Sáng kiến kinh nghiệm Tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực
Trường Mầm non Quyết Thắng Lê Thị Quỳnh Anh Đề tài: Một số biện pháp tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động tích cực. I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Đổi mới môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng theo khả năng của mỗi cá nhân trẻ là một trong những tiêu chí của đổi mới chương trình giáo dục hiện nay. Chính vì vậy tạo môi trường hoạt động tốt là nhằm tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá trải nghiệm, củng cố kiến thức đã lĩnh hội được trên tiết học, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ. Ngoài ra còn giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi trong quá trình học tập và cung cấp nhiều vốn kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như ý thức lao động phục vụ. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ vui chơi còn hình thành ở trẻ những tình cảm đẹp đẽ, tình yêu thương đối với trường lớp, cô giáo, bạn bè, ông bà, cha mẹ và những kỹ năng cần thiết trong quá trình ứng xử giao tiếp với mọi người xung quanh. Tổ chức môi trường hoạt động trong lớp nhằm cơ hội cho trẻ được lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. Trẻ tham gia tích cực, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng, qua đó cung cấp kiến thức, kỹ năng nhằm góp phần hình thành nhân cách của trẻ mầm non nói riêng, của con người trong xã hội nói chung. Thông qua việc tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động trong lớp, cô giáo đã giúp trẻ hình thành và phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ có chủ định, phát triển khả năng tri giác, thính giác cũng như phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết một cách tích cực. Tôi nhận thấy tạo môi trường học tập cho trẻ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển về thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mĩ, sáng tạo của trẻ. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực” nhằm nghiên cứu, tìm hiểu để thiết kế môi trường học tập trong lớp sao cho đa dạng, phong phú, phù hợp với từng hoạt động, tình hình thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ để trẻ có thể hoạt động cách tích cực và đạt hiệu quả cao nhất góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. 2. Cơ sở lí luận: Đổi mới tổ chức hình thức các nội dung giáo dục trẻ lứ tuổi mầm non theo các chủ đề và tổ chức các hoạt động mang tính tích hợp là xu thế chung của giáo dục Mầm non. Do vậy đòi hỏi làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có những phẩm chất cần thiết mới hoàn thành được nhiệm vụ được giao, nhiệm vụ đó là đào tạo cho thế hệ trẻ 0 – 6 tuổi phát triển một cách toàn diện. Để chuẩn bị cho thế hệ này một hành trang đầu tiên một cách vững chắc 1 Một số biện pháp tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực Trường Mầm non Quyết Thắng Lê Thị Quỳnh Anh 6.4. Phương pháp thực nghiệm 6.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, rút ra bài học 7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 7.1. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi trường Mầm Non Quyết Thắng – Thị trấn Bến Quan 7.2. Kế hoạch nghiên cứu: - Đề tài này đã được nghiên cứu và thực nghiệm từ tháng 9/2017 đến tháng 4 /2018 và các năm học tiếp theo. - Muốn thực hiện các hoạt động một cách có khoa học và hiệu quả bản thân tôi trước hết lập ra kế hoạch cho mình gồm: Kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch ngày Ví dụ: Kế hoạch tháng 10 chủ để “Bản thân” Tuần Nội dung Kết quả Tuần 1 - Trang trí chủ đề “Bản thân” với chủ đề nhánh: Tôi là ai - Trang trí các mảng tường theo chủ đề nhánh - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc. - Vệ sinh lớp học Tuần 2 - Trang trí chủ đề nhánh: Cơ thể bé - Trang trí các mảng tường theo chủ đề nhánh - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc theo chủ đề nhánh - Vệ sinh lớp học Tuần 3 - Trang trí chủ đề nhánh: Vui hội trăng rằm - Trang trí các mảng tường theo chủ đề nhánh - Chuẩn bị đồ chơi ở các