Sáng kiến kinh nghiệm Một số thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả
Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ ( LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI) ........................ 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................... 4 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................. 4 B. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ................................................. 5 C. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ..................................... 6 1. Thí nghiệm tìm hiểu về các chất dinh dưỡng ................. 6 2. Các thí nghiệm với cây và hạt .......................................... 12 3. Một số thí nghiệm với nước .............................................. 17 4. Thí nghiệm với vật chìm vật nổi ...................................... 21 5. Các trò chơi với không khí và ánh sáng .......................... 24 6. Trò chơi với Nam châm ..................................................... 28 D. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .................... 29 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ......................................... 30 Page 1/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả hiện tượng xảy ra xung quanh và đã bước đầu biết phân tích cùng cô, phỏng đoán sự việc. Là giáo viên đáng lớp 3-4 tuổi nhiều năm, tôi quan sát trẻ và thấy rằng thật là khó để giải thích cho trẻ một vấn đề như “không khí” nhưng khi cô cho trẻ làm một thí nghiệm thực tế và phân tích thì trẻ ghi nhớ rất nhanh. Sau một thời gian dài cô hỏi về thí nghiệm đó trẻ vẫn có thể trả lời rõ ràng, đúng yêu cầu cô đưa ra.Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả”. 2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU : -Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2016 đến tháng 2/ 2017 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Học sinh lớp Mẫu giáo bé c3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - ỨNG DỤNG -Trong nhóm lớp mẫu giáo bé c3 và khối bé . Page 3/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả quận, nhà trường luôn thực hiện đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ mầm non để trẻ phát triển toàn diện . Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên phải tìm tòi sáng tạo, tự học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân để luôn đổi mới hình thức hoạt động cho trẻ . Bước đầu, khi bắt tay vào thực hiện các thí nghiệm tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau * Thuận lợi: Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu: đầu tư trang thiết bị hiện đại: máy vi tính. Nhà trường đã nối mạng internet, nhờ đó mà tôi có thể cập nhật nhiều thông tin, kiến thức mới. Thường xuyên được tham dự các tiết kiến tập về hoạt động khám phá khoa học trong và ngoài nhà trường. Trẻ trong lớp cùng một độ tuổi. Trẻ ham học hỏi và bước đầu có những lập luận và suy nghĩ riêng, không hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học tập của trẻ, phối hợp ôn kiến thức cùng trẻ ở nhà và nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ giáo viên về nguyên vật liệu tranh ảnh theo yêu cầu của giáo viên tại lớp. Bản thân tôi luôn cập nhật những thông tin về ngành và những đổi mới trong giáo dục thông qua sách vở và trang Web của giáo dục mầm non, trang Web của các trường bạn. Nhờ vậy, tôi nắm vững được định hướng đổi mới trong giáo dục mầm non.Giáo viên cùng nhóm là giáo viên trẻ, năng động, đạt trên chuẩn. * Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi đã có, tôi cũng gặp một số khó khăn: Một số