Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

docx 20 trang skkn 13/01/2024 1810
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 UBND QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi Lĩnh vực/Môn: Giáo dục mẫu giáo Cấp học: Mầm non Họ và tên tác giả: Vũ Thị Hồng Điệp Chức vụ: Giáo viên ĐT: 0972194436 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sữa Quận Long Biên – Hà Nội Long Biên, tháng 3 năm 2019 3.Ý kiến đề xuất 10 PHỤ LỤC IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ” làm sáng kiến kinh nghiệm. Tôi hi vọng với đề tài này mình sẽ đóng góp một chút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Hoạt động vui chơi nói chung và hoạt động ngoài trời nói riêng có ý nghĩa đặc biệt và đem lại hiệu quả giáo dục rất cao với trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên trong những năm đầu tiên của cuộc sống những nhận thức của trẻ về thế giới ngoài trời còn mơ hồ, trẻ dễ nhầm lẫn thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật hiện tượng. Trẻ 5 - 6 tuổi đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng, trẻ có nhu cầu hoạt động khám phá các mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa các sự vật và hiện tượng để thỏa mãn nhu cầu nhận thức ngày càng cao của chúng. Trẻ cũng có khả năng suy luận mặc dù những kết luận còn rất ngây thơ ngộ nghĩnh. Trẻ luôn tò mò và đặt ra các câu hỏi cho người lớn: “ Đây là cái gì? Nó như thế nào? Tại sao lại như vậy? Làm thế nào để có được nó? Để làm gì?” Nội dung các câu hỏi của trẻ rất đa dạng, bao trùm mọi lĩnh vực tri thức: Tự nhiên (cây cối, các con vật, nước, không khí, ánh sáng, mưa gió ), xã hội (bản thân, người lớn và các mối quan hệ giữa họ, thế giới xung quanh ). Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời chính là giúp trẻ giải quyết được nhu cầu và hứng thú nhận thức và nhu cầu vui chơi. Cho trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời là tạo điều kiện cho trẻ hoà nhập vào cuộc sống, tích luỹ cho trẻ những tri thức, những ấn tượng tốt đẹp về con người, về môi trường tự nhiên, về cuộc sống xã hội phong phú, đa dạng. Từ đó hình thành ở trẻ những tình cảm xã hội đúng mực với suy nghĩ, thái độ quan hệ tích cực, cách ứng xử đúng đắn với mọi người xung quanh, thái độ tích cực thân thiện với môi trường thiên nhiên. Vậy tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ như thế nào để có hiệu quả như mong muốn? Lúc này vai trò của người giáo viên mới thực sự được phát huy. 2. Thực trạng vấn đề - Trường mầm non tôi đang công tác là một trường mầm non thuộc Quận Long Biên, trường nằm trên địa bàn Phường Sài Đồng là nơi đô thị hóa nhanh, tập trung nhiều các khu công nghiệp lớn, các đầu mối giao thông của Thủ đô, trình độ dân trí cao. - Lớp tôi được phân công phụ trách là lớp mẫu giáo lớn A1 với sĩ số 45 học sinh. 2/10 Với những thực trạng này tôi luôn mong muốn tìm ra được một sô biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo lớn đạt hiệu quả nhất. Và dựa vào những kiến thức chuyên môn mà tôi đã học hỏi tôi đã xây dựng và tìm ra một số biện pháp sau : 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1.Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ. Để có được những buổi hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả giáo dục cao, đem lại cho trẻ nhiều hứng thú thì việc xây dựng kế hoạch phù hợp là điều rất cần thiết và quan trọng. Muốn xây dựng được những kế hoạch hoạt động ngoài trời hoàn hảo phù hợp với lứa tuổi trẻ, mỗi giáo viên chúng ta cần nắm bắt được phương pháp chuyên ngành, hiểu được phương pháp chuyên ngành giáo viên sẽ không bị nhầm lẫn giữa hoạt động có mục đích với các đề tài của giờ khám phá môi trường xung quanh khi đó việc tổ chức hoạt động sẽ hiệu quả mà không bị lan man. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động căn cứ vào hướng dẫn của phòng giáo dục, ban giám hiệu và tổ chuyên môn. Ngoài ra việc tôi căn cứ vào độ tuổi, trình độ trẻ của lớp mình, căn cứ vào điều kiện thực tế của lớp, của trường để xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài trời hoàn chỉnh, sáng tạo đảm bảo các yêu cầu về nội dung, về thời gian, không gian, đúng sự kiện, kế hoạch tháng. 3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn hoạt động có nội dung, hoạt động có chủ đích giúp trẻ được trải nghiệm kiến thức đã học Lựa chọn đề tài phù hợp với kế hoạch tháng, tận dụng môi trường thực tế. Ví dụ chủ đề sự kiện là “ Bé với Noel” tôi lựa chọn hoạt động có chủ đích: quan sát khung cảnh sân trường chuẩn bị noel, trò chuyện với ông già noel hay trò chơi chuyển quà Hay chủ đề sự kiện là “Rau ăn lá”, tôi sẽ lựa chọn hoạt động có chủ đích: quan sát rau muống, vườn thủy canh (Ảnh 1, 2) Ví dụ: Sau khi kiến thức đã được cung cấp trong giờ hoạt động chung thì ở hoạt động ngoài trời có thể kết hợp trong giờ quan sát vườn hoa và yêu cầu trẻ chọn cho cô hoa có 5 cánh kể tên 5 loại hoa mà con biết, kể tên 5 loại hoa theo màu sắc và tìm trong sân trường có các đồ vật nào có số lượng là 5 3.3.Biện pháp 3 : Thiết kế các trò chơi phát triển khả năng vận động cho trẻ a.Trò chơi phát triển vận động: Khi trẻ được tham gia chơi các hoạt động leo trèo trên các đồ chơi ngoài trời: cầu trượt, đu quay, bập bênh, xích đu, cầu luồn các vận động chạy, nhảy, bật nhảy vòng, tung, ném chuyền bóng .từ các trò chơi này trẻ được vận động 4/10 khác nhau. Các trò chơi dân gian tổ chức cho trẻ ở HĐNT đem lại cho trẻ rất nhiều tác dụng như rèn luyện tính nhanh nhẹn, linh hoạt biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ nhau (TC: Rồng rắn lến mây, kéo co, mèo đuổi chuột, ), sự phán đoán nhanh nhẹn qua trò (Oản tù tì), phát triển ngôn ngữ, khả năng vận động theo nhịp điệu (Lộn cầu vồng ). Tôi sưu tầm những bài vè như: “Vè tưới cây” cho trẻ vừa đọc vè vừa tưới cây tạo cho trẻ sự hứng thú, vui vẻ và thoải mái và yêu thích muốn tham gia lao động tưới nước cho cây. Đồng thời qua đó giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ rất hiệu quả, trẻ phát âm chuẩn hơn, giảm bớt ngọng (Ảnh 7 ) 3.4. Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu cho trẻ Thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của PGD và của BGH nhà trường tôi đã nắm bắt và hiểu được vai trò, ý nghĩa của hoạt động giao lưu cho trẻ để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu cho trẻ, phối kết hợp với các lớp bạn khi cùng ra hoạt động ngoài trời. Các hình thức giao lưu như thi văn nghệ có chủ đề cô yêu cầu như thi hát về các loại cây, hoa, hát về các con vật giao lưu các trò chơi : Kéo co, chuyền bóng, ném bóng, cướp cờ Tổ chức hoạt động giao lưu còn thể hiện dưới hình thức cô tổ chức các ngày lễ ngoài trời cho trẻ như: Tết trung thu, ngày noel, Vào các ngày đó trẻ được vui chơi, giao lưu và tham gia các trò chơi. 3.5. Biện pháp 5: Tham mưa với ban giám hiệu trong việc xây dựng môi trường thiên nhiên ngoài trời cho trẻ tham gia hoạt động a. Tạo môi trường thiên nhiên ngoài trời phong phú, đẹp mắt. Tạo ra môi trường phù hợp, đa dạng phong phú giúp gây hứng thú cho trẻ và cả chính giáo viên chúng ta, đồng thời còn góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với các bạn tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên tôi có tham gia tham mưu, đóng góp ý kiến với ban giám hiệu để xây dựng được môi