Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - Trường Mầm non Vinh Quang
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - Trường Mầm non Vinh Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non - Trường Mầm non Vinh Quang
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non. 3. Tác giả: Họ tên: Nguyễn Thị Linh Ngày tháng năm sinh: 20/12/1996 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, Trường Mầm non Vinh Quang Điện thoại: 0355738896 4. Đồng tác giả: Không 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non Vinh Quang Địa chỉ: Vinh Quang - Vĩnh Bảo - Hải Phòng Điện thoại: II. Mô tả giải pháp đã biết: Trong quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày với độ tuổi 5 - 6 tuổi, bản thân tôi thấy để phát huy một cách cao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi trẻ, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Trong những năm học trước tôi đã từng áp dụng một số giải pháp để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non, tôi rút ra được các ưu điểm, tồn tại như sau. Giải pháp 1: Luôn tạo cơ hội và mở rộng mối quan hệ giao tiếp xã hội giữa trẻ với nhiều người giúp trẻ tự tin, tích cực, hứng thú với các hoạt động. Giải pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc tổ chức hoạt động cho trẻ trực tiếp làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, phế liệu Giải pháp 3: Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời cho trẻ. Với những giải pháp đã biết trên cho thấy những ưu, khuyết điểm sau: 3 Mầm non. Do vậy vị trí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Để phát huy tính tích cực chủ động, tính sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi, tôi đã áp dụng một số giải pháp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi trong năm học 2022-2023 như sau: Giải pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ phát huy tính tích cực Tạo môi trường tâm lí: Tạo môi trường thân thiện, hòa đồng, ấm cúng trong mối quan hệ giữa cô và trẻ, trẻ và trẻ, trẻ và môi trường, xây dựng môi trường tình cảm, bầu không khí thân thiện cởi mở là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sư phạm. Đối với trẻ Mầm non hứng thú, tình cảm, xúc cảm đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động giáo dục, bởi nó quyết định nhiều đến khả năng tham gia tích cực và sáng tạo của trẻ trong các trò chơi, nếu giáo viên tạo ra được bầu không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong việc lựa chọn trò chơi, chủ đề chơi, lựa chọn bạn chơi, thì trẻ sẽ tích cực, sáng tạo hơn trong suốt quá trình chơi. Ngược lại, nếu trẻ phải chơi theo sự áp đặt của cô thì hứng thú chơi của trẻ giảm sút, kéo theo nó là sự chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ cũng bị hạn chế. Do vậy, để phát triển tính sáng tạo cho trẻ giáo viên cần quan tâm xây dựng bầu không khí tâm lí thoải mái, thân thiện để trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo khi tham gia chơi. Tạo ra một thế giới thật đa dạng phong phú đầy màu sắc mang tính nghệ thuật về thiên nhiên, xã hội và con người xung quanh trẻ nhằm gây hứng thú, kích thích lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động như: Làm thật nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau cả hình dáng, lẫn màu sắc, mua, sưu tầm nhiều sách báo, chuyện tranh đặc biệt là truyện tranh và truyện cổ tích, cắt dán hình ảnh những truyện tranh sáng tạo theo chủ đề... Giải pháp 2: Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho trẻ qua việc chú ý đến từng cá nhân trẻ lấy trẻ làm trung tâm Trước hết, giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Cần tổ chức các hoạt động đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa là tạo mọi cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động. Cho trẻ được học qua thực tế qua việc làm, qua khám phá tìm tòi. Cần gây hứng thú trực tiếp cho trẻ bằng trải nghiệm, trẻ được quan sát, trải nghiệm trực tiếp, khuyến khích trẻ chủ động nói ra những điều mình cảm nhận được để nói lên nhận xét cá nhân, khuyến khích trẻ nói ra càng nhiều càng tốt, có thể đầy đủ hay chưa đầy đủ; đúng hay chưa đúng không quan trọng mà chỉ cần trẻ dám nói và được nói ra. Nhờ đó mà trẻ rất tự tin nói ra những điều mình suy nghĩ. Qua các hoạt động trẻ được tự điều chỉnh hiểu biết của mình qua câu 5 hoạt động những vấn đề mà trẻ quan tâm, mong muốn khám phá. Ví dụ: Với chủ đề thực vật giáo viên có thể mang đến lớp một cây xanh nào đó, khuyến khích trẻ nói về cây xanh. Cho trẻ nêu các câu hỏi và ý tưởng. Làm mới nội dung hoạt động. Trong quá trình hoạt động giáo viên cần nắm bắt kịp thời xem trẻ đã tìm nội dung đến đâu, có còn hứng thú nữa không? Nếu không còn hứng thú nữa thì nên tìm hiểu chủ đề mới, nội dung mới. Gắn nội dung hoạt động của trẻ trong chương trình với hoàn cảnh sống cụ thể gần gũi với trẻ, bổ sung vào nội dung hoạt động những sự vật, hiện tượng có ở địa phương. Giải pháp 4: Tạo ra các tình huống có vấn đề, kích thích trẻ suy nghĩ và tìm kiếm phương thức giải quyết Trong quá trình tổ chức các hoạt độngviệc sử dụng các tình huống nảy sinh trong quá trình trẻ tham gia hoạt động để gợi mở, khuyến khích trẻ tích cực tìm tòi, suy nghĩ cách giải quyết. Tùy thuộc vào nội dung hoạt động, khả năng nhận thức của trẻ mà tình huống đưa ra ở các dạng khác nhau như: câu hỏi, lời đề nghị, giao nhiệm vụ, gợi ý, Và tùy theo từng tình huống cụ thể, hình thức thảo luận có thể khác nhau: theo nhóm, cá nhân hoặc cả lớp sau đó tôi và trẻ cùng thống nhất cách giải quyết. Bên cạnh đó tôi luôn khuyến khích, tạo cơ hội cho mọi trẻ được tham gia giải quyết các tình huống và có những trợ giúp phù hợp khi trẻ gặp khó khăn nhưng vẫn đảm bảo trẻ là chủ thể giải quyết. Và dựa trên khả năng của trẻ, Tôi tăng dần độ khó của tình huống và khuyến khích trẻ tham gia giải quyết ở mức độ cao hơn. Tập trung sự quan tâm, chú ý, hứng thú của trẻ và đặt ra các vấn đề mà trẻ chưa giải quyết được bằng cách lần lượt đưa ra một số câu hỏi cho trẻ liên hệ kinh nghiệm bản thân, trao đổi, thể hiện, sau đó nêu vấn đề về những điều mà tất cả đều muốn biết để gây tò mò, kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu ở trẻ. Ví dụ: Khi tìm hiểu về các loại hoa nên xoay quanh các câu hỏi như: + Loại hoa nào các con biết? + Hoa đó màu gì? + Con nhìn thấy ở đâu? + Đưa thêm những câu hỏi như: Có bao nhiêu loại hoa? Chúng khác nhau ở chổ nào? Làm thế nào để giữ hoa được lâu? Thông thường các tình huống có vấn đề đều do giáo viên đưa ra như phức tạp hóa nội dung hoạt động, nâng cao dần mức độ khái quát hóa tri thức, tận dụng các tình huống xảy ra xung quanh trẻ hoặc những tình huống xuất phát từ bản thân đứa trẻ,... và kích thích trẻ tự trả lời, tự giải đáp những thắc mắc đó. Ví dụ: Có thể nói “Thỏ là động vật nuôi trong gia đình, một trẻ khác nói 7 III.2. Tính mới, tính sáng tạo III.2.1 Tính mới: Nghiên cứu kỹ tài liệu có liên quan để nắm được phương pháp nhiều biện pháp thiết thực trong quá trình giúp trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo. Thường xuyên đổi mới cách tổ chức, phương pháp tiến hành tổ chức các hoạt động hấp dẫn cuốn hút trẻ vào các giờ học có chất lượng. Để phát huy một cách cao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi trẻ, nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn và thiết kế những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Qua đó, cần có những giải pháp kịp thời để khắc phục tính thụ động và phát huy khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo cho trẻ. III.2.2. Tính sáng tạo: Trẻ 5- 6 tuổi đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách con người, để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện về các mặt đức - trí- thể - mỹ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nắm chắc chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp cũng như đòi hỏi người giáo viên phải nắm rõ về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở các độ tuổi khác nhau để tìm ra các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Việc hình thành cho trẻ 5- 6 tuổi phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo chuẩn bị về tâm thế cho trẻ là vô cùng cần thiết. Thực tế hiện nay cho thấy trẻ 5- 6 tuổi chưa mạnh dạn thể hiện tính tự tin trong giao tiếp của mình, bên cạnh đó các biện pháp giáo dục hình thành tính tự lập mạnh dạn tự tin của trẻ mà cha mẹ và giáo viên đang áp dụng chưa phù hợp với trẻ. Trong quá trình giáo dục, hình thành tâm thế cho trẻ những khó khăn mà giáo viên và phụ huynh gặp phải khá nhiều. Nếu như giáo viên và phụ huynh có những biện pháp giáo dục tạo điều kiện cho phát huy tính tich cực chủ động, sáng tạo thì sẽ là tiền đề tốt cho trẻ và góp phần hình thành nhân cách con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của trẻ sau này. III.3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến: Mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo phải giáo dục ra một thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, là những người có đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức khoa học kỹ thuật, có năng lực, có nhiệt huyết và lòng hăng hái; biết yêu quý, tôn trọng và cảm thụ cái đẹp và tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và công tác. Để chuẩn bị cho trẻ ngày hôm nay trở thành những chủ nhân trong tương lai của đất nước có phẩm chất đạo đức, biết cảm nhận, phân biệt được cái hay, cái xấu, cái đẹp... thì ngay từ bây giờ, giáo dục Mầm non phải giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển khả năng suy nghĩ trở thành người năng động, tích cực, chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động và hiểu về thế giới xung quanh. 9 Khi trẻ đã phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo cho bản thân, sẽ giúp cho người lớn yên tâm trong lo toan cuộc sống cũng như tăng thêm vốn hiểu biết cho cộng đồng, phụ huynh về việc chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường, là động lực tốt trong việc đào tạo những thế hệ tương lai cho đất nước mai sau có đầy đủ tài đức áp dụng nền khoa học hiện đại vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. b. Hiệu quả về mặt xã hội Giáo viên phải linh hoạt sáng tạo, tận dụng những điều kiện sẵn có để giúp trẻ phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo. Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non được chú trọng, giáo viên cần nắm chắc phương pháp giảng dạy và đưa phương pháp đổi mới vào trong các hoạt động dạy và học, nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Việc làm này không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với các nhà nghiên cứu mà đối với các trường mầm non và đặc biệt là các giáo viên cần nắm vững những nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy và thường xuyên mở rộng nội dung chương trình, đổi mới phương pháp . c. Giá trị làm lợi khác: Qua việc thực hiện một số biện pháp phát huy tính chủ động tích cực sáng tạo cho trẻ 5 6 tuổi và kết quả đạt được tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với trẻ, phù hợp với tình hình thực tế của trường, của lớp mình. Thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm tổ chức cho trẻ học hỏi để hình thành cho trẻ kĩ năng. Trên đây là bản mô tả sáng kiến “Một số biện pháp phát huy tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi” tôi đã áp dụng thực hiện và thu được những kết quả đáng kể song cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để bản kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! CƠ QUAN ĐƠN VỊ Vinh Quang, ngày 12 tháng 01 năm 2023 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Người viết đơn ........................................................ ........................................................ ........................................................ ........................................................ Nguyễn Thị Linh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_t.docx