Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với Toán thông qua trò chơi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với Toán thông qua trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi làm quen với Toán thông qua trò chơi
\ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “TỔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI LÀM QUEN VỚI TOÁN THÔNG QUA TRÒ CHƠI” LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 1 MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................2 I. Cơ sở lý luận ........................................................................................................2 II. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................2 1. Thuận lợi..............................................................................................................2 2. Khó khăn..............................................................................................................2 3. Điều tra khảo sát thực trạng.................................................................................3 III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề ...................................................4 1. Biện pháp 1. Tổ chức trò chơi cho trẻ trong hoạt động học làm quen với Toán 4 2. Biện pháp 2. Tổ chức trò chơi làm quen với toán vào các hoạt động khác trong ngày .........................................................................................................................8 3. Biện pháp 3. Tổ chức trò chơi làm quen với toán vào các hoạt động lễ hội........21 4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức trò chơi giúp trẻ làm quen với Toán...................................................................................................................22 IV. Kết quả đạt được ...............................................................................................24 PHẦN III. KẾT LUẬN ...........................................................................................26 I. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................26 1.Đối với trẻ.............................................................................................................26 2.Đối với giáo viên ..................................................................................................26 3. Đối với phụ huynh...............................................................................................26 II. Bài học kinh nghiệm ...........................................................................................27 III. Những kiến nghị và đề xuất...............................................................................27 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn. Tổ chức cho trẻ làm quen với Toán không nhằm đào tạo trẻ trở thành những nhà toán học, mà nhằm giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước, hình dạng, khả năng định hướng không gian, Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động làm quen với toán cho trẻ ở trường mầm non. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi 3 - 4 tuổi. Làm thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú và tích cực hoạt động. Vì có hứng thú thì trẻ mới mong muốn, mới chủ động tiếp nhận kiến thức. Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được ở mọi lứa tuổi đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Qua hoạt động chơi không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh. Chính vì vậy, khi muốn chuyển tải kiến thức cho trẻ, trò chơi là một phương tiện giáo dục hiệu quả nhất. II. Cơ sở thực tiễn Năm học 2020 - 2021 tôi được phân công chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi với tổng số trẻ là 42. Trong đó có 22 trẻ gái và 20 trẻ trai. Khi bắt đầu thực hiện đề tài, tôi đã nhận thấy những mặt khó khăn và thuận lợi sau: 1. Thuận lợi - Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, phòng học sạch sẽ, có các tiện nghi cần thiết, đảm bảo phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ. - Lớp luôn nhận được sự quan tâm, khích lệ, tạo điều kiện của BGH nhà trường và tổ chuyên môn, - Bản thân tôi là giáo viên có nhiệt huyết với nghề, ham học hỏi, luôn trăn trở làm thế nào mang những điều tốt nhất để giúp trẻ lớp mình phát triển toàn diện. - Phụ huynh luôn tin tưởng, sẵn sàng tạo mọi điều kiện cũng như phối hợp với giáo viên để giúp trẻ yêu thích và tự tin khi học Toán. 2. Khó khăn -Lớp học đông trẻ (Có 42 trẻ). Trong đó có 14 trẻ chưa từng qua nhóm, lớp nên nền nếp thói quen và các kĩ năng của trẻ chưa có hoặc chưa nhiều. 2 III.Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề Sau khi khảo sát mức độ hứng thú, khả năng nhận thức của trẻ trong hoạt động làm quen với Toán và kinh nghiệm những năm trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục trẻ 3-4 tuổi, tôi đã suy nghĩ các biện pháp thực hiện trên trẻ và đã triển khai các biện pháp cụ thể như sau: 1. Biện pháp 1. Tổ chức trò chơi cho trẻ trong hoạt động học làm quen với Toán Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động chơi đóng vai trò chủ đạo, chơi chính là cuộc sống của trẻ. Thông qua trò chơi, trẻ được lĩnh hội và rèn luyện những kĩ năng sống một cách tự nhiên và đầy hứng thú, nhờ vậy hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn các hình thức khác. Việc đưa yếu tố trò chơi vào hoạt động học làm quen với Toán cho trẻ 3 - 4 tuổi góp phần thay đổi hình thức hoạt động học tập, tạo bầu không khí trong lớp học trở nên dễ chịu, thoải mái. Trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, tích cực, tự giác hơn. Điều quan trọng nhất là tôi đã “biến” hoạt động học như một “giờ chơi”, giúp trẻ lĩnh hội, rèn luyện, củng cố và khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng và đầy hứng thú. Trên cơ sở nắm rõ tầm quan trọng của việc đưa trò chơi phù hợp với độ tuổi 3 - 4 tuổi vào hoạt động làm quen với toán, tôi đã thực hiện hoạt động học bằng các trò chơi như sau: 1.1. Tổ chức hoạt động học bằng các trò chơi riêng lẻ Tổ chức hoạt động học bằng các trò chơi riêng lẻ là việc sử dụng các trò chơi khác nhau có sự phối hợp linh hoạt đảm bảo các yếu tố: Trẻ được chơi và được học toán qua trò chơi đó. Các trò chơi đi từ dễ đến khó, xen kẽ giữa yếu tố cá nhân, nhóm và tập thể, trò chơi tĩnh - trò chơi động tạo cho trẻ sự thoải mái. Đây là phương pháp được bản thân tôi nói riêng và các giáo viên mầm non nói chung luôn luôn sử dụng. Nhưng để mang lại hiệu quả cao cho trẻ thì không phải hoạt động nào cũng dễ dàng làm được, đó không những là sự tìm tòi, lựa chọn các trò chơi phù hợp mà còn phải thiết kế và sáng tạo ra những trò chơi mới để gây hứng thú cho trẻ, bởi khi trẻ hứng thú thì trẻ sẽ muốn được hoạt động và chủ động tiếp nhận kiến thức. Ví dụ 1: Với đề tài “Nhận biết tay phải- tay trái của bản thân”, tôi lựa chọn những trò chơi nhẹ nhàng, gần gũi, những trò chơi mô phỏng lại hoạt động thường ngày để giúp trẻ dễ hiểu, dễ thực hiện. Đầu tiên, tôi tạo hứng thú cho trẻ với trò chơi “Tay đâu, tay đâu”. Tôi hỏi trẻ “Đôi tay của các con dùng để làm gì?” và trẻ sẽ có những ý kiến cá nhân của mình: Đôi tay để cầm thìa xúc cơm, tay để cầm bút vẽ, tay để xếp đặt đồ chơi, tay để thể hiện tình cảm với những người yêu quý bằng những cái ôm, Tiếp theo tôi tổ chức cho trẻ nhận biết, phân biệt tay phải, tay trái qua trò chơi “Đánh răng”: tay phải cầm bàn chải, tay trái cầm cốc nước và cho trẻ thực hiện các thao tác đánh răng vui vẻ. Từ đó, trẻ nhận biết và phân biệt được tay phải tay trái. Để luyện tập và củng cố kiến thức, tôi tổ chức trò chơi “Tay đẹp, tay 4 Tiếp theo, tôi tổ chức cho trẻ phân biệt “To hơn, nhỏ hơn” qua những đồ dùng mà trẻ được tặng ở trên như sau: Chồng