Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở Trường Mầm non Đồng Sơn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở Trường Mầm non Đồng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi ở Trường Mầm non Đồng Sơn
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giao tiếp là nhu cầu cơ bản trong đời sống tinh thần của con người. Nhờ giao tiếp, mỗi người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội , tổng hoà các quan hệ xã hội tạo thành bản chất con người, lĩnh hội nền văn hoá xã hội tạo thành tâm lí, ý thức, nhân cách. Dân gian có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Càng tích cực tham gia vào các mối quan hệ xã hội, quan hệ giao tiếp phong phú bao nhiêu con người càng tiếp thu được những giá trị vật chất, tinh thần to lớn bấy nhiêu. Đối với trẻ em, giao tiếp có vai trò quan trọng giúp trẻ có thêm những kiến thức về thế giới xung quanh, phong tục, tập quán, văn hoá của dân tộc. Từ đó trẻ sẽ áp dụng vào cuộc sống một cách có hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Có rất nhiều con đường rèn luyện, hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhưng con đường gần nhất đó là thông qua hoạt động vui chơi. Có thể nói trò chơi và tuổi thơ chính là hai người bạn thân thiết không thể tách rời nhau được. Chơi là hoạt động tự nhiên trong cuộc sống của mỗi người, nó là một thiên tính của tuổi thơ nên nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống, không chơi trẻ không thể phát triển Nhà văn hào lỗi lạc người Nga Maxim Gorki đã từng nói: “Trò chơi là con đường dẫn trẻ em đến chỗ nhận thức được cái thế giới mà ở trong đó các em đang sống, cái thế giới mà các em có sứ mệnh phải cải tạo”. Trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, hình thành nhân cách, trí lực để trẻ hòa nhập vào cuộc sống với mọi người xung quanh.Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển các giác quan, hoàn thiện chức năng tâm sinh lý hình thành nhân cách. Thực tiễn hiện nay, việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi vẫn còn nhiều hạn chế; giáo viên chưa có nhiều biện pháp giáo dục phù hợp, các hình thức tổ chức chưa thực sự phong phú. Mặt khác, hiện nay chưa có 1 Quảng Bình. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ. - Đề xuất một số biện pháp tác động góp phần hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Xây dựng hệ thống khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài, bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa và khái quát hóa vấn đề lý luận về việc hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến Khảo sát, đánh giá nhận thức của giáo viên về thực trạng hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Những yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để hình thành kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5 – 6 tuổi. 6.2.2. Phương pháp quan sát Trực tiếp quan sát các hoạt động của trẻ và giáo viên tại địa bàn khảo sát. Sử dụng phiếu quan sát để thu thập những thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài. 6.2.3. Phương pháp đàm thoại Trực tiếp trao đổi với giáo viên và trẻ nhằm chính xác hóa những thông tin thu được từ các phương pháp nghiên cứu khác. 6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Nhằm thu thập ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu. 6.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học Thông qua các số liệu, thông tin thu thập được, tiến hành xử lý số liệu qua đó rút ra những kết luận để đánh giá các giả thuyết, nhận định về việc hình 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA TRẺ MẪU GIÁO THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Ở nước ngoài Từ lâu, vấn đề giao tiếp được các nhà triết học, tâm lý học, xã hội học quan tâm. Giữa thế kỉ XIX, trong bản thảo Kinh tế - Triết học 1884, Các Mác (1818 - 1883) khi bàn về nhu cầu xã hội giữa người với người trong hoạt động xã hội và tiêu dùng, xã hội loài người phải giao tiếp thực sự với nhau. Các Mác viết: "Cảm giác và sự hưởng thụ của những người khác cũng trở thành sở hữu của bản thân tôi. Cho nên ngoài vũ khí quan trực tiếp ấy hình thành những khí quan xã hội, dưới hình thức xã hội. Chẳng hạn như giao tiếp với người