Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi

doc 26 trang skkn 15/01/2024 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN  Đề tài: “TỔ CHỨC HIỆU QUẢ CÁC HÌNH THỨC KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO CHO TRẺ 5-6 TUỔI” (LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ) Tác giả : Hồ Thị Duyên Năm học 2021 – 2022 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn học là người bạn, là nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non, văn học có khả năng mở ra cho trẻ thế giới hiểu biết về thế giới mọi vật xung quanh. Cho trẻ làm quen với văn học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Bởi đây là sự dẫn dắt và mở cửa cho trẻ ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong văn học. Sự tiếp xúc thường xuyên với tác phẩm văn học chọn lọc sẽ kích thích sự nhạy cảm thẩm mỹ đồng thời phát triển thái độ sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật cũng như hội hoạ ở trẻ. Văn học còn góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức, hình thành những phẩm chất nhân cách đầu tiên cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất ở mầm non. Hoạt động này không những giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, tiền đọc, tiền viết, mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm Đó là sự liên kết giúp trẻ bước vào thế giới lung linh, huyền ảo, rực rỡ màu sắc của xã hội. Ngôn ngữ giúp trẻ bày tỏ ý kiến, đặt câu hỏi, phân loại và phát triển tư duy, đặc biệt là tạo nên cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Vậy làm thế nào để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện? Làm thế nào để trẻ khi rời khỏi trường mầm non trẻ có một vốn ngôn ngữ phong phú, trẻ có thể mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh? Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng, rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn trẻ. Hay là những câu chuyện đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Kể chuyện sáng tạo là hoạt động vô cùng quan trọng ở độ tuổi mầm non. Khi kể chuyện sáng tạo trẻ được chìm đắm vào thế giới ngôn ngữ và trí tưởng tượng phong phú. Ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự việc nào đó hoặc trẻ như được diễn đạt câu chuyện theo ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ ấy có thể còn rất ngây ngô, nhưng thể hiện tính cách của mỗi trẻ. Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo ở lớp tôi, tôi nhận thấy ngôn ngữ, sự sáng tạo, vốn từ của trẻ sử dụng để kể chuyện sáng tạo còn nhiều hạn chế. Trẻ nhút nhát, tự ti và chưa dám thể hiện mình khi kể chuyện sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo viên chưa gây được sự hứng thú tham gia của trẻ đối với hoạt động kể chuyện sáng tạo. 1 tình huống thì mới tạo ra cho trẻ hứng thú kể chuyện sáng tạo. Đây là một lĩnh vực theo tôi là khó nhưng vô cùng thú vị và cần thiết cho bản thân trẻ. Trong giao tiếp hàng ngày, để đạt được mục đích giao tiếp thì cuộc giao tiếp đó không chỉ sử dụng các câu từ đơn thuần. Như vậy cuộc đối thoại sẽ rất khô khan và thiếu thú vị. Vì vậy cần phải sử dụng