đề tài khám phá khoa học rất hay và cần thiết cho trẻ nhưng lại trừu tượng và khó giải thích bằng lời và phim ảnh cũng không mang lại hiệu quả cao. Kiến thức của trẻ không đồng đều. Có một số trẻ đi học không đều, nghỉ dài ngày vì thế kiến thức của trẻ bị gián đoạn. Vẫn còn một số phụ huynh chưa thật sự coi trọng ngành học mầm non nên chưa kết hợp với giáo viên để rèn trẻ. Page 5/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả c. Tiến hành:- Cho trẻ xem đoạn phim về quy trình sản xuất đậu tương thành sữa đậu nành và cho trẻ nhận xét. Cô chốt lại: Sữa đậu nành được làm từ đậu tương. - Rót sữa đậu nành nóng vào bát cho trẻ quan sát kỹ khi rót (Cô làm giúp trẻ và nhắc nhở trẻ giữ khoảng cách khi rót sữa nóng) - Cho trẻ nếm dấm và nhận xét đó là cái gì? Có vị gì? (chua) - Rót từ từ dấm vào sữa đậu nành nóng. Cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra và nêu nhận xét. (Khi rót dấm vào sữa đậu nành nóng, sữa dần đông đặc lại). - 10 phút sau, cho trẻ nhẹ nhàng đổ cốc ra rá lọc, nén lại thành bánh. - Xắt đậu ra đĩa và cho trẻ nếm thử cho trẻ nếm thử sản phẩm và nhận xét đó là cái gì? Có vị gì? d. Kết luận: - Trong sữa đậu nành có một chất gọi là chất đạm, khi rót dấm hoặc nước chua vào sữa đậu nanh thì chất đạm này đông đặc lại thành đậu phụ - là món ăn chúng ta thường ăn hàng ngày. Vì vậy đậu phụ có rất nhiều chất đạm, ăn đậu sẽ giúp chúng ta mau lớn, khỏe mạnh, thông minh. HA1. Sữa đậu nành nóng HA2.Cho dấm hoa quả vào sữa đậu nàn Page 7/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả - Giá đỗ chính là mầm của hạt đỗ xanh, giá đỗ có rất nhiều vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể, các con ăn vào sẽ khỏe mạnh và xinh đẹp. Ngâm hạt đỗ bằng nước ấm Cho hạt đỗ nảy mầm vào trong qua đêm cho hạt nảy mầm khay ủ Quan sát và ghi nhật ký hàng Hai ngày sau ngày 3.2 Các thí nghiệm3 với ngày cây sau và hạt. Cho trẻ thu hoạch giá, gửi xuống 3.2.1. Cây xanh cần gì để sống? nhà bếp để làm cho trẻ ăn thử Page 9/30 . Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả - Cho trẻ bóc vỏ hạt và tách ra làm đôi. Cho trẻ quan sát và nhận xét, nêu kết quả của thí nghiệm d. Giải thích và kết luận: Trong hạt có cây con tí xíu, cây con tí xíu đó chính là mầm cây, nếu gieo hạt xuống đất mầm cây sẽ mọc thành cây to. 3.2.3 Gieo hạt a. Mục đích: Cho trẻ thấy cây cần thức ăn và nước để mọc thành cây non. b. Chuẩn bị: - Một vài hạt đậu tương, đậu xanh, - 2 cái khay nhỏ. - Một ít bông thấm nước. c. Cách tiến hành: - Ngâm hạt vào trong nước ấm khoảng 2 đến 3 tiếng rồi lấy ra. Đặt hạt vào những miếng bông thấm nước để trong khay, mỗi miếng bông để vào một khay. - Hàng ngày cho trẻ quan sát và tưới nước vào chỉ một khay và tại khay này hạt sẽ nẩy mầm và lớn dần. Còn khay kia không tưới nước hạt sẽ không nẩy mầm. - Cho trẻ đoán và giải thích tại sao hạt gieo trên miếng bông ẩm có nước có thể nẩy mầm và mọc lên, còn hạt gieo trên miếng bông khô không nẩy mầm được. d. Giải thích và kết luận: Page 11/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả Cho hạt đậu nảy mầm vào Ngâm hạt đậu hà lan bằng nýớc trong khay tro ẩm ấm qua đêm cho hạt nảy mầm Tưới nước và đợi mầm phát Đánh cây con ra chậu và cho trẻ triển thành cây con chăm sóc, quan sát sự phát triển Vòng đời phát triển của cây Page 13/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả c. Tiến hành: - Cho trẻ quan sát và gọi tên các dụng cụ, đoán thử xem cô sẽ làm gì với những dụng cụ này. - Cho trẻ đánh dấu 2 lọ nước, sau đó, pha màu vẽ vào lọ thứ 2, cắt bớt đầu cọng 2 bông hoa chừng 5 cm, dùng kính lúp cho trẻ quan sát mặt cắt của cuống hoa và nhận xét - Đặt 2 