Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học

docx 17 trang skkn 19/10/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen văn học
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC - 1 - Tôi đã áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Sử dụng những hình ảnh, những video sinh động, đẹp mắt giúp trẻ hứng thú và luôn lấy trẻ làm trung tâm. 1.3. Phạm vi áp dụng đề tài Với đề tài này, tôi đã áp dụng tại trường mầm non nơi tôi công tác nhằm nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trong năm học 2020-2021. Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi, có hiệu quả đối với các trường mầm non trên toàn huyện 2. PHẦN NỘI DUNG. 1.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu. Trong khi thực hiện biện pháp này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó kkăn sau * Thuận lợi - Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo dục và Đào tạo và của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như tài liệu, trang bị chuyên môn, kiến thức để giúp tôi được học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, học tập tham quan ở các trường bạn. - Môi trường lớp học thân thiện, rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, trang trí theo hướng mở “Lấy trẻ làm trung tâm” cùng những đồ dùng, đồ chơi tự tạo ra giúp trẻ hứng thú hơn trong các giờ hoạt động. - Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, năng động sáng tạo, có trình độ trên chuẩn, có ý thức học hỏi đồng nghiệp, qua các phương tiện thông tin đại chúng. - Một số phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, luôn quan tâm giúp đỡ và phối kết hợp với cô giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. * Khó khăn: - Đa số các bậc phu huynh làm nương rẫy, nên ít có thời gian quan tâm và nhận thức chưa đúng đắn về việc học của con cái. - Đa số trẻ là dân tộc Bờ ru-Vân kiều nên trẻ cũng như phụ huynh sữ dụng tiếng dân tộc nhiều hơn , vì vậy việc giao tiếp ngôn ngữ bằng tiếng việt cho trẻ còn hạn chế, trẻ đến lớp chưa chủ động mạnh dạn giao tiếp với cô, với bạn. - Trẻ còn hạn chế nhiều về các tác phẩm văn học, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. - Bên cạnh đó vẫn còn một số giáo viên khả năng còn cảm nhận các tác phẩm văn thơ truyện còn hạn chế, giọng đọc và cách phối hợp ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt sáng tạo kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý Qua khảo sát trẻ 5-6 tuổi năm học 2020-2021. Trước khi áp dụng đề tài. - 3 - Luôn có ý thức học hỏi chị em đồng nghiệp trong trường, trong cụm như dự giờ, tham quan để rút những kinh nghiệm cho bản thân trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 2.2.2: Xây dựng môi trường làm quen văn học phù hợp cho trẻ a. Môi trường trong lớp Hiện nay, nếu giáo viên tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng góc văn học “Khu vườn cổ tích”, ở đây tôi muốn giới thiệu thêm thật nhiều các tác phẩm văn học trong chương trình giáo dục đến trẻ, bởi trong tiết học thì việc được tiếp xúc với tác phẩm văn học cũng có nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu ham học của trẻ ở lứa tuổi này. Qua “Khu vườn cổ tích” tôi tổ chức các hoạt động đọc thơ, kể chuyện, cho trẻ tập đóng kịch để trẻ được nói những ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện để từ đó trẻ làm giàu vốn từ của bản thân. Để gây được sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các hoạt động đó thì việc tạo không gian mang đậm tính văn học là rất cần thiết, ngay từ đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh đóng góp tranh thơ, truyện tranh ngoài chương trình để trẻ kể cho nhau nghe vào các hoạt động chiều và cho trẻ chơi trong giờ hoạt động góc. b. Môi trường ngoài lớp Môi trường ngoài lớp học là tế giới bên ngoài để trẻ hoạt đng và lỉnh hội kiến thức qua các buổi dạo chơi vì vậy trong giờ hoạt động ngoài trời tôi còn tận dụng những bức tranh tường ở trong trường, hàng rào bằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về những bức tranh đó hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau kể chuyện về các con vật đó, hình thức này đã giúp trẻ có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt. Ở vườn cổ tích tôi cho trẻ cùng nhau chiêm ngưỡng các câu chuyện được dựng trên mô hình bằng đá, tôi gợi hỏi trẻ tên câu chuyện, các nhân vật trong chuyện, tôi cho trẻ nhắc đi nhắc lại và gọi nhiều trẻ nhắc nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. 2.2.3: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh trong việc hỗ trợ trẻ làm quen với các tác phẩm văn học - Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. - Trong cuộc họp đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ đặc biệt là thông qua hoạt động dạy trẻ đọc ca dao đồng dao, đọc thơ, kể truyện. - 5 - dễ dẫn dến chán nản, trẻ cũng không muốn phát âm nữa, thì dẫn đến hiệu quả giờ dạy không cao. - Giảng từ khó trong tác phẩm làm quen văn học: Đòi hỏi cô giáo phải đầu tư về tranh ảnh vật thật phong phú, thì trẻ hấp dẫn và nhớ lâu hơn. Khi cô giải thích từ mới, từ khó cần cung cấp cho trẻ những từ có hình ảnh, cần giải thích các từ trong tác phẩm một cách rõ ràng, dễ hiểu có thể dùng nhiều cách khác nhau để giải thích, không nên cố gắng làm sai lệch đi nghĩa của từ, cô khuyến khích trẻ sử dụng từ hay,cô có thể kể một câu chuyện ngắn trong đó có các từ không hay và đề nghị trẻ chọn từ khác hay hơn để thay thế. Giờ học này cần sử dụng phương pháp trực quan, phải tích cực hóa quá trình nhận thức về ngôn ngữ cho trẻ. Ví dụ khi cho trẻ kể về ông của mình khuyến khích trẻ dùng từ như mái tóc bạc phơ, ông lưng còng, đi phải chống gậy, đi lom khom, cô khuyến khích động viên cả lớp, đặc biệt những trẻ rụt rè để trẻ mạnh dạn trẻ lời và đọc các từ mới . Trong khi trẻ được nói và trả lời câu hỏi của cô vốn từ của trẻ được tăng lên ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển. Ví dụ: khi dạy trẻ đọc bài thơ “Rong và cá ” cô cho trẻ quan sát bể cá vàng bơi, trẻ được tận mắt trông thấy bể cá trẻ sẽ nói được các từ như quẫy đuôi, ngoi lên, lặn xuống, đớp mồi, trẻ được nhìn ngắm được đọc những từ mới qua đó vốn từ của trẻ thêm phong phú . - Sau mỗi bài thơ, câu chuyện nào được phổ nhạc thì cô có thể hát cho trẻ nghe, hoặc ngâm thơ cho trẻ nghe từ đó sẽ giúp trẻ nhanh thuộc và cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. b. Ngoài tiết học - Tôi có thể tiến hành cho trẻ đọc hoặc kể chuyện ở mọi lúc mọi nơi, khi dạo chơi tham quan cô có thể lồng ghép cho trẻ đọc nhiều lần, thường xuyên như vậy vốn từ của trẻ ngày càng mạch lạc và ngôn ngữ khi phát âm