẹn của tay, chân, mắt, sự linh hoạt bền bỉ, dẻo dai trong các hoạt động. Hành động chơi: Đó chính là động tác suy nghĩ, vận động trong khi chơi, các hình thức này được trẻ chơi dưới hình thức luyện tập, thể dục thể thao, dưới hình thức chơi mang tính học tập. Luật chơi: Mỗi trò chơi cụ thể đều quy định luật chơi riêng, luật chơi này có vai trò rất to lơn, nó xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành động cùng mối quan hệ lẫn nhau của trẻ trong khi chơi. Luật chơi là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi đúng hay sai, luật chơi thường gắn với nội dung và hành động chơi, trẻ cảm thấy không bị áp đặt, trẻ thích chơi và mong muốn được chơi tốt hơn. Luật chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả năng chơi của mỗi trẻ. Trong trò chơi dân gian do có luật quy định sẵn nên hành vi chơi phải rõ ràng so với trò chơi có chủ đề, nếu người chơi không đúng luật sẽ nhận ra ngay. Trò chơi dân gian bao giờ cũng có một kết quả nhất định, trẻ hoàn thiện một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà kết quả chơi ở đây chính là sự nỗ lực phấn đấu của trẻ trong khi chơi. Kết quả đó không phải là lừa dối, mà có được là một quá trình vận động, tích luỹ thể hiện trong khi chơi. 2.1.5. Cách tổ chức trò chơi vận động dân gian cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi Khi hướng dẫn cho trẻ chơi giáo viên cần chú ý phát huy đúng nhiệm vụ của trò chơi, khi cho trẻ chơi các trò chơi có lời đồng dao, cô giáo cần đọc đi đọc lại nhiều lần để kích thích trẻ tập trung chú ý và thuộc lời để khi chơi trẻ không bỡ ngỡ. Trong khi chơi không nên bắt trẻ rập khuôn theo một kiểu chơi, tuỳ theo khả năng chơi của trẻ mà có thể thay thế luật chơi, cách chơi, đồ chơi cho trò chơi thêm hấp dẫn và hứng thú. Tổ chức cho trẻ chơi phải phù hợp với thời gian, địa điểm, số trẻ tham gia chơi. Ngoài ra cô giáo cũng cần quan tâm đến yếu tố thi đua giữa các nhóm trẻ với nhau để động viên trẻ trong khi chơi. Cách tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Mẫu giáo 5 – 6 tuổi: Chuẩn bị cho trẻ chơi Khảo sát vốn hiểu biết và kỹ năng chơi của trẻ, trình độ nhận thức của trẻ trong trò chơi dân gian làm cơ sở để lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ. Xác định mục đích, yêu cầu của trò chơi. Sưu tầm và lựa chọn trò chơi dân gian nhằm mục đích phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. 9 Cô giáo cần nhận xét đánh giá kết quả chơi của trẻ một cách công bằng, tạo cho trẻ tự tin và cố gắng hơn trong lần chơi sau. Tạo cho trẻ tâm thế chờ đợi niềm vui ở những trò chơi tiếp theo. Việc đánh giá sự phát triển tính tích cực vận động của trẻ trong các trò chơi dân gian được thực hiện thường xuyên thông qua việc quan sát, qua các bài tập đánh giá trẻ, qua phân tích kết quả chơi, giáo viên phát hiện ra điểm mạnh và những hạn chế của từng trẻ, qua đó điều chỉnh kế hoạch chơi cho phù hợp với trẻ ở giai đoạn tiếp theo nhằm đạt được mục đích giáo dục đề ra. Như vậy, việc thực hiện một số biện pháp tổ chức cho trẻ chơi được bắt đầu từ khâu sưu tầm trò chơi dân gian, lên kế hoạch, dựa trên cơ sở phân tích khả năng nhận thức, kỹ năng chơi của trẻ để lựa chọn trò chơi phù hợp, đến việc chuẩn bị môi trường đồ chơi và tổ chức quá trình chơi, kết thúc bằng việc nhận xét đánh giá kết quả chơi của trẻ. Trong quá trình thực hiện giáo viên phải luôn tuân thủ theo các nguyên tắc của việc tổ chức trò chơi dân gian. 2.2. Một số vấn đề về phát triển tính tích cực vận động 2.2.1. Khái niệm tính tích cực Tính tích cực là một khái niệm rộng của nhiều ngành khoa học như triết học, xã hội học, tâm lý học, giáo dục học, Mỗi ngành khoa học xem xét khái niệm này dưới một góc độ khác nhau theo phương diện nghiên cứu của mình. Theo quan niệm triết học, tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể đối với các đối tượng nhận thức. C.Mac và Ph.Anghen cho rằng, tính tích cực thể hiện ở sức mạnh của con người trong việc chinh phục, cải tạo thế giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Phát triển học thuyết của Mac – Anghen, V.I.Lenin phát biểu: Tính tích cực là thái độ cải tạo của chủ thể đối với đối tượng, với những sự vật hiện tượng xung quanh, nó còn là khả năng của mỗi con người đối với việc tổ chức cuộc sống, điều chỉnh những nhu cầu, những năng lực của họ thông qua các mối quan hệ xã hội. Quan điểm duy vật biện chứng của triết học Mac-Lenin là cơ sở phương pháp luận để nghiên cức vấn đề tích cực trong tâm lý học và giáo dục học. Mỗi ngành khoa học đều đưa ra những quan điểm về tính tích cực của riêng mình, từ những quan điểm trên chúng ta có thể hiểu được tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người, là trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định và thúc đẩy sự phát triển của con người. Nó được biểu hiện ở chỗ: Thứ nhất: Thái độ hưởng ứng và sự quan sát trong các thao tác cần được thực hiện trong một hoạt động nào đó. 11
File đính kèm:
- skkn_cac_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_nham_phat_trien.doc