Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3-4 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3-4 tuổi
Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi A/ ĐẶT VẤN ĐỀ Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục học người Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Đây là phương pháp tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em. Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường. * Lý do chọn đề tài. Phương pháp Montessori được áp dụng hầu hết các quốc gia có sự phát triển mạnh về giáo dục đặc biệt trong thời đại hiện nay, khi giáo dục mầm non đang ngày càng được chú trọng. Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào chương trình đào tạo ở các trường sư phạm là cái nôi phát triển cho trẻ em dựa trên sự phát triển các giác quan của chính cá nhân trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự hoạt động, tự khám phá bản thân cũng như thế giới xung quanh. Hiện nay, tại Việt Nam, phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giáo dục đào tạo tại các trường sư phạm dưới hình thức tham khảo và chương trình nghiên cứu mở rộng của các bộ môn. Đối với chương trình giáo dục đào tạo hệ mầm non, phương pháp Montessori được áp dụng cho rất nhiều các môn học: Tạo hình, Âm nhạc, Thể chất, Văn học Đặc biệt, mục tiêu mà phương pháp Montessori đặt ra là phát triển toàn diện cho trẻ dựa trên việc học qua cảm giác, tức là việc lấy các giác quan của trẻ làm tiêu chí để phát triển các mặt. Ví như việc lấy thính giác để phát triển thẩm mỹ và tai nghe âm nhạc cho trẻ, lấy xúc giác để phát triển vận động tinh và vận động thô cho trẻ nhằm phát triển vận động thể chất toàn diện cho 1 đứa trẻ. Chính vì mong muốn phát triển vận động thể chất cho trẻ một cách toàn diện, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi” nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như tham khảo thêm nguồn phương pháp mới để giáo dục trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Page 1 of 26 Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi Montessori nhận thấy có những đặc tính mang tính bẩm sinh và phổ biến trong tâm lý con người mà con trai của bà và đồng sự Mario Montessori gọi đó là “human tendencies” – “xu hướng của nhân loại” (năm 1957). Những xu hướng đó là: - Bản năng tự bảo toàn. - Khuynh hướng thích gần gũi với thiên nhiên. - Tính trật tự. - Thích khám phá. - Giao tiếp. - Làm việc hay còn được mô tả là “hoạt động có mục đích”. - Thao tác với môi trường xung quanh. - Tính chính xác. - Tính lặp lại. - Tính trừu tượng. - Tính hoàn hảo. - Trí tuệ toán học. Trong phương pháp Montessori, xu hướng trên được xem là các hành vi chủ đạo trong mỗi giai đoạn phát triển và phương pháp giáo dục tốt là phương pháp dựa trên các hành vi này, đơn giản hóa chúng và có tính ứng dụng phù hợp. 2.3. Môi trường chuẩn bị Môi trường giáo dục của Montessori là nơi học sinh được tự do hoạt động trong một “môi trường được chuẩn bị” – được thiết kế phù hợp với đặc trưng phát triển cơ bản của con người nói chung và tính cách mỗi cá nhân nói riêng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Môi trường đó cho phép trẻ phát huy tính độc lập ở tất cả các lĩnh vực, phù hợp với xu hướng phát triển tâm lý bên trong trẻ. Ngoài yếu tố tiếp cận dễ dàng với học cụ Montessori theo từng lứa tuổi, môi trường Montessori còn phải thể hiện được các tiêu chí dưới đây: - Xây dựng phù hợp với nhu cầu của trẻ. - Đẹp, hài hòa, sạch sẽ. - Có tính trât tự. - Có sự sắp xếp hợp lý giữa các hoat động. - Các học cụ mang tính chuyên biệt, tạo sự phát triển toàn diện của trẻ. 2.4. Các mức độ phát triển Montessori chia sự phát triển của con người ra làm bốn giai