Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập củng cố kiến thức về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi

docx 28 trang skkn 04/06/2024 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập củng cố kiến thức về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập củng cố kiến thức về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế một số trò chơi học tập củng cố kiến thức về biển đảo cho trẻ 5-6 tuổi
 Một số trò chơi học tập củng cổ kiến thức về biển đảo cho trẻ5-6 tuổi
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
 Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, biển Đông đã 
thấm đậm và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động sản xuất, đời sống và 
ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa của đất nước. Biển đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất 
lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên 
nhiên. Mà Việt Nam có lợi thế hơn cả bờ biển dài trên 3.260km và không gian 
biển rộng (diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2) gấp 3 lần 
diện tích đất liền, với hơn 2.577 hòn đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo Hoàng Sa và 
Trường Sa cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Bên cạnh 
đó, biển đảo cũng là nơi có nhiều nguy cơ gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền 
và lợi ích quốc gia.Để có thể làm chủ và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biển đảo đòi 
hỏi sự quan tâm sâu sắc cũng như tham gia rộng rãi của toàn đảng, toàn dân, 
toàn quân ta. Có thể thấy, góp phần không nhỏ vào công cuộc ấy là các tầng lớp 
thanh, thiếu niên nhi đồng – các mầm non tương lai tràn trề nhựa sống của đất 
nước. Bởi không lâu sau, các em sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước, 
tham gia có hiệu quả vào công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và 
xây dựng đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia ngày càng vững mạnh.
 Biển đảo quê hương hiện nay đã và đang trở thành vấn đề được Nhà nước 
đặc biệt quan tâm cũng như toàn thể người dân Việt Nam nói riêng và thế giới 
nói chung. Đi kèm với những vấn đề liên quan về chủ quyền biển đảo dân tộc 
ta thì việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cũng quan trọng 
không kém.Vì thế cho trẻ tiếp cận với vấn đề tài nguyên và môi trường biển, 
hải đảo là rất cần thiết. Điều này giúp trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi 
trường, tài nguyên biển đảo. Từ đó, khơi dậy nhận thức bảo vệ tài nguyên – 
môi trường biển đảo và niềm tự hào, tinh thần dân tộc của trẻ đối với nhiệm vụ 
bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển trong tương lai không xa.
 Thực tế hiện nay vấn đề môi trường và tài nguyên đang trở nên vô cùng bức 
thiết.Đây là mối lo ngại của toàn cầu chứ không riêng một quốc gia nào.Sự biến 
đổi khí hậu toàn cầu đã và đang diễn ra với những hệ lụy không lường. Con 
người đang phải đối diện với rất nhiều nguy cơ. Bằng chứng là môi trường tài 
nguyên đang dần cạn kiệt và không ngừng suy thoái. Chất lượng cuộc sống 
cũng vì thế mà suy giảm bởi yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến cuộc 
sống con người. Biển và đại dương là cái nôi của sự sống, đã và đang cung cấp 
cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật 
 1/24 Một số trò chơi học tập củng cổ kiến thức về biển đảo cho trẻ5-6 tuổi
- Về thời gian: Chúng tôi chỉ nghiên cứu trong thời gian từ tháng 9/2016- 
3/2017
5. Thời gian nghiên cứu
 -Tõ ngµy 9/10/2015 ®¨ng ký ®Ò tµi vµ lµm ®Ò cương
 -Th¸ng 10 / 2015 : Nghiªn cøu c¬ së lý luËn
 -Th¸ng 11/ 2015 : Nghiªn cøu thùc tr¹ng
 - Th¸ng 1/ 2016 : §Ò xuÊt c¸ch tæ chøc ho¹t ®éng
 -Th¸ng 2 / 2016 : Thö nghiÖm
 -Th¸ng 3/ 2016 : Hoµn thiÖn 
 3/24 Một số trò chơi học tập củng cổ kiến thức về biển đảo cho trẻ5-6 tuổi
hiện nay là, khi hỏi các bạn trẻ về biển,đảo của nước ta, đặc biệt là quần đảo 
Trường Sa và Hoàng Sa, ai cũng có thể trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng 
liêng của Tổ quốc". Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm 
năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì không phải ai cũng trả lời được. 