vốn từ phong phú hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. Tôi xin lấy một ví dụ điển hình như sau: Có một đứa trẻ đang cầm quả trứng trên tay. Khi thấy mẹ về bé vội chạy ra đón mẹ mà quên mất quả trứng nên quả trứng đã bị rơi vỡ tung tóe. Ngay lập tức bé tưởng tượng ra một câu chuyện vô cùng sáng tạo để lí giải cho việc làm vỡ trứng của mình: “em trứng” thấy mẹ về mừng quá chạy ra đón mẹ chẳng may bị ngã nên “em ấy” mới bị vỡ. Một câu chuyện vô cùng sáng tạo và thông minh dí dỏm vì vậy theo tôi việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn việc tổ chức hiệu quả các hình thức kể chuyện sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, người lớn vô tình biến các thiên thần nhỏ của mình trở thành những cỗ máy, việc các con tiếp xúc sớm với các sản phẩm công nghệ như những chiếc điện thoại thông minh hay việc các con ngồi hàng giờ chơi game trên máy tính hay gián mắt vào chiếc Tivi hiện không còn xa lạ. Sau những giờ học trên lớp điều các con cần là một bầu không gian thoáng đãng để có thể thoải mái nô đùa, chạy nhảy, hoà mình vào cùng thiên nhiên trong lành, đó sẽ là khoảng thời gian tuyệt vời để các con có thể rèn luyện nâng cao sức khoẻ. Đồng thời, việc giúp các con tiếp xúc với những bộ môn nghệ thuật sớm sẽ tạo cơ hội cho các con kết bạn để trở nên mạnh dạn, tự tin hơn và khám phá những cảm xúc mới lạ của bản thân, nâng cao những kỹ năng sống cần thiết. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tham gia giao tiếp, trải nghiệm khám phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận thức. Trên thực tế, việc dạy trẻ Mầm non phát triển ngôn ngữ chỉ mang tích chất đáp ứng đủ chương trình mà chưa chú ý đến tính sáng tạo trong hoạt động kể chuyện sáng tạo. Thực tiễn của toàn ngành giáo dục nói chung và Trường Mầm non Hoa Sen nói riêng thì việc đi sâu lấy trẻ làm trung tâm luôn được đề cao, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục. Nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy trẻ đáp ứng với yêu cầu và xu thế hội nhập của toàn ngành giáo dục hiện nay. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy trong toàn ngành Giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ và hiểu biết của mình về 3 - Tính sáng tạo, khả năng diễn đạt, triển khai và phán đoán trước mọi diễn biến câu chuyện của trẻ còn hạn chế. - Trẻ còn rụt rè trước đám đông, chưa hiểu rõ hoạt động kể chuyện sáng tạo. 3. Tổ chức khảo sát Dưới đây là kết quả khảo sát về các tiêu chí trong hoạt động kể chuyện sáng tạo của trẻ lớp MG Lớn C vào đầu năm học 2020- 2021: Đạt Chưa đạt Mức độ nội dung khảo sát Tổng TL TL SL SL số trẻ (%) (%) Trẻ hiểu rõ, và hứng thú tham gia kể 42 10 23,8 32 76,2 chuyện sáng tạo . Ngôn ngữ kể rõ ràng, tự tin, mạch lạc 42 15 35,7 22 64,3 Biết kể chuyện sáng tạo một cách linh 42 10 23,8 32 76,2 hoạt Trí tưởng tượng, khả năng phán đoán 42 12 28,5 27 71,5 tình huống III. Một số giải pháp thực hiện. Có rất nhiều giải pháp để tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy rằng đạt hiệu quả cao nhất là các giải pháp như sau: 1. Cho trẻ kể chuyện theo nhiều hình thức