bát đỏ lên bát xanh thì thấy bát đỏ ở trong bát xanh, vẫn nhìn thấy bát xanh -> Bát đỏ nhỏ hơn bát xanh. Khi chồng bát xanh lên bát đỏ, nhìn từ trên xuống thì không thấy bát đỏ nữa -> Bát xanh to hơn bát đỏ. Tiếp đó, cho trẻ nhận biết phân biệt đĩa to đĩa nhỏ tương tự như bát và yêu cầu trẻ đặt bát to lên đĩa to và đặt bát nhỏ lên đĩa nhỏ. Cuối cùng, để luyện tập, củng cố tôi tổ chức trò chơi “Sàng sảy”: Chuẩn bị mỗi trẻ một rổ có lỗ với hạt vừng và hạt lạc, cho trẻ thực hành thao tác sàng sảy. Khi trẻ thực hiện trò chơi trải nghiệm, tôi hỏi trẻ vì sao hạt vừng rơi xuống dưới lỗ, hạt lạc không rơi xuống? Trẻ sẽ tự nhận ra được kết quả và sẽ tự đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Sau đó, tôi củng cố kiến thức cho trẻ: Hạt vừng nhỏ hơn lỗ của rổ nên rơi xuống dưới, hạt lạc to hơn cái lỗ nên hạt lạc không rơi xuống được. Và cuối cùng, tôi và trẻ cùng kết luận: Hạt lạc to hơn, hạt vừng nhỏ hơn. Trò chơi “Sàng sảy” Khi được tham gia trò chơi trải nghiệm này, trẻ lớp tôi rất vui và hứng thú. Trò chơi “Sàng sảy” mới lạ với trẻ, cùng với lời nhạc bài hát “Cái bống cái bang” tạo nên trò chơi mang tính dân gian, hấp dẫn và lôi cuốn trẻ hoạt động. Trẻ được trực tiếp thực hiện trải nghiệm cuộc sống thực, được chơi và được lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên và vui vẻ. 1.2. Tổ chức hoạt động học bằng các trò chơi xuyên suốt chủ đề Tổ chức hoạt động học bằng các trò chơi xuyên suốt chủ đề là cách sử dụng các trò chơi liên kết với nhau để tạo nên một chủ đề nào đó, góp phần giúp trẻ liên kết các kiến thức riêng lẻ và ý nghĩa của chủ đề vào trò chơi một cách xuyên suốt, xâu chuỗi. Ngoài ra, với cách tổ chức này trong hoạt động học sẽ giúp trẻ dễ liên hệ thực tế và giờ hoạt động làm quen với Toán trở nên hứng thú hơn. Ví dụ 1: Đề tài “Một và nhiều”, tôi sử dụng các trò chơi xuyên suốt bằng chủ đề “Mừng ngày Giáng sinh”. Đầu tiên tôi tổ chức cho cả lớp đi chọn đồ trang trí Giáng sinh và cô nêu luật chơi là mỗi bạn chỉ được chọn “Một đồ trang trí” (Như một ông gia Noel, một quả cầu, một bông tuyết, một ngôi sao,...). Và tôi cũng chọn một cây thông Noel. Sau khi thực hiện nhiệm vụ đầu tiên, tôi cung cấp 6 Trò chơi “Con đường ta đi” Qua trò chơi này, trẻ sẽ tự nhận ra được con đường nào rộng hơn và con đường nào hẹp hơn bằng chính sự trải nghiệm của bản thân trẻ: Đi trên con đường rộng hơn thì đi thoải mái, 2 bạn có thể nắm tay nhau đi vui vẻ; Khi đi trên con đường hẹp hơn thì phải cẩn thận hơn, mỗi lần đi chỉ đi được một bạn mà thôi. Từ đó giúp trẻ củng cố kiến thức Toán “Rộng hơn - hẹp hơn”. Việc tổ chức các hoạt động học bằng các trò chơi riêng lẻ hay tổ chức các hoạt động học bằng các trò chơi theo chủ đề xuyên suốt luôn được tôi lựa chọn khi tổ chức hoạt động làm quen với Toán cho trẻ. Để mang lại hiệu quả cao và tạo ra sự chủ động, hứng thú cho trẻ thì tôi không những tìm tòi, lựa chọn mà không ngừng sáng tạo để thiết kế những trò chơi phù hợp với độ tuổi cả về nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ được học mà như đang chơi, trẻ được chơi nhưng mang lại hiệu quả tiếp nhận kiến thức. 2.Biện pháp 2. Tổ chức trò chơi làm quen với toán vào các hoạt động khác trong ngày Ngoài hoạt động học thì qua các hoạt động khác trong ngày như: Chơi, hoạt động ở các góc; Chơi ngoài trời; Chơi, hoạt động theo ý thích và ở mọi lúc mọi nơi cũng là thời gian tôi sử dụng để giúp trẻ có cơ hội ôn luyện, củng cố các biểu tượng về toán mà trẻ đã được làm quen ở hoạt động học. Việc lồng ghép này sẽ được tôi linh hoạt một cách tự nhiên để trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ, không gò ép trẻ. Ngoài ra, tôi cho trẻ biết và hiểu về ý nghĩa của toán đối với trẻ trong cuộc sống hàng ngày, từ đó trẻ thấy hứng thú hơn khi làm quen với Toán. 8
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cho_tre_mau_giao_3_4_tuoi_lam.docx