Nhìn chung, kiến thức về biển, đảo của phần lớn người dân và các em học sinh, 
sinh viên hiện nay còn rất hạn chế.bởi suốt khoảng thời gian dài trước đây, nội 
dung về biển, đảo không được đưa vào chương trình giáo dục các cấp. Gần đây, 
khi những vấn đề về năng lượng, tài nguyên, tranh chấp chủ quyền biển, đảo trở 
thành vấn đề nổi cộm thì việc giáo dục kiến thức biển, đảo trong nhà trường mới 
được chú ý tới.
 Trường Sa, Hoàng Sa đã và đang là những vùng đất thiêng liêng mà bất cứ 
con người Việt Nam nào khi nghe thấy đều bồi hồi xúc động. Với mục đích giáo 
dục tình yêu biển, hải đảo quê hương cho trẻ ngay từ tuổi mầm non để thế hệ trẻ 
hiểu được chủ quyền biển, hải đảo của nước ta thì ngành giáo dục mầm non phải 
đưa ra được nội dung giáo dục biển đảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, 
không làm nặng chương trình, phù hợp với tình hình địa phương, giúp trẻ dễ 
nhớ, dễ tiếp thu mà lưu giữ lại được ấn tượng tốt về biển đảo. 
 Cụ thể với trẻ mầm non có thể duy trì cách thức tuyên truyền giáo dục như 
lồng ghép thông qua hình thức kể chuyện lịch sử, vẽ tranh, dã ngoại, xem phim 
ảnhThông qua những tiết học đó những kiến thức về biển đảo mà cô truyền 
đạt cho trẻ hàng ngày với những cái tên như Trường sa, Hoàng Sa, Phú Quốc sẽ 
không còn gợi lên sự xa xôi với các bé. Những mầm non tương lai của đất nước 
sẽ hiểu hơn về đảo và hải đảo qua những giờ học bổ ích, lý thú, những trò chơi, 
những bức tranh, câu chuyện hấp dẫn. Bên cạnh những nét vẽ hồn nhiên về sóng 
vỗ rì rào, những hòn đảo, những con tàu ngược xuôiđó là hình ảnh chú bộ đội 
hiên ngang ôm sung đứng gác ở cột mốc chủ quyền của tổ quốc, là bước chân 
dũng cảm tuần tra suốt ngày đêm để trẻ em tung tăng mỗi buổi đến trường và 
nuôi dưỡng những ước mơ trở thành lính đảo trong tương lai.
 2. Thực trạng vấn đề
 2.1. Thuận lợi:
 - Trường mầm non Tuổi Hoa được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư 
đầy đủ cơ sở vật chất, trường khang trang sạch đẹp đạt tiêu chuẩn trường chuẩn 
quốc gia mức độ 1 
 5/24 Một số trò chơi học tập củng cổ kiến thức về biển đảo cho trẻ5-6 tuổi
 Trước khi thực hiện đề tài tôi đã khảo sát trẻ để nắm được khả năng nhận 
thức về biển đảo của trẻ đến đâu? ở mức độ nào? Từ đó đưa ra những nội dung, 
biện pháo giáo dục phù hợp với nhận thức của trẻ, tôi tiến hành khảo sát như 
sau:
 Tôi cho trẻ xem những đoạn băng, những video clip về biển đảo và con 
người nơi đây để trẻ biếtđược đặc điểm, đặc sản, môi trường của mỗi vùng biển 
đảo. Sau khi trẻ quan sát xong tôi trò chuyện với trẻ và đặt câu hỏi: 
 + Đây là đâu? 
 + Bãi biển này thuộc tỉnh nào?
