Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

doc 13 trang skkn 15/02/2024 2341
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non
 1. PHẦN MỞ ĐẦU Tính tích cực chủ động sáng tạo của con người là một di sản vô giá của nhân loại. Nó có từ ngàn xưa, từ khi con người tìm ra lửa nấu chín thức ăn, sáng tạo ra những công cụ thô sơ để săn bắt và hái quả phục vụ cho cho đời sống trong những buổi đầu bình minh của lịch sử. Qua các thời đại tính tích cực chủ động của con người luôn luôn được phát huy nhằm phục vụ lợi ích con người và là động lực thúc đẩy sự tiến hóa và sự phát triển của xã hội. Vì tích cực, chủ động, sáng tạo là phương tiện, là con đường duy nhất để con người có khả năng xâm nhập tìm hiểu khám phá. Ngày nay, trong giai đoạn cách mạng mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bão vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thì tích cực chủ động sáng tạo được Đảng và nhà nước ta coi trọng và đề cao hơn bao giờ hết. Mục tiêu của ngành Giáo dục - Đào tạo phải giáo dục ra một thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, đó là những người có đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức khoa học kỹ thuật, có năng lực, có nhiệt huyết và lòng hăng hái; biết yêu quý, tôn trọng và cảm thụ cái đẹp và đặc biệt là tích cực chủ động, sáng tạo chủ động trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và công tác. Muốn đào tạo được một thế hệ trẻ như vậy thì giáo dục Mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng, là viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho cả hệ thống giáo dục. Để chuẩn bị cho trẻ ngày hôm nay trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước có phẩm chất đạo đức, biết cảm nhận, phân biệt được cái hay, cái xấu, cái đẹp thì ngay từ bây giờ, giáo dục Mầm non phải giúp trẻ hứng thú với việc học và phát triển khả năng suy nghĩ trở thành những người năng động, sáng tạo và hiểu biết về thế giới xung quanh. 1.1. Lí do chọn đề tài. Tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ không phải là thuộc tính sẵn có, mà nó là "sản phẩm" của một quá trình giáo dục và nuôi dưỡng trong một môi trường đặc biệt, đó là môi trường Giáo dục Mầm non. Do vậy vị trí của người giáo viên mầm non trong việc phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Giáo viên là người "trung gian" tổ chức môi trường lồng ghép các hoạt động phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ. 1 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu: Thực tế trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày với độ tuổi 5 - 6 tuổi bản thân tôi ngoài việc nắm vững những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, xác định những mục tiêu và nội dung chương trình về chương trình giáo dục mầm non làm cơ sở, tôi còn phải hiểu được tình hình thực tiễn của địa phương, của trường và lớp mình đang công tác để khai thác những cái hay, cái đẹp nhằm giáo dục các cháu. Để phát huy một cách cao nhất về tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ trong các hoạt động, giáo viên cần nhận ra những dấu hiệu về tính tích cực chủ động sáng tạo ở mỗi cháu, hiểu rõ về tâm sinh lý, khả năng nhận thức của từng trẻ để nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy đúng đắn, hình thức hoạt động phù hợp nhất. Trong quá trình thực hiện bản thân tôi có được những thuận lợi và gặp không ít những khó khăn sau: 2.1.1. Thuận lơi: - Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện - Được sự quan tâm, dìu dắt và chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban giám hiệu nhà trường; sự đoàn kết, nhất trí giữa cao giữa đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên với nhau. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. - Năm học 2014- 2015 tôi được BGH phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn gồm 19 cháu, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học tập tương đối đầy đủ. - Lớp học tôi được bố trí các góc chơi, đồ chơi cho trẻ hoạt động được sắp xếp gọn gàng, hài hòa, trẻ dễ lấy và dễ cất, thường xuyên được vệ sinh, thay đổi và trang trí tạo môi trường phù hợp theo nội dung và yêu cầu của từng chủ đề. - Đa số phụ huynh nhiệt tình, quan tâm về việc học của con em mình. - Bản thân qua công tác nhiều năm đã nắm vững kiến thức chuyên môn về chăm sóc giáo dục trẻ, tôi luôn luôn học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tìm tòi và nghiên cứu sách báo, tạp chí làm đồ chơi và dụng cụ dạy học đủ số lượng và chất lượng, đảm bảo về mặt thẩm mĩ, an toàn cho trẻ để giúp cho việc