khác nhau. 1.1. Kể chuyện theo tranh Dạy kể chuyện theo tranh là hình thức sử dụng tranh minh hoạ để gợi mở, hướng dẫn trẻ kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình một cách rõ ràng, độc lập, sáng tạo với tranh đơn lẻ hoặc tranh liên hoàn. Đồng thời giúp cho trẻ rèn luyện và phát triển kỹ năng nói, kể trước đám đông một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư tuy hình tượng của trẻ. Khi hướng dẫn trẻ kể chuyện theo tranh, tôi đã sử dụng các tình huống chơi hoặc các tình huống mới lạ, hấp dẫn, giàu cảm xúc để thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ. Ngoài ra, cần sử dụng các câu hỏi mô tả sắc thái tình cảm của các nhân vật trong tranh như: “Nam thấy thế nào khi Hoa bị bạn bè xa lánh?” để hướng sự chú ý và hứng thú của trẻ đến nội dung cần quan sát khi xem tranh. Đối với tranh liên hoàn, nên sử dụng các câu hỏi phán đoán để kích thích tò mò, tưởng tượng của trẻ. Nếu trẻ còn lung túng khi kể chuyện sáng tạo thì tôi kể mẫu cho trẻ nghe với lời kể ngắn gọn, súc 5 Hình ảnh: Cháu Kim Ngân kể chuyện về tranh “Mùa hè của em” Ví dụ 2: Dựa vào một bức tranh, mỗi trẻ có thể kể thành một câu chuyện khác nhau bằng vốn từ và khả năng của từng trẻ. Tôi cho trẻ kể đầy đủ câu chuyện về bức tranh của chúng chứ không phải chỉ là sự mô tả nội dung. Có thể hỏi những câu hỏi như: Chuyện gì xảy ra trong bức tranh này? Các con hãy kể cho cô về bức tranh? Và như vậy, mỗi trẻ sẽ kể thành một câu chuyện trên bức tranh của mình. Với những trẻ rụt rè, nhút nhát hơn trong lớp, tôi có thể khơi gợi trẻ kể chuyện bằng cách đưa ra các câu hỏi gợi ý. Cũng là bức tranh “Mùa hè của em”, tôi đưa ra các câu hỏi cho trẻ như: Bức tranh có những ai? Các bạn đang làm gì? Sau đó, trẻ tổng hợp lại và kể thành câu chuyện với ngôn ngữ và vốn từ theo ý tưởng của trẻ. Và bức tranh đó được bạn Duy Hiếu kể như sau: “Mùa hè đến rồi các bạn ơi! Chúng mình cùng đi chơi thôi nào! Mai rủ các bạn cùng đi chơi ở bãi cỏ công viên. Đến nơi, thấy bãi cỏ thật rộng và thoải mái, Các bạn cùng nhau thả diều, chiếc diều bay lên tít trên cao. Các bạn gái thì thích nhảy dây, xem ai là người nhảy giỏi nhất. Còn Khang, đang tập đi xe đạp trông thật ngộ nghĩnh. Tất cả đều rất đáng yêu và có một mùa hè thật ý nghĩa”. 7 Ví dụ 1: Với bộ tranh truyện “Chú chim nhỏ đáng thương”, tôi yêu cầu trẻ kể câu chuyện theo thứ tự tranh đã sắp xếp, nếu trẻ gặp khó khăn thì tôi sẽ gợi ý để giúp đỡ trẻ hoàn thành câu chuyện. Cháu Bảo Ngọc đã kể câu chuyện này như sau: “Một ngày chủ nhât, hai bạn Lan và Hoa đang dắt tay nhau đi chơi, bỗng từ trên cao, có một chú chim nhỏ bị trúng tên rơi xuống đất. Hai bạn vội vàng chạy đến, ôm ấp vỗ về, nâng chú chim nhỏ trên tay nhẹ nhàng, sau đó đem chim nhỏ về nhà băng bó và chăm sóc. Chẳng bao lâu, chim nhỏ đã khỏe mạnh và được hai bạn sắm cho một chiếc lồng rất xinh xắn. Ngày ngày, chim nhỏ luôn hót vang những bài ca yêu thương để cảm ơn lòng tốt của hai cô bé” 1 2 3 4 Hình ảnh: Bộ tranh truyện “Chú chim nhỏ đáng thương”xếp theo thứ tự. 4 1 2 3 4 Hình ảnh: Bộ tranh truyện “Chú chim nhỏ đáng thương”đổi vị trí các tranh 9 trẻ. Việc kể chuyện