Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi

doc 8 trang skkn 13/01/2024 3550
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi
 BÁO CÁO BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN LIỆU SÁNG TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ LỚP 5-6 TUỔI SỐ 1- TRƯỜNG MẦM NON PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động tạo hình là một hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo, nhất là mẫu giáo 5-6 tuổi. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được rèn các kỹ năng tô, vẽ, nặn, xé, dán, chắp ghép, in ấn trẻ được rèn tư duy về đường nét, hình dáng, bố cục, màu sắc, qua đó giúp trẻ thỏa mãn mong muốn cá nhân, được thể hiện những ý tưởng sáng tạo mà trẻ thấy được ở thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển về nhận thức, tư duy, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển vốn từ, lời nói và phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái tốt trong xã hội, được trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp hàng ngày. Trên thực tế ở lớp học tôi nhận thấy những tiết dạy tạo hình theo truyền thống đa phần thường nghèo nàn về các nguyên vật liệu, các bài dạy thường là tô, vẽ, nặn, xé, dán khiến trẻ chưa hứng thú lắm khi tham gia hoạt động tạo hình, làm cho chất lượng giờ dạy giảm đi đáng kể. Chính vì vậy mà năm học 2019- 2020 tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi, thực nghiệm để tìm ra “những biện pháp sử dụng các nguyên vật liệu sáng tạo trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi”. Nhằm mục đích giúp trẻ tạo ra những sản phẩm đẹp, mới lạ từ những nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên và để trẻ nhận thấy rằng môi trường xung quanh trẻ có bao điều lý thú, tất cả những vật dường như bỏ đi đều có thể tạo ra những sản phẩm đẹp, đều có ích trong cuộc sống, từ đó giúp trẻ yêu thích hoạt động tạo hình và góp phần nhỏ trong việc bảo vệ môi trường. Qua đó tôi cũng muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình đến đồng nghiệp, bạn bè của tôi trong trường để chúng tôi cùng nhau giúp trẻ tiến bộ hơn. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Thực trạng của biện pháp sử dụng sáng tạo các nguyên liệu trong hoạt động tạo hình cho trẻ 5-6 tuổi 1. Ưu điểm - Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có khả năng nhận thức tốt, tư duy nhanh nhẹn, trí tưởng tượng phong phú. Trẻ ham học hỏi, tìm tòi, say mê với hoạt động tạo hình, nhất là các hoạt động tạo hình sáng tạo. 1 - Biện pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật. - Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động tạo hình với các nguyên vật liệu tự nhiên. 2. Mục tiêu của các biện pháp - Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng của đôi bàn tay, tạo ra những sản phẩm đẹp từ những nguyên vật liệu phế thải có sẵn trong tự nhiên, tăng cường khả năng tư duy, khả năng sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng của trẻ phát triển, giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường và mục tiêu quan trọng là trẻ yêu thích hoạt động tạo hình. III Thực nghiệm sư phạm 1. Mô tả cách thực nghiệm * Biện pháp 1: Sưu tầm nguyên vật liệu. Để thực hiện hoạt động tạo hình đạt kết quả tốt tôi đã sưu tầm và tích trữ các vật liệu phế thải thành kho nguyên vật liệu. Trong cuộc sống hiện nay các phế liệu sinh hoạt trong gia đình vô cùng phong phú như: Lõi giấy vệ sinh, vỏ bánh kẹo, ống hút, túi nilon, giấy báo, tạp chí và để kho nguyên liệu được phong phú hơn nữa còn có thể sưu tầm các nguyên liệu từ các sản phẩm của nhà nông như các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, lá khô, hoa khô cành cây khô, các loại vỏ trai, ngao Tuy nhiên khi sưu tầm các loại nguyên liệu trên tôi đã cân nhắc để kho nguyên liệu cần đảm bảo tính an toàn , không độc hại, không nhọn, không sắc cạnh đảm bảo an toàn cho trẻ. Các nguyên vật liệu dễ cầm kích cỡ vừa với tay trẻ. Dễ bảo quản cất giữ, phục hồi khi trẻ tiếp xúc trực tiếp khi chơi. Khi thu tập được các nguyên vật liệu tôi sẽ vệ sinh sạch