 + Con hiểu gì về bãi biển này?
 + Đặc sản của vùng biển này là gì?
 + Ngoài bãi biển này con còn biết bãi biển nào?
 + Đây là gì?
 + Tại sao lại gọi là đảo? 
 + Đảo này có đặc điểm gì nổi bật? 
 + Mọi người trên đảo đang làm gì? 
 + Làm thế nào để mọi người sống được trên đảo? 
 + Đây là ai? 
 + Các chú bộ đội đó gọi là gì? 
 + Các chú đang làm gì? 
 + Vì sao phải đứng canh gác? 
 + Ngoàiđảo này con còn biết đảo nào?
 + Lợiích từ biển(đảo) đem lại là gì?
 + Vì sao phải bảo vệ môi trường nơi đây? 
 + Khi được bố mẹ cho đi tham quan biển con đã làm gì để giữ gìn cho biển 
sạch đẹp? 
 + Nếu có kẻ thù đến xâm phạm biển đảo quê mình thì con sẽ làm gì?... 
 7/24 Một số trò chơi học tập củng cổ kiến thức về biển đảo cho trẻ5-6 tuổi
3.3. Biện pháp 3: Nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu bổ trợ
 - Nghiên cứu tài liệu trên phòng thư viện trường: Sách về tam lý học trẻ em, 
tuyển tập trò chơi học tập, chương trình giáo dục mầm non
 - Tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu qua mạng, sách báo, tạp chí giáo dục
 - Tham khảo ở trường bạn
3.4. Biện pháp 4: Sưu tầm thiết kế một số trò chơi củng cố kiến thức về 
biển đảo
* Trò chơi 1: Du lịch biển
 - Mục đích: Giúp trẻ nhận biết được tên, vị trí địa lý của một số bãi biển, đảo 
nổi tiếng của nước ta
 - Chuẩn bị:
 + Hai bản đồ Việt Nam trên đó gắn tên một số tỉnh thành phố( Ví dụ: Yên 
Bái, Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Cà Mau). Lưu ý: tên tỉnh thành phố không 
cố định, sau một vài lần trẻ chơi đã quen, cô giáo có thể thay đổi tên tỉnh/ thành 
phố khác
 + Một số mảnh giấy màu xanh( tượng trưng cho biển), màu nâu( Tượng trựng 
cho đảo, quần đảo), hồ dán
 + 10 chiếc vòng thể dục
 - Tiến hành: 
 Bước 1: 
 + Cô giúp trẻ nhận biết tên tỉnh/ thành phố được gắn trên bản đồ
 + Cô cho trẻ tự nhận biết tên tỉnh/ thành phố gắn trên bản đồ
 Bước 2: Các trẻ cùng chơi
 + chia trẻ thành 2đội. Mỗi đội đứng trước những chiếc vòng đã được xếp nối 
tiếp nhau trước bản đồ
 + Cô bật bản nhạc, trẻ bắt đầu chơi
 + Từng trẻ ở hai đội bật nhảy liển tiếp qua năm chiếc vòng, lên chọn những 
mảnh giấy màu xanh dán vào vị trí tỉnh có biển, mảnh giấy màu nâu dán vào vị 
 9/24 Một số trò chơi học tập củng cổ kiến thức về biển đảo cho trẻ5-6 tuổi
• Trò chơi 3: Ai chọn nhanh nhất
 - Mục đích:
 + Trẻ có khả năng chọn đúng một số con vật( tôm, cua, cá, ngao, ốc) và 
cây sống dưới biển
 + Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia trò chơi
 - Chuẩn bị:
 + Lô tô hoặc mô hình về những con vật, cây sống dưới biển, sống trong rừng 
và nuôi trong gia đình
 + Vẽ hai vòng tròn( vòng tròn nhỏ ở trong để những lô tô/ mô hình các con 
vật, cây, vòng to ở ngoài để trẻ đi xung quanh)