khác đã trở thành khí quan biểu hiện sinh hoạt của tôi và một trong những phương thức chiếm hữu sinh hoạt của con người. Hơn thế nữa thông qua giao tiếp với người khác mà có thái độ với chính bản thân mình, mỗi người tự soi mình". Mác chỉ ra rằng, trong sản xuất vật chất và tái xuất con người, buộc con người phải giao tiếp trực tiếp với nhau. Con người chỉ trở thành người khi có những quan hệ hiện thực với những người khác, và giao tiếp trực tiếp với những người khác. Đến thế kỉ XX, Gmít (1863-1931) đã đưa ra thuyết qua lại tượng trưng, ông khẳng định vai trò của giao tiếp đối với sự tồn tại của con người, hay như ta thường nói, con người chỉ tồn tại trong xã hội là người trong cộng đồng người. Những công trình nghiên cứu về giao tiếp của trẻ như: M.I. Lixina với “Nguồn gốc của những hình thức giao tiếp của trẻ em”, A.V. Daparogiet và M.I. Lixina nghiên cứu “Sự phát triển giao tiếp của trẻ mẫu giáo”, A.Ruskaia với “Phát triển giao tiếp của trẻ với người lớn và bạn cùng tuổi” . 1.1.2. Ở Việt Nam 5 Theo từ điển tiếng việt, giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp. Nhưng chúng tôi đồng tình với quan điểm theo Tâm lý học : giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau. Hay nói khác đi giao tiếp là sự xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác. 1.2.2. Vai trò giao tiếp đối với quá trình phát triển tâm lý của trẻ Nhờ có giao tiếp mà trẻ tham gia vào các mối quan hệ xã hội, tiếp thu những kinh nghiệm xã hội – lịch sử chuyển thành những kinh ngiệm của bản thân. Thông qua giao tiếp trẻ đối chiếu, so sánh hành vi, thái độ của mình, từ đó có phương pháp điều chỉnh phù hợp. 1.2.3. Kỹ năng giao tiếp 1.2.3.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp Có nhiều trường phái định nghĩa khác nhau về kỹ năng giao tiếp, trong đó Tâm lý học định nghĩa: Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những biểu hiện tâm lý bên trong của đối tượng và bản thân của chủ thể giao tiếp, là khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt mục đích giao tiếp. Kỹ năng giao tiếp của cá nhân với đối tượng giao tiếp là sự thể hiện các thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi, thông qua ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. 1.2.3.2. Các nhóm kỹ năng giao tiếp Bao gồm có 3 nhóm: Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp: Được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm và không gian giao tiếp để phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. 7 năng giao tiếp phải coi chúng như là “các đặc điểm của hành động” và có quan hệ với hành động, hoạt động của con người. Khi xem xét giao tiếp dưới dạng hoạt động giao tiếp thì việc hình thành kỹ năng giao tiếp sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: đặc điểm khí chất với chức năng của hệ thần kinh não bộ; sự hoạt động tích cực của cá nhân và môi trường, trong đó môi trường nhà trường có vai trò kích thích sự hứng thú sinh viên tích cực tham gia các hình thức hoạt động khác nhau nhằm phát huy và hình thành kỹ năng giao tiếp. Những yếu tố này tác động qua lại đến việc hình thành kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Để có kỹ năng giao tiếp thì chủ thể phải có những hành động giao tiếp. Trong quá trình hành động, chủ thể tham gia các quá trình giao tiếp, các mối quan hệ, thực hiện những hành động nhằm giải quyết các vấn đề của mình. 1.2.4. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi 1.2.4.1. Hoạt động nhận thức Do sự tăng trưởng đáng kể về thể chất, sự phong phú về đời sống xã hội cũng như hoạt động, trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) đã đạt được mức độ phát triển phong phú về nhiều mặt của các chức năng tâm lý như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ, ý chí, xúc cảm, tình cảm * Cảm giác, tri giác Những thuộc tính và quan hệ bên ngoài của sự vật hiện tượng được trẻ tiếp nhận chính xác hơn, giúp cho việc định hướng vào thế giới xung quanh thuận lợi hơn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, trẻ có thể phân phối chú ý vào 2 – 3 đối tượng cùng một lúc. Tuy nhiên, thời gian phân phối chú ý chưa bền vững. Sự phân tán chú ý của trẻ trong giai đoạn này còn thể hiện mạnh mẽ. Nhiều khi trẻ không tự chủ được. Do đó giáo viên cần thay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn. Cần tập luyện các phẩm chất chú ý cho trẻ em qua các trò chơi và các tiết học. * Tư duy 9 biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ của trẻ liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và những trải nghiệm của trẻ. Vốn từ của trẻ phong phú, ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện làm cho tư duy của trẻ phát triển lên một bước mới, đó là sự nảy sinh các yếu tố của tư duy lôgic, nhờ đó mà toàn bộ sự phát triển tâm lý nói chung và tư duy của trẻ nói riêng được nâng lên một trình độ mới cao hơn. Tuy nhiên, khả năng ngôn ngữ của từng cá nhân ở độ tuổi này vẫn còn có sự khác biệt lớn về mức độ phong phú của từ, về cách diễn đạt lệch lạc, nói đúng ngữ pháp và thể hiện lời nói đúng với hoàn cảnh giao tiếp. Vì vậy cô giáo cần chú ý cung cấp vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho trẻ. * Ý chí Do có khả năng làm chủ được nhiều hành vi và được người lớn giao cho nhiều việc nhỏ, vì vậy mà trẻ đã xác định được mục đích của hành động, dần dần tách động cơ ra khỏi mục đích với sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Khả năng kiểm soát, điều khiển, điều chỉnh hành vi của trẻ tốt hơn so với lứa tuổi trước. Tính kế hoạch cũng bắt đầu xuất hiện, tinh thần trách nhiệm, bổn phận được hình thành và trẻ được ý thức từng bước một. * Xúc cảm, tình cảm Đối với trẻ 5 - 6 tuổi thì xúc cảm, tình cảm khá đa dạng, phong phú, ổn định và sâu sắc hơn: Các sắc thái tình cảm được biểu hiện đa dạng hơn với nhiều đối tượng khác nhau theo mức độ phong phú, phức tạp tăng dần của các mối quan hệ giao tiếp (với người thân, người lạ, cô giáo ). Tuy, tình cảm có ổn định hơn so với trẻ 4 – 5 tuổi nhưng đặc tính chung vẫn là dễ hình thành, dễ thay đổi, dễ giao động và mang tính tình huống. Các loại tình cảm cấp cao (tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ ) đều phát triển. 1.2.5. Đặc điểm giao tiếp của trẻ 5 – 6 tuổi Đối với trẻ từ 5 - 6 tuổi, trẻ đã biểu hiện rõ tính độc lập tự chủ các hoạt động vui chơi và giao tiếp với mọi người. Do vậy, trong giao tiếp với bạn bè, 11 hệ theo tuổi tác để xưng hô: Mẹ - con, bà – cháu, anh – em, cô – cháu, tôi – bạn; biết sử dụng một số từ lễ độ trong giao tiếp: “cảm ơn”, “xin lỗi”, “xin phép”, “thưa”, “vâng”, “ạ” ; biết phát âm đúng, rõ ràng nhưng cách phát âm chưa thật ổn định và chính xác, nhất là khi sử dụng các nguyên âm đôi, các thành điệu “ngã”, “sắc”; bước đầu biết sử dụng các kiểu ngữ điệu (tường thuật, nghi vấn, cảm thán) để diễn đạt mục đích giao tiếp; để sử dụng các cử chỉ điệu bộ và tư thế để thể hiện, mục đích, nội dung giao tiếp. - Kỹ năng cư xử khéo léo: Để ý đến các quy tắc giao tiếp xã hội: biết khởi đầu, đón nhận, kết thúc giao tiếp, biết tính chất lần lượt trong giao tiếp; Chú ý đến mức độ quan hệ trong giao tiếp: quan hệ theo tuổi tác, quan hệ theo họ hàng. - Kỹ năng nhận biết: Bước đầu có khả năng nhận biết tình cảm, thái độ của đối tượng giao tiếp qua các phương tiện biểu cảm như giọng điệu, ánh mắt, nét mặt, cử động của tay để thể hiện thái độ tình cảm của bản thân. 1.3. Lí luận về hoạt động vui chơi của trẻ 5 – 6 tuổi 1.3.1. Khái niệm về hoạt động vui chơi Vui chơi là một thiên tính, một bản năng, một nhu cầu tự nhiên của con người như hít thở không khí, ăn cơm, uống nước Hoạt động vui chơi là một hoạt động trong các loại hình hoạt động cơ bản của trẻ ở trường mầm non - là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong quá trình chơi chứ không nằm trong kết quả của hoạt động. Khi chơi đứa trẻ không chủ tâm vào một lợi ích thiết thực nào cả. Trong trò chơi các loại mối quan hệ giữa con người tự nhiên và xã hội được mô phỏng lại, chơi mang lại cho trẻ một trạng thái tinh thần vui vẻ, phấn chấn, dễ chịu.Chơi được người lớn tổ chức hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ lứa tuổi nào. 1.3.2. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ 5 – 6 tuổi Hoạt động vui chơi của trẻ mang tính vô tư, trẻ chơi không chủ tâm nhằm vào một lợi ích thiết thực, mang tính thực dụng nào cả mà nguyên cớ thúc đẩy 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_hinh_thanh_ky_nang_giao_tie.docx