Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Tân Thủy

doc 7 trang skkn 13/10/2024 791
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Tân Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Tân Thủy

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo lớn tại trường Mầm non Tân Thủy
 Tên biện pháp: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp mẫu giáo 
 lớn tại trường mầm non Tân Thủy
1. Lý do chọn biện pháp:
 Giao tiếp là nhu cầu cơ bản trong đời sống tinh thần của con người. Nhờ 
giao tiếp, mỗi người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, tổng hoà các quan hệ 
xã hội tạo thành bản chất con người, lĩnh hội nền văn hoá xã hội tạo thành tâm 
lí, ý thức, nhân cách. Càng tích cực tham gia vào các mối quan hệ xã hội, quan 
hệ giao tiếp phong phú bao nhiêu con người càng tiếp thu được những giá trị vật 
chất, tinh thần to lớn bấy nhiêu. Đối với trẻ em, giao tiếp có vai trò quan trọng 
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, có thêm những kiến thức về thế giới xung quanh, 
phong tục, tập quán, văn hoá của dân tộc từ đó trẻ sẽ áp dụng vào cuộc sống một 
cách có hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực xã hội. 
 Kỹ năng giao tiếp là khả năng truyền đạt, trao đổi thông tin, lắng nghe, 
phản hồi, ứng xử, giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định. 
Giao tiếp không chỉ là nghe và nói mà là cả một nghệ thuật, là kỹ năng cần thiết 
và đóng vai trò quan trọng với mỗi người.
 Với trẻ mầm non, kỹ năng giao tiếp cần được hình thành và rèn luyện từ 
sớm. Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ biết cách lắng nghe và truyền tải thông điệp 
tới người khác. Trẻ biết cách bày tỏ mong muốn với cha mẹ, cô giáo, ông bà, 
Khi biết cách giao tiếp, trẻ sẽ dễ dàng kết bạn, có mối quan hệ tốt với mọi người. 
Khi đó, trẻ cũng dần phát triển các kỹ năng khác như làm việc theo nhóm, tư 
duy phản hồi. Nếu được rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt, trẻ tự tin hơn, nhìn nhận 
cuộc sống tốt hơn; Kỹ năng giao tiếp được ví như chìa khóa giúp trẻ làm chủ, 
phát huy các kỹ năng còn lại. Đây cũng là nền tảng giúp các bé nhận biết giá trị 
sống và dần hình thành các kỹ năng sống.
 Vì vậy trẻ cần phải được rèn luyện kỹ năng giáo tiếp cơ bản ngay từ khi 
còn nhỏ để từ đó trẻ học cách giao tiếp với mọi người xung quanh qua phát triển 
ngôn ngữ, trí tưởng tượng, hình thành nhân cách, đáp ứng nhu cầu tình cảm, 
ham hiểu biết của trẻ, dần dần trẻ biết sử dụng ngôn ngữ chính xác, rõ ràng, biểu 
cảm tất cả những điều này đều phụ thuộc vào cô giáo, rèn luyện kỹ năng giao 
tiếp cho trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về cả 
thể chất lẫn tinh thần, là nền tảng giúp cho quá trình học tập lâu dài của trẻ. Là 
một giáo viên trực tiếp đứng lớp 5- 6 tuổi tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào 
để có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng giao tiếp tốt nhất và 
dạy dưới hình thức nào? Với trái tim người mẹ thứ hai củng từ lâu và trong năm 
học 2020- 2021 đã thôi thúc tôi lựa chọn thực hiện biện pháp “Rèn luyện kỹ 
năng giao tiếp cho trẻ 5 - 6 tuổi ở lớp mẫu giáo Lớn tại trường mầm non * Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ
 Ở độ tuổi 5-6 tuổi, trẻ đã biết sử dụng các câu phức tạp, nhạy cảm với ngôn 
từ và ghi nhớ nhiều hơn các câu có cú pháp rõ ràng. Đây là lúc uốn nắn các câu 
và ngữ pháp cho trẻ. Công cụ chính của giao tiếp là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ 
hình thể. Ngôn ngữ nói được củng cố thông qua việc trò chuyện, kể chuyện, đọc 
sách, hoạt động giao tiếp bằng lời nói, Ngôn ngữ hình thể được phát triển khi 
trẻ cảm nhận được về bản thân, điều khiển được hành vi của bản thân. Trẻ có 
ngôn ngữ hình thể tốt khi trẻ hiểu được sợi dây liên kết giữa ngôn ngữ và biểu 
đạt của chân tay, mắt mũi, cơ thể, 
 Chính vì thế, tôi luôn tạo tạo môi trường giao tiếp giúp cho trẻ có cảm 
giác thoải mái bằng nhiều hình thức như sử dụng nhiều trò chơi, câu đố kích 
thích trẻ tham gia giúp trẻ giao tiếp một cách tự nhiên và lớp học chính là một 
thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và 
cũng đa sở thích. Mô hình này tạo cơ hội cho giáo viên có thể dạy cho trẻ học 
cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sở thích, những mối quan tâm 
chung của nhau.