đoan, từ lúc mới sinh đến 6 tuổi, từ 6 – 12 tuổi, từ 12 – 18 tuổi và từ 18 – 24 tuổi. Mỗi giai Page 3 of 26 Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi 2.5. Giáo dục và hòa bình. Khi xây dựng lý thuyết và thực hành, Montessori tin tưởng giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng, đóng góp vào nền hòa bình chung của thế giới. Bà nhận thấy nếu trẻ được tạo điều kiện phát triển theo đúng quy luật phát triển tự nhiên của mình, chúng sẽ biết cách tôn trọng hòa bình và đóng góp nhiều cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Từ những năm 1930 cho đến những năm tháng cuối đời, Montessori đã có rất nhiều các bài giảng liên quan đến chủ đề này. Quan điểm của bà là “Phòng chống chiến tranh, bao lực là nhiệm vụ của chính trị; xây dựng hòa bình là nhiệm vụ của giáo dục”. Bà đã vinh dự được tổng cộng sáu đề cử cho giải Nobel Hòa bình trong ba năm 1949, 1950 và 1951. II/ Nghiên cứu thực tiễn khoa học. 1) Thực tiễn giáo dục Montessori ở lứa tuổi sau sinh đến tiền tiểu học 1.1. Chương trình dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới ba tuổi) Montessori đưa ra nhiều thuật ngữ liên quan đến chương trình học giai đoạn này. “Nindo” tiếng Ý, dịch ra có nghĩa là “tổ chim” dùng để chỉ một số lượng nhỏ trẻ từ 2 tháng đến 14 tháng tuổi, khi trẻ đã biết đi. “Một cộng đồng trẻ nhỏ” ám chỉ số lượng trẻ nhiều hơn từ 1 – 2 tuổi rưỡi và 3 tuổi. Cả hai nhóm này đều được học trong môi trường có học cụ và hoạt động thiết kế phù hợp với độ lớn, kích thước và khả năng của trẻ. Trẻ hoàn toàn có cơ hội phát triển vận động và tính độc lập. Việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự đi vệ sinh cũng được đặc biệt chú ý trong giai đoạn này. Một số trường còn có mô hình lớp học “phụ huynh – học sinh”, cho phép cha mẹ vào lớp cùng các con. 1.2. Lớp mẫu giáo và tiền tiểu học (dành cho trẻ từ hai tuổi rưỡi, ba tuổi đến sáu tuổi) Các lớp này có tên là Ngôi nhà trẻ thơ (Children House). Lớp học có sự pha trộng giữa các lứa tuổi. Số lượng thường từ 20 – 30 học sinh, phụ trách bởi một giáo viên dày dặn kinh nghiệm và một trợ giảng. Bàn ghế trong lớp học được thiết kế riêng cho từng cá nhân hoặc nhóm trẻ hoạt động. Giá để học cụ cũng được thiết kế và sắp xếp đủ tầm với của trẻ. Ban đầu giáo viên sẽ giới thiệu mẫu hầu hết các hoạt động, sau đó trẻ được tự do lựa chọn hoạt động mà chúng yêu thích. Các học cụ và hoạt động trong lớp học giúp trẻ thực hành nhiều kỹ năng cơ bản như rót, xúc bằng thìa, học cụ phát triển giác quan, học cụ liên quan đến toán học, ngôn ngữ, âm nhạc, mỹ thuật 2) So sánh phương pháp giáo dục Montessori và giáo dục truyền thống. Page 5 of 26 Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi - Môi trường và phương pháp - Giáo viên giữ vai trò là người học khuyến khích tính tự giác. chủ yếu thực thi kỉ luật. - Trẻ học bao lâu tùy thích với - Trẻ chỉ được học trong khoảng bài tập mà nó đã chọn. thời gian quy định cụ thể. - Trẻ không bị ngắt quãng trong - Bài học chia làm các phần và quá trình học. giới hạn thời gian cho mỗi phần. - Lớp học gồm các trẻ có cùng - Lớp học trộn lẫn độ tuổi. độ tuổi. - Học đồng thời với phát triển - Không chú trọng việc phát triển các kỹ năng xã hội cho trẻ. các kĩ năng xã hội cho trẻ. - Đồng thời phát triển trí tuệ, các - Chủ yếu tập trung phát triển trí kỹ năng xã hội, cảm xúc và tinh tuệ cho trẻ. thần. - Kết hợp việc học các kiến thức - Chủ yếu tập trung vào các kiến học thuật với các kỹ năng xã hội thức học thuật. và thực tế cuộc sống. 3) Thực tiễn giáo dục Việt Nam và nơi tiến hành thực nghiệm. Hiện nay, chương trình giáo dục Việt Nam là chương trình giáo dục hiện hành theo phương thức giáo dục truyền thống. Nhờ sự cập nhật những chương trình và phương pháp giáo dục kiểu mới, giáo dục Việt Nam cũng đã bước đầu có sự xuất hiện của phương thức “giáo viên làm bạn với học sinh”; điều đó có nghĩa là cô và trò cùng nhau hoạt động, trao đổi kinh nghiệm cũng như việc học hỏi kiến thức ngay trong quá trình chơi, việc này rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, tạo sự gần gũi, học sinh cũng dễ dàng đề đạt và đưa ra những ý kiến cá nhân hơn. * Nơi tiến hành thực nghiệm: - Nơi tôi tiến hành ứng dụng một số thực nghiệm phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng là môi trường giáo dục đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm 2015, là trường có diện tích rộng 10.593 m2 với cơ sở vật chất khang trang hiện đại. Trường thường xuyên tập huấn và làm điểm các chuyên đề về giáo dục mầm non trong khu vực. Page 7 of 26 Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi giáo viên mầm non phải thực sự hiểu về các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho các giác quan phát triển, mà ở đây chính là dựa vào đặc điểm của xúc giác để phát triển vận động tinh cho trẻ, nâng cao kĩ năng sử dụng các đồ vật nhỏ, sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi bàn tay, ngón tay trong khi sử dụng giáo cụ mô phỏng các hoạt động với quần áo. 1)Biện pháp 1: Khảo sát sự hứng thú và kĩ năng sử dụng các đồ vật với kích thước nhỏ, một số trang phục của trẻ. Để thực nghiệm, tôi đã khảo sát thực trạng kĩ năng sử dụng các đồ vật với kích thước nhỏ, một số trang phục của trẻ và sự hứng thú của trẻ trước những đồ vật đó để tìm ra phương pháp, hình thức nâng cao sự hứng thú cũng như nâng cao kĩ năng sử dụng đồ vật có kích thước nhỏ, làm tăng sự khéo léo, linh hoạt của đôi bàn tay và sự nhanh nhạy của các ngón tay. Hoạt Kĩ năng hoạt động Sự hứng thú động Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Quan sát 65 % 35% 75% 25% Tổng số trẻ Cử động 70% 30% 75% 25% trong lớp: bàn tay 40 Cử động 65% 35% 78% 22% ngón tay Phối hợp 60% 40% 69% 31% tay–mắt Với kết quả trên đã thể hiện kĩ năng hoạt động và sự hứng thú của trẻ còn chưa cao. Qua đó cho thấy: Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ 3- 4 tuổi (Ứng dụng nền tảng là đặc điểm xúc giác của trẻ để phát triển sự khéo léo, nhanh nhạy, linh hoạt của bàn tay, ngón tay cho trẻ) là việc làm vô cùng cần thiết. 2) Biện pháp 2: Thực hiện các bài tập khảo sát khả năng trước khi thực nghiệm: a, Để thực nghiệm, trước tiên, chúng tôi tiến hành cho trẻ cảm nhận xúc giác qua các hoạt động cầm, nắm, xờ, vuốt ve một số đồ dùng tạo cảm giác khác nhau cho trẻ có môi trường làm quen: Page 9 of 26 Ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 3- 4 tuổi - Xoáy nắp chai: Trẻ ôm chai, hoặc tỳ chai vào người; tay còn lại mở nắp, đầu ngón tay bấm mạnh vào nắp, đôi lúc trẻ xoay cả bàn tay và cổ tay. d, Trong quá trình tiến hành các bài tập khảo sát, tôi đồng thời quan sát và đánh giá khả năng phối hợp tay – mắt của trẻ. Các trẻ tiến hành đồng thời hướng mắt về đối tượng mà trẻ đang thực hiện, khi gặp khó khăn và cần sự trợ giúp, trẻ nhìn giáo viên hoặc phân tán sự chú ý đi nơi khác. 3)Biện pháp 3: Thực nghiệm các bài tập ứng dụng phương pháp Montessori vào phát triển vận động tinh cho trẻ 3- 4 tuổi.. Tôi tiến hành áp dụng bài tập ứng dụng của mình trên trẻ, đó là các bảng hoạt động mô phỏng các hành vi sử dụng trang phục thường ngày. Giáo cụ mà tôi sử dụng được làm từ vải và các nguyên vật liệu mở khác dựa trên mô hình giáo cụ sau để tạo độ gần gũi với trẻ và tiết kiệm chi phí cho quá trình thực hiện. Ảnh: Mô hình khung đứng. Page 11 of 26
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_phuong_phap_montessori_vao_ph.doc