theo kinh nghiệm ngay từ khi ở lớp mẫu giáo lớn tạo tiền đề giúp trẻ tự tin, không bỡ ngỡ khi bước vào lớp một. Để giúp trẻ tự tin và mạnh dạn khi kể lại chuyện của mình cho người khác nghe, thì trước tiên tôi tạo tâm lý thoải mái cho trẻ, khơi gợi cho trẻ kể lại một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, không bắt buộc trẻ kể khi trẻ không thích. Hay khi trẻ lúng túng, không tự tin, tôi có thể khơi gợi giúp trẻ nhớ và kể lại câu chuyện của mình theo trình tự bằng cách đặt câu hỏi gợi ý. Khi trẻ trả lời là lúc trẻ luyện các câu nói biểu đạt sự hiểu biết, suy nghĩ của mình về câu chuyện định kể. Giáo viên là người cần trò chuyện với trẻ về những sự kiện, tình huống đó. Khơi gợi những tình tiết và vốn từ lien quan đến tên gọi, đặc điểm, hành động của nhân vật, nơi xảy ra sự kiện, thời điểm Sau đó, cô cùng trẻ đặt tên cho câu chuyện trẻ vừa kể. Sau khi trẻ kể xong, tôi cho các bạn trong lớp nêu cảm nhận về câu chuyện của các bạn vừa kể. Mọi câu chuyện của trẻ đều cần được cô giáo khen ngợi, động viên. Tiếp tục động viên trẻ quan sát những sự kiện, tình huống gần gũi hàng ngày để trẻ tập kể ở những hoạt động sau. Buổi tham quan dã ngoại Hoạt động lễ hội Sinh nhật gia đình Chuyến du lịch gia đình 11 1.3. Kể chuyện bằng đồ vật Kể chuyện bằng đồ vật là trẻ sử dụng các đồ vật, đồ chơi theo ý thích của mình như: Gấu, búp bê. Hay là các sản phẩm mà trẻ vẽ, nặn, xé dán hoặc tận dụng các hình ảnh trên họa báo, sách cũ để tạo thành các nhân vật trong trí tưởng tượng của trẻ. Kể chuyện bằng đồ vật giúp trẻ phát triển khả năng tri giác, tư duy, phát triển lời nói tích cực, khả năng diễn đạt rõ ràng mạch lạc. Thông qua đó, trẻ rèn luyện được cách phát âm đúng, cách sử dụng câu, diễn đạt ý một cách logic, khả năng xử lý tình huống của trẻ sẽ tốt hơn. Tôi đã hướng dẫn trẻ sử dụng các tình huống chơi hoặc tình huống mới lạ, hấp dẫn, giàu cảm xúc để thu hút sự chú ý, hứng thú của trẻ. Trò chuyện, đàm thoại và sử dụng câu hỏi gợi mở giúp trẻ quan sát có chủ định, thấy được các đặc điểm nổi bật của đồ vật, đồ chơi. Các câu hỏi gợi mở cho trẻ cần hướng trẻ suy nghĩ về bố cục, ý tưởng, dàn ý, nội dung câu chuyện sẽ kể, mối lien hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện. Nếu trẻ gặp khó khăn khi đặt lời kể, tôi sử dụng các câu hỏi gợi ý để hỗ trợ trẻ. Ví dụ: “Hai chú gấu đang đi thì nhìn thấy gì?”. Sau đó, giúp trẻ ghép các câu trả lời vào thành một câu chuyện và cho trẻ đặt tên câu chuyện của mình. Ví dụ 1: Trẻ có thể sử dụng các đồ dùng đồ chơi trong lớp. Hoặc là tôi cho trẻ đưa đồ chơi ở nhà lên lớp để trẻ kẻ cho các bạn cùng nghe về đồ chơi của mình. Cháu Khánh My đã kể câu chuyện “Búp bê Elsa” như sau: “Đây là búp bê Elsa của mình. Mình thích nhất là búp bê. Mỗi ngày, mình thường thay quần áo cho bạn búp bê, chải và tết tóc thật gọn gàng. Mình hay kể cho búp bê về các câu chuyện thật vui khi được đi học. Buổi tối mình thường ngủ với bạn búp bê. Búp bê là người bạn thân thiết của mình đấy. Hình ảnh: Cháu Khánh My kể chuyện về búp bê 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hieu_qua_cac_hinh_thuc_ke_chuy.doc