dạy và học. 2.1.2. Khó khăn: 3 Biết thể hiện tính cách nhân vật trong truyện khi thủ vai. Lĩnh vực phát - Biết cách giãi quyết khác triển nhận nhau cho cùng một sự việc thức hay cùng một vấn đề - Biết so sánh và rút ra sự 19 16 84.2% 3 15,8% gióng nhau giữa các sự vật - Biết suy luận, phán đoán và thử nghiệm. Lĩnh vực phát Biết hát, vận động biểu diễn triển thẩm mỹ các bài hát đúng theo nhạc, 19 15 79% 4 21% gây được cảm xúc Lĩnh vực phát - Trẻ biết yêu quý trường, triển tình cảm lớp, yêu quý mọi người xung xã hội quanh - Có ý thức bảo vệ trường 19 17 89,5% 2 10,5% Xanh - Sạch - Đẹp. - Biết cách ăn mặc, ứng xử phù hợp, thích tham gia các hoạt động tại trường, lớp Từ những cơ sở và thực tiễn của lớp tôi như trên, tôi rất băn khoăn suy nghĩ để tìm ra những giải pháp tốt nhất để chăm sóc, giáo dục các cháu. Chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn lưa chọn đề tài "Phát huy tính tích cực chủ động sáng taọ của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non" làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho bản thân. 2.2. Các giải pháp: 2.2.1: Tạo môi trường tốt nhất cho trẻ. - Tạo ra một thế giới thật đa dạng phong phú đầy màu sắc mang tính nghệ thuật về thiên nhiên, xã hội và con người xung quanh trẻ nhằm gây hứng thú, kích thích lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động như: Làm thật nhiều đồ dùng, đồ chơi khác nhau cả hình dáng, lẫn màu sắc; mua, sưu tầm nhiều sách báo, 5 - Giáo viên phải tìm hiểu khả năng của trẻ bằng cách cho trẻ được trao đổi trò chuyện, thảo luận, tự thể hiện và đưa ra ý kiến của mình, giáo viên theo dõi, lắng nghe, nắm bắt ý tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của trẻ để đưa vào nội dung hoạt động những vấn đề mà trẻ quan tâm, mong muốn khám phá. Ví dụ: Với chủ đề thực vật giáo viên có thể mang đến lớp một cây đậu xanh, khuyến khích trẻ nói về cây xanh. Cho trẻ nêu các câu hỏi và ý tưởng. - Làm mới nội dung hoạt động. Trong quá trình hoạt động giáo viên cần nắm bắt kịp thời xem trẻ đã tìm nội dung đến đâu, có còn hứng thú nữa không? Nếu không còn hứng thú nữa thì nên tìm hiểu chủ đề mới, nội dung mới. - Gắn nội dung hoạt động của trẻ trong chương trình với hoàn cảnh sống cụ thể gần gũi với trẻ, bổ sung vào nội dung hoạt động những sự vật, hiện tượng có ở địa phương. Ví dụ: Khi cho trẻ tiếp xúc làm quen với các tác phẩm văn học chúng ta có thể lồng ghép nói cho trẻ biết thêm về những vị anh hùng như Nguyễn Văn Trỗi, Mẹ Suốt khơi gợi cho trẻ thêm tự hào về quê hương của mình. Yêu cầu trẻ về nhà quan sát tìm hiểu thực tế cuộc sống xung quanh, sau đó đến lớp trình bày, thảo luận cùng chia sẻ kinh nghiệm. Ví dụ : Cho trẻ về nhà quan sát tìm hiểu những động vật nuôi trong nhà để trẻ phân biệt những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các con vật. Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu xem muốn xây được nhà thì trước tiên ta phải làm gì và làm như thế nào để hoàn thành ngôi nhà. 2.2.4: Tạo ra các tình huống có vấn đề, kích thích trẻ suy nghĩ và tìm kiếm phương thức giải quyết. - Tập trung sự quan tâm, chú ý, hứng thú của trẻ và đặt ra các vấn đề mà trẻ chưa giải quyết được bằng cách lần lượt đưa ra một số câu hỏi cho trẻ liên hệ kinh nghiệm bản thân, trao đổi, thể hiện, sau đó nêu vấn đề về những điều mà tất cả đều muốn biết để gây tò mò, kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu ở trẻ. Ví dụ: Khi tìm hiểu về các loại “côn trùng”nên xoay quanh các câu hỏi như: Loại “côn trùng” nào các con biết? Côn trùng nào có ích? Vì sao con biết? Côn trùng nào có hại? đối với các côn có hại thì các con phải làm gì? - Thông thường các tình huống có vấn đề đều do giáo viên đưa ra như phức tạp hóa nội dung hoạt động, nâng cao dần mức độ khái quát hóa tri thức, tận dụng 7 2.2.6: Tăng cường sử dụng yếu tố chơi và trò chơi trong quá trình hoạt động nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. - Tăng dần độ khó của trò chơi và tình huống chơi, làm phức tạp hóa luật chơi, nội dung chơi, hành động chơi, đưa ra trò chơi mới. Ví dụ: Để hình thành kỹ năng phân loại đối tượng theo những dấu hiệu đặc trưng, cho trẻ chơi trò chơi “Hãy xếp nhanh thành nhóm” Khi trẻ đã chơi thành thạo trò chơi này, ta tổ chức cho trẻ chơi trò chơi mới. - Tạo môi trường trò chơi thích hợp, không gian chơi rộng rãi, đảm bảo an toàn, đồ chơi phù hợp với từng loại hoạt động của trẻ và gợi ý cho trẻ chơi. - Thiết lập không khí tự do, thoải mái không gò bó ép buộc trong quá trình chơi, phát huy tính chủ động, độc lập của trẻ, luôn đảm bảo vai