trường tận dụng không gian cho trẻ hoạt động. Tôi luôn tận dụng tối đa môi trường thiên nhiên cho trẻ quan sát , vui chơi. + Trong tháng 9 có sự kiện “ Ngày hội đến trường của bé” giáo viên cho trẻ quan sát quang cảnh sân trường, quan sát đồ dùng đồ chơi ngoài sân trường + Trong tháng 11 : Nếu trong trường có công trình đang xây dựng giáo viên tận dụng luôn điều kiện có sẵn đó cho trẻ quan sát công trình, hoặc trò chuyện với cô chú công nhân xây dựng, quan sát các công việc của thợ xây dựng, các nguyên vật liệu xây dựng 6/10 Để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên, tôi gợi ý cho trẻ mang đến nhiều nguyên vật liệu như: các loại hạt, các loại cây và hoa, vỏ chai nhựa, vỏ hến, đá, sỏi, bìa cát tông Ví dụ: Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng rụng trên sân thì cô cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cùng nhau trò chuyện về những chiếc lá đó. 3.6.Biện pháp 6: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh. Việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của 5 lĩnh vực phát triển cho trẻ, đặc biệt là ý nghĩa tác dụng của hoạt động ngoài trời. Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về kế hoạch của tháng, về nội dung các hoạt động ngoài trời trẻ được tham gia trong chương trình. Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ, nhận thức và thể chất của trẻ phát triển như thế nào,về nhà phụ huynh cho trẻ kể lại các những điều trẻ đã được học, được trải nghiệm và tham gia ở hoạt động ngoài trời và có biện pháp kích thích sự phát triển cho trẻ tại gia đình. Giáo viên có thể huy động phụ huynh đóng góp, ủng hộ một số dụng cụ hoạt động ngoài trời, cây cảnh, làm vườn cổ tích, ghế đá tạo môi trường thiên nhiên ngoài trời đẹp và phong phú hơn cho trẻ hoạt động. 4. Hiệu quả của SKKN: * Đối với trẻ: - Về kiến thức: Trẻ đã nắm bắt đặc điểm, tính chất của các sự vật hiện tượng, biết được ích lợi, cách bảo quản, cách sử dụng, các mối liên hê, quan hệ .giữa các sự vật hiện tượng ngoài môi trường. - Về kỹ năng: đã hình thành và rèn luyện ở trẻ một số kỹ năng như khả năng quan sát, khả năng diễn đạt, phân tích, so sánh. Rèn luyện kỹ năng tô, vẽ, đếm, kỹ năng vận động, trẻ khỏe mạnh và nhanh nhẹn hoạt bát hơn. Ngôn ngữ của trẻ phát triển. -Về thái độ: trẻ ý thức được trách nhiệm của mình phải bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu mến môi trường thiên nhiên ngoài trời và tích cực tham gia vào các hoạt động, đặc biệt là hoạt động nhóm, trẻ luôn có sự phối hợp với nhau, tích cực, chủ động tìm tòi để khám phá kiên thức. Sau 1 năm áp dụng những biện pháp trên trẻ đã đạt được những kết quả nhất định về mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ. Tôi đã tiến hành khảo sát kết quả cụ thể trên trẻ của của lớp mình và có số liệu cụ thể như sau: 8/10 * Đối với Nhà trường: - BGH tạo điều kiện hơn nữa để trang bị về đồ dùng trực quan và tài liệu sáng tạo hiệu quả nhất để giáo viên tìm hiểu tham khảo. Bổ sung một số chậu hoa cây cảnh, đồ dùng đồ chơi cho khuôn viên ngoài trời. - Tổ chức nhiều cuộc thi giao lưu ngoài trời giữa các lớp, các khối cho trẻ tạo cho trẻ niềm phấn khích sự hứng thú và quyết tâm trong học tập. * Đối với Phòng giáo dục: - Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, tổ chức cho giáo viên được đi kiến tập nhiều hơn, được đi học đào tạo một số lớp về kỹ năng tổ chức các hoạt động. 10/10 Ảnh 3: Trẻ chơi vận động với các vỏ chai nước Ảnh 4: Trò chơi: “Cặp đôi hoàn hảo” Ảnh 7: Trẻ chăm sóc cây xanh Ảnh 8: Cô và trẻ quan sát bầu trời Ảnh 11: Trẻ hoạt động với hạt gấc, sỏi

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_to_chuc.docx