sẽ , phân loại các nguyên vật liệu vào mỗi rổ riêng và dán mác tên của các nguyên vật liệu đó và luôn để ở trạng tái mở để trẻ có thể tiếp xúc thường xuyên. Không chỉ ở góc tạo hình, các nguyên vật liệu còn được sử dụng ở các góc như góc học tập (sử dụng hộp sữa chua để trẻ học toán, cho số lượng các quả bông tương ứng với các chữ số trên mỗi vỏ hộp sữa chua). Góc bán hàng sử dụng vỏ hộp sữa chua để làm những chiếc mũ, chai nước ngọt, dạ màu, bìa thùng sữa, vải vụn để làm đồ chơi. Góc kỹ năng sử dụng ống hút để xâu dây, chai nhựa, hộp sữa chua để đong nước. Góc xây dựng sử dụng ống hút làm hàng rào, bàn ghế, vỏ hộp sữa làm ngôi nhà, vỏ sữa chua để trồng cây trang trí. * Biện pháp 2 : Cho trẻ tiếp xúc với nguyên vật liệu và các tác phẩm nghệ thuật. Để các nguyên vật liệu không trở thành đồ phế liệu, tôi đã cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các nguyên vật liệu đó để trẻ có thể dễ dàng sử dụng. Tôi đã tiến hành phân loại và cho trẻ làm quen. Giúp trẻ tìm hiểu về hình dáng công dụng chất liệu của các nguyên liệu đó qua đó giúp trẻ biết được các công dụng thật sự hữu ích của các nguyên vật liệu vào trong hoạt tạo hình. 3 Qua các giờ hoạt động chung nói trên tôi đã củng cố kỹ năng tạo hình của trẻ bằng các nguyên vật liệu phế thải sẵn có, để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng đồng thời rèn sự khéo léo của đôi bàn tay và tính kiên trì, tỉ mỉ khi tham gia các hoạt động tạo hình. Qua đó tôi cũng giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường. 2. Kết quả đạt được Sau thời gian áp dụng những biện pháp trên cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp, qua các buổi tổ chức cho trẻ tham gia trải nghiệm các hoạt động tạo hình tôi đã nhận thấy được những kết quả như sau: - Trẻ sử dụng linh hoạt sáng tạo các nguyên vật liệu tự nhiên vào trong hoạt động tạo hình. - Trẻ có khả năng tư duy tốt, trẻ sử dụng các kỹ năng vận động tinh khéo léo, trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn, trẻ hào hứng và thích thú khi được tham gia vào hoạt động tạo hình và các hoạt động học. Trẻ biết hợp tác với bạn theo các nhóm, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn, biết thể hiện cảm xúc của mình, nói lên ý tưởng của mình - Tiết kiệm được rất nhiều kinh phí trong việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho trẻ thực hành. - Trẻ có ý thức giữ gìn môi trường sống khi sưu tầm chuẩn bị nguyên vật liệu - Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát huy tính sáng tạo và hướng trẻ theo cách: lấy trẻ làm trung tâm. 3. Những điều chỉnh bổ sung sau khi thực nghiệm - Không nên giáo huấn hay áp đặt trẻ quá nhiều vì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, sẽ làm ngưng trệ mọi hoạt động của trẻ, dần dần trẻ sẽ tự ti nhút nhát, không muốn hoạt động, không muốn tham gia hay làm gì cả. - Để cho trẻ tự do sáng tạo, cô giáo chỉ là người cung cấp nguyên vật liệu và hướng trẻ vào mục tiêu của hoạt động, giúp đỡ khi trẻ cần gợi ý, quan sát và đánh giá sự tiến bộ của trẻ để có hướng điều chỉnh cho hoạt động tiếp theo. IV. Kết luận - Giáo viên phải nắm vững phương pháp giáo dục của hoạt động tạo hình, chủ động chuẩn bị, thu gom, sắp xếp các nguyên vật liệu, đa dạng các loại nguyên vật liệu để trẻ có thể thoải mái sáng tạo theo ý thích của mình. - Luôn thay đổi hình thức, tạo tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ. - Thống nhất phương pháp dạy giữa cô giáo và phụ huynh. - Xây dưng tiêu chí để đánh giá trẻ, nắm được khả năng của từng trẻ và có kế hoạch giáo dục trẻ phù hợp. V. Những kiến nghị, đề xuất 5 Một số nguyên vật liệu phế thải trong kho nguyên liệu tôi sưu tầm được PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là bài báo cáo của mình viết không sao chép nội dung của người khác Rất mong ban lãnh đạo cùng các bạn đồng nghiệp bổ xung cho tôi để làm phong phú hơn những kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn này . Tôi xin chân thành cảm ơn! Người báo cáo 7

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_su_dung_cac_nguyen_vat.doc