trò chủ đạo của trẻ trong khi chơi. - Tăng cường sử dụng yếu tố thi đua giữa các tổ, các nhóm, các cá nhân. 2.2.7: Đa dạng hóa hoạt động của trẻ. - Trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ được nảy nở và phát triển trong qua trình hoạt động, sự hoạt động của trẻ càng đa dạng phong phú bao nhiêu thì trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ càng dồi dào, phong phú bấy nhiêu. Ví dụ: Để tạo sự chú ý kích thích hứng thú của trẻ ta có thể tổ chức cho trẻ trao đổi kinh nghiệm kết hợp việc cho trẻ được thể hiện kinh nghiệm bằng tranh vẽ, động tác, kích thích tính tò mò và cung cấp kiến thức ta thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động như quan sát, làm các thí nghiệm, đọc truyện, giải câu đố - Tổ chức các hoạt động thích hợp các nội dung theo chủ đề, đảm bảo tác động lên nhiều mặt phát triển của trẻ. Khai thác mối liên hệ giữa nội dung hoạt động của các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên kết hợp phải nhẹ nhàng, linh hoạt, hợp lý đảm bảo trọng tâm của giờ hoạt động. Ví dụ: Sau khi trẻ tìm hiểu về hình dạng trong giờ toán có thể cho trẻ sử dụng các hình khác nhau để chắp ghép hoặc xếp thành hình ngôi nhà, các con vật như vậy trò chơi này vừa vận dụng kiến thức toán học vừa vận dụng vốn hiểu biết về môi trường xung quanh. 2.2.8: Bố trí thời gian và không khí thích hợp để tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá sáng tạo. 9 Kết quả được đánh giá sau khi thực hiện đề tài: Lĩnh vực Sự đánh giá các mặt hoạt Số Đạt Chưa đạt phát triển động trẻ t.gia SL % SL % Lĩnh vực - Biết nghe theo nhạc hoặc phát triển hiệu lệnh để vận động nhịp tình thể chất nhàng. 19 19 100% 0 0% - Biết thực hiện các vận động cơ bản. Lĩnh vực - Biết phát âm 29 chữ cái, tô phát triển viết 29 chữ cái ngôn ngữ - Biết kể chuyện sáng tạo, 19 19 100% 0 0% Biết thể hiện tính cách nhân vật trong truyện khi thủ vai. Lĩnh vực - Biết cách giãi quyết khác phát triển nhau cho cùng một sự việc nhận thức hay cùng một vấn đề - Biết so sánh và rút ra sự 19 18 94,7% 1 5,3% gióng nhau giữa các sự vật - Biết suy luận, phán đoán và thử nghiệm. Lĩnh vực Biết hát, vận động biểu diễn phát triển các bài hát đúng theo nhạc, 19 18 94,7% 1 5,3% thẩm mỹ gây được cảm xúc Lĩnh vực - Trẻ biết yêu quý trường, phát triển lớp, yêu quý mọi người xung tình cảm xã quanh hội - Có ý thức bảo vệ trường 20 20 100% 0 0% Xanh - Sạch - Đẹp. - Biết cách ăn mặc, ứng xử phù hợp, thích tham gia các hoạt động tại trường, lớp 11 - Luôn tìm cách làm mới nội dung và đa dạng hóa hoạt động của trẻ, biết tạo ra tình huống có vấn đề và đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của trẻ. Luôn khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết vấn đề. - Kịp thời động viên khích lệ trẻ với những thành tích đã đạt được nhằm gây hứng thú và bồi dưỡng lòng tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động của trẻ Tính xuyên suốt của đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng tích cực và phát huy được tính tích cực chủ động sáng tọa của trẻ, chuyển từ hoạt động thụ động sang việc tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động chủ động, độc lập, tự giác phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Cô giáo là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, đồng thời khuyến khích, động viên trẻ có thể tham gia khi cần thiết để tạo ra quá trình hoạt động tích cực của trẻ. Muốn làm tốt vai trò của mình cô giáo phải nắm bắt những biểu hiện tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, mặt khác phải biết áp dụng đồng bộ, khoa học và hợp lý các giải pháp sáng tạo đã nêu trên. Đó là điều kiện cần thiết để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. 3.2. Những ý kiến, đề xuất: 3.2.1. Đối với ngành, nhà trường: - Thường xuyên mở các buổi bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. - Tăng cường tổ chức các giờ dạy mẫu qua các buổi thao giảng, sinh hoạt chuyên môn liên trường về chương trình mầm non mới. - Ủng hộ việc đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi về số lượng và chất lượng. 3.2.2. Với lãnh đạo cấp trên: - Cần quan tâm hơn nữa về bậc học mầm non để đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất, tổ chức mở chuyên đề bồi dưỡng. Trên đây là những một số ý kiến bản thân để "Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non" nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của lãnh đạo cấp trên và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn./. 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_dong_sang_t.doc