 - Tiến hành:
 Cho trẻ xếp thành vòng tròn , vừa đi vừa vỗ tay theo nhịp, khi cô nói: “ 
xuống biển” thì trẻ được chạy vào vòng tròn trong để lấy con vật/ cây cầm lên 
tay đồng thời nói ten con vật/ cây đó. Nếu trẻ nào nói nhầm tên con vật hoặc cây 
đã lấy được sẽ bị nhảy lò cò một vòng
 Trẻ chơi trò chơi: Ai chọn nhanh nhất
 11/24 Một số trò chơi học tập củng cổ kiến thức về biển đảo cho trẻ5-6 tuổi
 Trẻ tham gia chơi trò chơi sóng đánh
• Trò chơi 5: Tôm, cua , cá thi tài
 - Mục đích: 
 + Củng cố kiến thức về các chất dinh dưỡng do tôm, cua, cá cung cấp
 + Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ
 - Chuẩn bị: 
 + Vẽ vạch xuất phát và 3 đích
 + Mũ tôm, cua, cá, ếch xanh
 + Dạy trẻ các lợi thoại sẽ đọc trong trò chơi
 - Luật chơi: Trẻ phải bắt chước động tác tôm, cua, cá( tôm bò lùi, cua bò 
ngang, cá bơi thẳng)
 - Cách chơi:
 13/24 Một số trò chơi học tập củng cổ kiến thức về biển đảo cho trẻ5-6 tuổi
 + Trẻ trò chuyện cùng cô về một số đặc điểm nổi bật của biển, đảo: Bãi cát, 
nước, sóng biển, và một số hoạt động của con người ở nơi đó( giao thong trên 
biển, người đang tắm biển. chơi trên bãi cát)
 + Giáo dục trẻ ý thức giữ gìn môi trường biển sạch sẽ( Có thể đưa ra những 
câu hỏi hoặc tình huống) để trẻ không có ý thức vứt rác xuống ao, hồ, sông, biển 
và bờ biển, bảo vệ cây trồng trên bãi biển, ý thức giữ an toàn khi đi du lịch biển( 
không được tách ra xa người lớn, phải dùng phao khi tắm)
 • Trò chơi 7: Tìm dụng cụ lao động
 - Mục đích: Phát triển ở trẻ khả năng quan sát, phân biệt, nhận biết đồ vật phù 
hợp với các nghề ở biển
 - Chuẩn bị: 
 + Đồ chơi về các dụng cụ lao động dung để đánh bắt cá
 + Đồ chơi về các dụng cụ lao động không dung cho hoạt động đánh bắt cá 
 + Một hộp các- tông to
 - Cách chơi: cô gọi 2 trẻ ( trẻ A và trẻ B) lên chơi. Cô yêu cầu trẻ tìm dụng cụ 
lao động cho hoạt động đánh cá và bỏ vào hộp các- tong. Trẻ A và trẻ B cùng thi 
xem ai tìm nhanh và đúng hơn. Những trẻ còn lại xem bạn chơi, cổ vũ cho bạn 
sau đó cùng cô kiểm tra xem bạn chơi có đúng không
 • Trò chơi 8:Nên hay không nên?
 - Mục đích:
 + Giúp trẻ nhận biết những hành động nên làm và không nên làm đối với 
biển. Qua đó, giáo dục trẻ ý thức giữu gìn, bảo vệ biển đảo
 + Phát triển khả năng phân loại, phân nhóm cho trẻ
 - Chuẩn bị: 
 + Bảng cà, bộ tranh thể hiện hành động của con người với biển( Ví dụ: vứt 
rác, làm tràn dầu, khai thác tài nguyên biển quá mức, xả nước thải ra biển)
 + Hình mặt cười, mặt mếu
 - Cách chơi: Giáo viên trò chuyện với trẻ về biển để dẫn dắt trẻ đến với trò 
chơi “ Nên hay không nên?”. Có 3 cách tiến hành:
 15/24

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_mot_so_tro_choi_hoc_tap_cung.docx