góc. - Vệ sinh lớp học Tuần 4 - Trang trí chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh - Trang trí các mảng tường theo chủ đề nhánh - Vệ sinh lớp học. - Đánh giá cuối chủ đề, bồi dưỡng trẻ yếu 3 Một số biện pháp tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực Trường Mầm non Quyết Thắng Lê Thị Quỳnh Anh Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp triển khai để trẻ được hoạt động cá nhân một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn. 2. Biện pháp: Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Muốn làm tốt điều đó bản thân tôi đã đưa ra những biện pháp như sau: 2.1. Trang trí các hình ảnh xung quanh lớp: - Trang trí hình ảnh phù hợp với chủ đề Ví dụ : Chủ đề : “Gia đình” thì phải dán hình ảnh của gia đình lên, có thể cho trẻ mang ảnh gia đình tới lớp để trang trí. - Phải trang trí các chủ đề nhánh của từng tuần Ví dụ : Chủ đề : “Gia đình” thì có các chủ đề nhánh là: + Nhánh 1: Gia đình thân yêu của bé + Nhánh 2: Họ hàng gia đình bé + Nhánh 3: Ngôi nhà gia đình ở + Nhánh 4: Đồ dùng gia đình bé Mỗi tuần phải trang trí một nhánh với hình ảnh phù hợp ( Có thể là sản phẩm của trẻ). Khi trang trí 4 nhánh xong qua chủ đề khác thì cất hết cả chủ đề và trang trí chủ đề mới vào. - Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, có thể dán tên gọi ở mỗi bức tranh để tích hợp chữ viết vào. Khuyến khích sản phẩm của trẻ tự làm. - Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt của trẻ : Không quá cao, không quá thấp 2.2. Xây dựng các góc hoạt động trong lớp: - Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn .Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng. - Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây 5 Một số biện pháp tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực Trường Mầm non Quyết Thắng Lê Thị Quỳnh Anh 2.3. Đồ chơi, đồ dùng ở các góc - Mỗi đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ đề, chủ điểm. - Đồ dung, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn Ví dụ : Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có nhiều bộ phận phải đặt theo bộ - Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn - Thường xuyên vệ sinh các giá và đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ. Mỗi tuần một lần, thường là ngày thứ 5 cô và trẻ cùng thực hiện. - Các loại đồ dùng của trẻ có nhãn hoặc ký hiệu bằng chữ cái, số nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ tự lấy đồ dùng mà không cần sự trợ giúp của cô, trẻ có thể tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình Ví dụ: Tôi đã chuẩn bị bì đựng hồ sơ màu trong để trẻ để tất cả đồ dùng như: Sách các loại, bút, sáp màu và ghi ký hiệu ngoài bìa. Đến giờ học trẻ chỉ tự lấy tự mở bì hồ sơ lấy sách cần học và tự cất gọn gàng, sạch sẽ. 7 Một số biện pháp tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực Trường Mầm non Quyết Thắng Lê Thị Quỳnh Anh 2.5. Hướng dẫn trẻ hoạt động - Để trẻ được hoạt động một cách tích cực, chơi sáng tạo, nghĩ ra nhiều cách chơi khác nhau thì cô phải là người hướng dẫn từ đầu, trẻ sẽ dể dàng biết cách chơi, nhập vai chơi tốt cũng như biết cất dọn đồ chơi gọn gàng. - Việc giới thiệu cho trẻ làm quen với các góc chơi tiến hành chủ yếu vào đầu năm học, khi trẻ còn bỡ ngỡ, chưa quen với đồ dùng đồ chơi quanh lớp, chưa biết tên đồ chơi, vị trí đồ chơi và các chỗ để chơi vì vậy tôi phải giúp trẻ biết nơi để các đồ chơi, các góc chơi bắt đầu từ đâu, kết thúc ở đâu - Giới thiệu góc chơi nên tiến hành ngay đầu giờ chơi hoặc vào giờ sinh hoạt chiều - Khi trẻ đã quen dần với các góc chơi và vị trí các đồ chơi thì cứ mỗi đầu chủ đề nên giới thiệu nội dung chơi của từng chủ đề( từng nhánh chủ đề) - Khi trẻ chơi cô phải bao quát trẻ, động viên, hướng dẫn những trẻ còn nhút nhát. Cô có thể nhập vai chơi cùng trẻ để hướng dẫn trẻ chơi sáng tạo hơn Ví dụ: Cô nhập vai vào người mua hàng: “ Chào cô! bán cho tôi củ cà rốt Bao nhiêu vậy cô? Cho tôi xin, tôi cám ơn” Trẻ thấy cô làm như vậy trẻ sẽ bắt chước cách mua hàng giống cô để giáo dục trẻ phải biết lễ phép, phải biết cách xưng