được phong phú hơn. - Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời tôi cho trẻ quan sát hoa cúc lồng ghép cho trẻ đọc bài thơ “Hoa kết trái” qua đó trẻ được gọi tên nhận biết màu sắc của các loài hoa, vốn ngôn ngữ của trẻ càng được phát triển .Ví dụ: Khi trời nắng cho trẻ quan sát dạo chơi. Cô cho trẻ đọc bài thơ “Ông mặt trời ” “Chiếc bóng’’ “ Nắng mùa hè ”. Qua bài thơ cô có thể cho trẻ được làm quen với từ mới như “Ông mặt trời ”cô chỉ trực tiếp lên ông mặt trời cho trẻ biết ông mặt trời như thế nào? - Tôi cho trẻ làm quen với từ mới “Nhíu mắt ” cô chỉ cho trẻ từ nhíu mắt khi nhìn vào ông mặt trời từ đó trẻ vừa trực tiếp được đọc, được nhìn ngắm vốn từ của trẻ ngày càng phong phú hơn. Giáo dục trẻ khi ra nắng phải đội nón, mũ và trẻ biết được nhiều cách gọi về từ “Mũ, nón ” - 7 - trẻ tự suy nghĩ kể đoạn tiếp theo : Buổi sáng, Thỏ dậy sớm, đi ra thung lũng. Nó mang theo cái trống và đánh rất to. Các con vật nghe thấy ồn liền kéo ra cả thung lũng. Thỏ nói với các bạn “ Các bạn ơi hôm nay là sinh nhật của tớ. Tớ mời tất cả các cậu tới dự lễ nhé”. Các con thử nghĩ tiếp xem ai đến dự sinh nhật Thỏ, tặng cho Thỏ quà gì? Chú ý không nhắc lại lời kể của bạn, quà tặng mang đến cũng khác nhau. - Cháu Bảo Đăng: Sóc con chạy về tổ nghĩ không biết Thỏ thích ăn gì nhất. Nó đi ra lại đi vào một lúc, bỗng nó reo lên. Ta nghĩ ra rồi, Thỏ thích ăn cà rốt nhất. - Cháu Hoàng Ngân: Nhím con về tổ và nghĩ xem tặng quà gì cho bạn. Nghĩ mãi không ra nhím đành hỏi mẹ “ Mẹ ơi không biết bạn thỏ thích gì nhất nhỉ? Mẹ trả lời: Cà rốt thì nhà thỏ lúc nào cũng có, nấm thì thỏ không ăn được. Mẹ nghĩ một bó hoa tươi sẽ khiến thỏ rất cảm động đấy. - Ngoài ra tôi còn in những hình ảnh của những câu truyện để trẻ xem và kể truyện theo tranh có sẵn và tôi chuẩn bị những đồ dùng cho trẻ sáng tạo trong góc học chữ cái để trẻ nhớ lâu hơn và hứng thú hơn với các chữ cái b. Đọc thơ diễn cảm - Thường xuyên tổ chức có hiệu quả các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các bài thơ sẽ giúp trẻ ngày càng hứng thú đọc thơ hơn, trẻ thấy tự tin và có được vốn từ phong phú hơn. Những bài thơ ngắn, ngôn từ gần gũi với trẻ sẽ khiến trẻ thích đọc vì trẻ dễ nhớ và dễ thể hiện. - Để trẻ mầm non làm quen với thơ, cô có thể tổ chức một số hoạt động dạy trẻ đọc thơ dưới hình thức sân khấu biểu diễn, câu lạc bộ bé yêu thơ hoặc cùng cô đóng kịch về bài thơ như vậy, trẻ rất hứng thú tham gia học và đọc thơ diễn cảm. - Cùng với đó, để bài thơ đi sâu vào nhận thức của trẻ, cô hướng dẫn trẻ liên hệ nội dung thơ với cuộc sống thường ngày thông qua việc hỏi bé những câu hỏi liên quan đến thực tế. Như khi cô dạy bé bài thơ “Tình bạn” Cô có thể hỏi bé những câu hỏi: Lớp chúng mình hôm nay vắng ai? Tại sao bạn không đi học? Khi biết bạn của mình bị ốm các con cảm thấy thế nào ? Tại sao? Mỗi lần như vậy bé sẽ tư duy để vận dụng những kinh nghiệm bản thân và ngôn ngữ của mình để diễn đạt câu trả lời. Như vậy giúp trẻ yêu thích khám phá, phát triển tư duy và ngôn ngữ nói một cách toàn diện. 2.2.6: Thiết kế đồ dùng dạy học sáng tạo - Bản thân tôi khẳng định: Đồ dùng dạy học là một trong những phương tiện dạy học đạt kết quả cao nhất. Đồ dùng dạy học hấp dẫn sẽ giúp trẻ hứng thú, nhớ rất lâu những kiến thức mà cô cung cấp, nhất là khi trẻ được trực tiếp quan