Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

docx 9 trang skkn 16/05/2024 1490
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Phát triển ngôn ngữ là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục mầm 
non. Ngôn ngữ là một thứ sản phẩm độc quyền của con người, là phương tiện giao 
tiếp trọng yếu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu 
được lẫn nhau, cùng nhau hành động vì những mục đích chung: lao động, đấu 
tranh, xây dựng và phát triển xã hội. Không có ngôn ngữ, không thể giao tiếp được, 
thậm chí không thể tồn tại được, nhất là đứa trẻ, một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự 
chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành 
viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ 
những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều 
khiển, giáo dục trẻ.
 Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ vai trò 
quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương 
tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy 
nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hóa. Ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả 
các loại hình hoạt động giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Như vậy ngôn ngữ cần cho 
tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động tạo cơ hội cho ngôn ngữ trẻ phát 
triển. Thông qua ngôn ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với sự vật, hiện 
tượng và những đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã 
hội. Ngôn ngữ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối với trẻ mầm 
non nói chung và trẻ 3 – 4 tuổi nói riêng, trẻ rất nhậy cảm với nghệ thuật ngôn từ. 
Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm 
hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì 
vậy cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo 
là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất. Thông qua việc trẻ 
kể chuyện sáng tạo giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo, 
biết yêu quý cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát 
triển, trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ biết trình bầy ý kiến, 
suy nghĩ, kể về một sự vật hay sự kiện nào đó bằng chính ngôn ngữ của trẻ. Từ 
những lí do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm phát triển 
 1/10 mầm non được trẻ rất yêu thích. Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là loại 
hình nghệ thuật, đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, trẻ đã được sống chan hòa trong 
lời ru “ ầu ơ” đầy yêu thương của bà, của mẹ. Thông qua hoạt động kể chuyện sáng 
tạo trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội có những mối quan hệ, những tình cảm gia 
đình, tình bạn, tình cô và trẻ giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ giữa hoàn cảnh, 
trạng thái tình huống và nhân vật, giữa lời kể và lời thuật, ngôn ngữ nhân vật, âm 
sắc, giọng điệu của tác phẩm chuyện và hành động của các nhân vật trong chuyện. 
Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên các 
mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được 
tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học. Yêu cầu này đòi hỏi trẻ 
phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của 
mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ 
lĩnh hội được trong quả trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập 
thường xuyên hàng ngày. 
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1 Thực trạng vấn đề
 a. Thuận lợi:
 - Ban Giám Hiệu nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ về mọi mặt, UBND Phường 
luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng học tập cho trẻ.
 - Lớp học rộng rãi, thoáng mát.
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên 
môn và các đợt lên chuyên đề văn học, hội thi đồ dùng đồ chơi cho chị em đồng 
nghiệp học tập nâng cao năng lực và rút kinh nghiệm.
 - Giáo viên trẻ, năng động, sáng tạo, luôn tâm huyết với nghề, có ý thức tự 
bồi dưỡng nâng cao trình độ của mình.
 - Được sự tín nhiệm và tin cậy của các bậc phụ huynh.
 b. Khó khăn:
 - Về cơ sở vật chất: Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú, thẩm 
mỹ chưa cao. 
 - Trẻ chưa mạnh dạn, chưa tích cực tham gia hoạt động, dễ bị cuốn hút 
nhưng cũng rất nhanh chán.
 3/10 giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện 
sáng tạo.
 3.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ 
lời kể sáng tạo.
 Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các đồ dùng trực quan đa dạng 
phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện sáng tạo của trẻ thì chúng ta 
còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo. Khi 
dạy trẻ sáng tạo tôi đã chuẩn bị cho trẻ những tập chuyện tranh sưu tầm bằng cách 
đọc kể cho trẻ nghe ở các giờ đón, giờ trả trẻ và giờ chơi hàng ngày. Đây là hình 
thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững 
vàng khi thực hiện kể chuyện sáng tạo. Qua cách làm quen như vậy trẻ biết đánh 
giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của 
mình. Bên cạnh đó tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện, cho trẻ 
xem qua đĩa hình các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô 
và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý 
tưởng của mình qua sự nhận thức. Tôi dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, theo thời 
gian thực hiện một tuần hoặc hai tuần, kết hợp lồng ghép các môn học khác, các trò 
chơi để củng cố và khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung 
quanh cho trẻ.
 Sau đây là một số cách dạy trẻ sử dụng đồ dùng trực quan:
- Dạy trẻ sử dụng rối tay: dạy trẻ sử dụng từng con một, kết hợp với lời nói, ngôn 
ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động.
- Dạy trẻ ghép tranh kể chuyện: chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành một dải 
câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua các nhân vật 
trong tranh.
- Dạy trẻ ghép các nhân vật kể chuyện: chọn những nhân vật mà trẻ thích, sau đó 
ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ.
- Dạy trẻ kể chuyện bằng sa bàn: chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp di 
chuyển các nhân vật đó trên sa bàn. Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể đi 
theo nhân vật sử dụng. Từ những việc làm đó không những trẻ sử dụng thành thạo 
đồ dùng trực quan về các con vật mà còn biết vận dụng sử dụng đồ dùng trực quan 
ở các chủ đề khác. Thông qua các câu chuyện sáng tạo của trẻ, trẻ sử dụng các ngữ 
 5/10 Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện sáng tạo trẻ đã kể, yêu 
 cầu phụ huynh về nhà cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể các câu 
 chuyện khác. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và 
 đa dạng.
 Huy động phụ huynh đóng góp tiền ủng hộ tạo góc văn học hoặc thu nhặt những 
 nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo họa mi, vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, mút 
 xốpkết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh. Có thể nói 
 công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc 
 dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
 * Về bản thân:
 - Tôi đã thấy mình nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, giọng kể được 
trau rồi diễn cảm, thu hút trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
 - Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dậy trẻ kể chuyện sáng tạo, sưu 
tầm được nhiều truyện tranh, học thuộc nhiều truyện ngoài chương trình.
 - Tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt ở các góc văn học.
 - Tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm để tạo ra nhiều lại rối 
phong phú, đa dạng, sử dụng có hiệu quả trong việc dậy trẻ kể chuyện sáng tạo.
 * Về trẻ:
 - Phát âm rõ ràng mạch lạc
 - Hứng thú tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo
 - Biết thể hiện ngôn ngữ hoàn chỉnh ( kể chuyện sáng tạo)
 * Về phụ huynh:
 - Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kể cuyện sáng tạo để 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Phụ huynh phối hợp cùng cô và nhà trường trong việc tạo môi trường học 
tập cho trẻ.
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận :
 Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là một việc làm khó, giáo dục trẻ có chất lượng 
lại càng khó hơn. Là một giáo viên mầm non, tôi hết sức tâm huyết với công việc 
của mình và cố gắng tìm tòi những giải pháp hữu hiệu để cùng với chị em đồng 
 7/10 Trên đây là một số kinh nghiệm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua 
hoạt động kể chuyện sáng tạo của tôi. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến 
của các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp bổ sung góp ý cho chuyên đề của 
tôi được hoàn chỉnh nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường.
 Tôi Xin chân thành cảm ơn!
 9/10

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_phat_trien_ngon_ngu.docx