hô. - Trong giờ chơi luôn giáo dục trẻ chơi ngoan, cất dọn đồ chơi gọn gàng ngăn nắp 2.6. Phối hợp với phụ huynh: - Để Phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ, hợp tác một cách tự giác và có hiệu quả. Tôi đã thông qua một số phương pháp dạy mới, về chương trình ứng dụng công nghệ thông tin qua bảng tuyên truyền của các lớp, qua các cuộc họp phụ huynh định kỳ, để phụ huynh hiểu được tác dụng của việc dạy đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ 5 tuổi như thế nào. - Tôi thông báo với phụ huynh về thời gian biểu của lớp, tuyên truyền nội dung giảng dạy đến phụ huynh. Qua đó vận động phụ huynh tham gia đóng góp ủng hộ thêm các nguồn sách báo tranh truyện, cây xanh cho trường nhằm thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục cháu. 2.7. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: - Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ cho bản thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được điều đó mỗi giáo viên phải tự tìm tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để trau dồi bản thân. - Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ, không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các hoạt động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ. - Thực hiện đầy đủ các đợt chuyên đề. Ngoài ra luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham quan các lớp, trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ để thực hiện dạy trẻ có hiệu quả nhất. 3. Bài học kinh nghiệm: 9 Một số biện pháp tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực Trường Mầm non Quyết Thắng Lê Thị Quỳnh Anh - Hứng thú tham gia 26/29 89% 3/29 11% hoạt động 4.3. Về phía phụ huynh: - Các bậc phụ huynh tích cực ủng hộ nguyên vật liệu để làm đò dùng đồ chơi, kết hợp với cô trong việc trang trí lớp. 4.4. Kết quả làm đồ dùng đồ chơi - Làm được 5 cây su hào, 5 bắp cải. - Làm được 10 bộ nhạc cụ phách gõ, 20 trống lắc, 3 cái trống, 50 hoa múa. - 20 chậu hoa, 3 bộ PTGT ô tô, tàu hỏa, thuyền buồm, 2 bộ biển báo. - 5 món ăn chơi góc nội trợ. - 1 bộ rối và 2 bộ tranh. - Đồ dùng dạy toán cho trẻ thực hành theo từng chủ đề như: bát, thìa, hoa, quả, cuốc, xẻng, thỏ, cà rốt, ô tô, thuyền buồm Mỗi chủ đề làm 300 cái. - Giấy màu, lá khô, cúc áo, len vụn, nắp chai, 20 tranh vẽ, xé dán phục vụ cho môn tạo hình. - Đạt giải nhì trong “Hội thi đồ dùng, đồ chơi cấp trường” III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: - Việc tổ chức môi trường học tập trong lớp cho trẻ hoạt động là rất quan trọng, giúp trẻ có hứng thú khi tham gia học và chơi, trẻ cũng tự đưa ra ý tưởng sáng tạo cùng cô để thực hiện việc chuẩn bị các đồ dùng để học. Có thể nói việc tạo môi trường học tập cho trẻ mầm non là thực sự cần thiết và quan trong trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, Hơn nữa việc xây dựng môi trường phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để giáo viên tác động đến sự phát triển toàn diện. - Thật vậy, qua một năm học thực hiện những biện pháp trên trong việc tạo môi trường học tập ở lớp tôi, bước đầu đã gặt hái được những thành quả đáng phấn khởi. Môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí các góc hợp lý, không chỉ có ý nghĩa đến sự phát triển toàn diện cho trẻ mà còn kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô và trẻ, trẻ với trẻ và trẻ với môi trường xung quanh đã tạo cơ hội cho trẻ được chia sẽ, giải bày tâm tư, nguyện vọng của trẻ với cô. Giúp cô hiểu trẻ hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn, cô yêu trẻ hơn và trẻ cũng yêu trường, yêu lớp hơn. - Không chỉ vậy việc tạo môi trường học tập phong phú cũng làm cho phụ huynh phấn khởi, hài lòng và tích cực đồng tình, ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần. Tôi tin tưởng rằng đây sẽ là động lực giúp giáo viên không ngừng tìm tòi sáng tạo, càng ngày càng thêm nhiều kinh nghiệm giúp cho công tác chăm sóc- giáo dục trẻ ngày càng càng hiệu quả hơn. 2. Kiến nghị: 11 Một số biện pháp tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_tao_moi_truong_hoc_tap_trong_lop_cho_t.doc