bông hoa vào 2 lọ nước. - Cho trẻ quan sát qua nhiều giờ và nêu nhận xét * Mở rộng: Có thể chẻ đôi cuống hoa ra và ngâm mỗi nửa cuống vào một lọ nước màu khác nhau. d. Giải thích và kết luận: Trong cuống hoa có những ống hẹp nhỏ li ti, chính những ống này đã hút nước lên cánh hoa khiến cho cánh hoa bị đổi màu. Trước khi làm thí nghiệm Sau khi làm thí nghiệm Page 15/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả a. Mục đích: Cho trẻ biết nước là chất không mầu, không mùi, không vị. Nước chỉ bị thay đổi mùi vị khi ta pha vào nước những chất khác như: đường, muối, sữa, b. Chuẩn bị: - 4 cốc thủy tinh và 3 thìa. - Một chút đường, muối, một quả cam. c. Cách tiến hành: - Cô rót nước đun sôi dể nguội vào bốn cốc nước có đánh dấu từ 1 đến 4. Cho trẻ quan sát, nếm, ngửi mùi và nhận xét xem nước có màu, mùi vị như thế nào? Và đoán xem nước có thay đổi như thế nào khi cô pha đường, muối, nước cam vào các cốc nước. - Cô pha đường, muối, cam lần lượt vào các cốc từ 1 đến 3. Sau đó cho trẻ nếm thử các cốc nước đã pha, cho trẻ nhận xét và so sánh với cốc 4 và cô giải thích sự thay đổi đó. - Đối với mẫu giáo lớn cô có thể cho trẻ tự thực hiện theo nhóm d . Giải thích và kết luận: Nước trong suốt không có mầu, mùi, vị. Đường có vị ngọt, khi hòa tan vào nước làm nước có vị ngọt. Muối có vị mặn nên khi hòa tan vào trong nước tạo cho nước có vị mặn, khi pha nước cam vào sẽ tạo cho nước có mùi cam và mầu da cam. 1 2 3 4 3.3.2 Bé biết gì về nước? a. Mục đích: - Trẻ biết các thể của nước: Thể rắn (nước đá), Thể lỏng (nước thường) thể khí (hơi nước). - Hiểu quá trình tạo mưa trong tự nhiên. - Trẻ biết nước thường sử dụng trong cuộc sống hàng ngày ở thể lỏng. - Trẻ biết hạn chế dùng nước đá để bảo vệ răng và bảo vệ sức khỏe. Page 17/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả hơi nước, hơi nước đọng lại thành giọt nước, giọt nước lớn quá sẽ rơi xuống tạo ra mưa. Trò chuyện về cách làm đá trong gia Cho đá vào cốc và quan sát đình trẻ đá tan Cho nước đá vào ấm đun nước Quan sát nước bốc hõi. 3.3.3 Các lớp chất lỏng a. Mục đích - Trẻ phân biệt được các lớp chất lỏng khác nhau: Dầu, nước, siro. - Nhận biết lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới. lớp dầu nhẹ hơn nước và siro nên nổi lên trên cùng. Còn lớp nước ở giữa. - Nhận biết một số chất liệu nhựa, gỗ, kim sắt, cao su – nổi ở lớp chất lỏng nào: nước, dầu, siro để rút ra kết luận b. Chuẩn bị. - 1 chai dầu ăn, 1 chai nước, 1 chai siro. - 3 cốc thủy tinh, khay. Page 19/30 Một số hoạt động thí nghiệm giúp trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học hiệu quả Dầu ăn Nước Siro Cốc thí nghiệm và 3 miếng nhựa màu tương ứng 3.4. Thí nghiệm với vật chìm vật nổi. 3.4.1 Quả trứng thần kỳ a.Mục đích: - Trẻ biết nước muối nặng hơn nước thường (nước ngọt), đó là lý do tại sao ta dễ nổi trên mặt biển. - Trẻ biết quả trứng có thể nổi trong nước muối và chìm trong nước thường (nước ngọt). b. Chuẩn bị: - 2 cốc thủy tinh. - 2 quả trứng. - Nước ngọt, muối ăn. c. Tiến hành: - Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng. Cho trẻ nếm thử muối và nhận xét. - Cô rót nước vào 2 cốc, thả 2 quả trứng vào cốc cho trẻ quan sát và nhận xét: Cả 2 quả trứng cùng chìm. - Cô pha muối vào 1 cốc và cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra: Quả trứng trong cốc nước pha muối từ từ nổi lên. - Đổi vị trí 2 quả trứng và tiếp tục quan sát, nhận xét. d. Giải thích, kết luận: - Nước muối nặng hơn nước thường nên quả trứng có thể nổi trong nước muối và chìm trong nước thường. Page 21/30
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_thi_nghiem_giup_tre_3_4_tuoi_kh.docx