 Ví dụ: Giờ hoạt động góc tôi đưa ra “tiêu chí” không tranh giành đồ chơi 
với bạn. trong tiêu chí này tôi lên kế hoạch rèn cả lớp nói chung, cứ vào các buổi 
chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, tôi cho cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi 
bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn 
nào có nhiều cờ sẽ được bé ngoan, ngoài ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, 
trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái là tôi giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm 
đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điều gì nên làm và điều gì không nên làm và 
nhân cách sống của trẻ sẽ được phát triển toàn diện hơn.
 Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục, 
giúp trẻ thấy các nhân vật trong câu truyện, bài thơ khi giao tiếp với nhau như 
thế nào? 
 Ví dụ: Bài thơ: “Biết cảm ơn xin lỗi”
 Cảm ơn xin lỗi Dù với ai cũng phải
 Ai giúp cho cái gì Xin lỗi cho đàng hoàng
 Nhớ cảm ơn ngay đi Muốn trở thành bé ngoan
 Lỡ làm điều sai trái Phải biết làm như vậy.
 Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng cũng 
có những trẻ chậm chạp, thụ động hay quá nóng nảy Vì thế giáo viên cần phải 
biết rõ tính cách của từng trẻ để có thể cho các trẻ chơi với những người bạn 
thích hợp với cá tính nhằm tránh sảy ra những va chạm về tính cách. Vì vậy 
trước khi chơi tôi thường cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ chơi của bé” khác như thuyết phục, đàm phán để cùng nhau tìm ra cách giải quyết, xử lý và 
trẻ sẽ năng động hơn, hiểu biết nhiều hơn. Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát 
giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không 
nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và 
cùng làm việc với các bạn. Ở kỹ năng này tôi sử dụng trò chơi để dạy trẻ: 
 Ví dụ: Ở trò chơi đóng vai. Với góc chơi xây dựng trong chủ đề “Giao 
thông” trong khi xây dựng thì tất cả trẻ trong nhóm phải cùng nhau thảo luận, 
phân công công việc cho nhau và cùng làm công việc được giao cuối cùng trẻ 
hoàn thành công trình đã xây dựng. Đó là một cách hợp tác cùng làm việc
 Ví dụ: Trong góc chơi học tập. Mỗi trẻ sẽ được phân công theo nhóm để 
nhận nhiệm vụ: bạn nào đồ chữ, bạn nào xếp chữ bằng hột hạt, bạn nào học thẻ 
số, thẻ chữ.Từ đó trẻ sẽ học và làm việc cùng nhau theo nhóm và biết tuân thủ 
theo mệnh lệnh của nhóm trưởng.
 Với hoạt động này tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi 
như: Cô giáo, bác sỹ, xây dựng doanh trại, xây dựng ngã tư đường phốCác trò 
chơi đóng kịch, Cây tre trăm đốt, hai anh em, quả bầu tiênThông qua đó để 
giáo dục những kỹ năng sống cho trẻ, bởi trong các trò chơi xã hội này trẻ sẽ 
được hình thành và phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo. 
 Khuyến khích trẻ tham gia kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao
 Ngoài các giờ hoạt động chung làm quen với thơ, chuyện cô giáo cần tổ 
chức cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm ở góc hoạt động, giờ đón, trả 
trẻ, yêu cầu trẻ về nhà đọc thơ, kể chuyện cho ba mẹ nghe.... Qua các câu 
chuyện, bài thơ trẻ sẽ được đóng vai các nhân vật, được nói các lời đối thoại 
giữa các nhân vật, vẽ tranh minh họa nhân vật, những hoạt động này thường 
được các bé rất thích thú và hào hứng tham gia. Đây cũng là một trong những 
cách giúp xây dựng nền tảng đọc, viết cho trẻ, trẻ sẽ được trang bị hành trang 
thật tốt trước khi bước vào lớp 1.
 Tổ chức các trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
 Ngoài những cách làm như trên, trò chơi vốn là môn yêu thích của trẻ lứa 
tuổi mầm non, thông qua hoạt động này, kỹ năng giao tiếp của trẻ cũng được 
hình thành và rèn luyện rất tốt. Ví dụ: Qua góc chơi “Bán hàng” thông qua trò 
chơi này ngoài việc trẻ hiểu được công việc của người bán hàng và mua hàng trẻ 
còn phải biết thưa gửi lễ phép. Giai đoạn đầu trẻ còn chưa mạnh dạn trong khi 
chơi, tôi nhập vai làm người bán hàng khi cháu mua hàng tôi chủ động hỏi trẻ 
“Bác ơi bác mua thứ gì nào? Trẻ nói mua rau - trả tiền nè, tôi phải sửa ngay cho 
trẻ. Khi mua hàng con phải hỏi bác ơi bao nhiêu tiền một mớ rau, bán cho tôi 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_giao_tiep_cho_tre_5.doc