sát, trực tiếp hoạt động, qua đó trẻ cảm nhận dược tình cảm, tích cách của các nhân vật trong truyện một cách sâu sắc. Vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ làm quen với truyện tôi chuẩn bị đồ dùng thật chu đáo. Tranh ảnh hấp dẫn, rối, nhạc nền khi kể phù hợp, sa bàn phù hợp khi kể, có thể cho trẻ xem đĩa, hình ảnh trên máy tính - 9 - hợp với nhạc đệm trẻ rất hứng thú. Ngoài ra tôi còn tạo các câu hỏi trên máy cho trẻ trả lời. - Mục đích của việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là trẻ được trực tiếp xem các hành động, cử chỉ của các nhân vật và qua đó trẻ được tiếp xúc với giọng kể hay với ngôn từ phong phú và đúng với tính cách của các nhân vật. Qua cách làm quen như vậy trẻ biết nhận xét, đánh giá về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình. Bên cạnh việc kể chuyện cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng truyện tôi còn chú ý đến việc giúp trẻ ghi nhớ cốt truyện với nội dung và các tình tiết chính, các nhân vật chính của câu chuyện thông qua hệ thống câu hỏi, nhắc trẻ logic của câu chuyện mối quan hệ và tác động của các nhân vật. - Ngoài việc sử dụng các hình ảnh sống động trên máy vi tính, lời ghi âm của cô tôi còn ghi âm giọng kể của trẻ khi trẻ kể chuyện. Sau đó tôi dùng dây kết nối giữa điện thoại với loa để bật lại cho trẻ nghe. Ngoài ghi âm giọng kể của trẻ bằng điện thoại tôi còn tận dụng chức năng quay phim để quay lại những vở kịch mà các nhân vật đã đóng. Qua việc sử dụng điện thoại để quay phim và ghi âm giọng kể của trẻ tôi thấy được hiệu quả rõ ràng trẻ hào hứng tham gia tập kể và đóng kịch hơn, trẻ biết chau chuốt lời nói của nhân vật và nhập vai tốt hơn. Sau đó tôi mở cho trẻ xem lại vở kịch mà trẻ đóng trẻ được nhận xét các giọng điệu của các nhân vật từ đó trẻ có thể chỉnh sửa lại giọng điệu của mình hay hơn, phù hợp hơn. 2.2.7. Tổ chức trên tiết học kể chuyện Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn thì trong hoạt động học tôi chuẩn bị tốt mọi điều kiện để tổ chức hoạt động kể chuyện như Lựa chọn nội dung câu chuyện phù hợp với độ tuổi, lựa chọn mục tiêu phù hợp với tình hình và nhận thức của trẻ, thực tế với địa phương, đồ dùng đồ chơi đầy đủ mang tính thẩm mỹ cao, tác phong sư phạm của giáo viên, tính linh hoạt, sáng tạo, bao quát và xữ lí tình huống của giáo viên. Bên cạnh đó tôi phải còn trau dồi kiến thức, kỹ năng kể chuyện phù hợp với ngữ điệu hoàn cảnh của từng câu chuyện, có như vậy mới thu hút trẻ tham gia hoạt động. * Trong tiết học kể chuyện “ Chú Dê Đen” tôi phát triển ngôn ngữ cho trẻ với nhiều hình thức khác nhau như: Để giúp trẻ ghi nhớ được tên câu chuyện và phát âm tên câu chuyện rõ ràng tôi cho trẻ phát âm tên câu chuyện nhiều lần, phát âm cả lớp, phát âm theo tổ và phát âm cá nhân, phát âm cá nhân tôi gọi những trẻ ngôn ngữ phát triển chưa mạch lạc, rõ ràng phát âm tên chuyện. Trẻ kể về tên các nhân vật trong câu chuyện được học, ngoài việc gọi những trẻ xung phong phát biểu tôi luôn chú trọng vào những trẻ nhút nhát, ngôn ngữ chưa mạch lạc để giúp trẻ phát triển hơn và tự tin hơn trong hoạt động. Như: Câu chuyện cô vừa kể có tên gọi là gì? (Cho trẻ gọi tên chuyện” Chú Dê Đen” nhiều lần bằng hình thức cả lớp, tổ, cá nhân). - 11 -

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_5_6_tuoi_t.docx