Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phúc
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm làm đồ dùng làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Như chúng ta đã biết Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Hiện nay, bậc học mầm non đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt biệt hàng đầu. Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành, phát triển nhân cách con người và đồng thời trong bậc học mầm non giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng cơ bản làm tiền đề cho những cấp học tiếp theo. Để thực hiện được tốt mục tiêu đó thì người giáo viên phải linh hoạt chủ động lựa chọn các nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, và sử dụng những đồ dùng đồ chơi linh hoạt, sáng tạo để giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động và phát huy được tính tích cực của trẻ. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục cho trẻ phát triển về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kỹ năng xã hội, thẩm mỹ là rất quan trọng. Trong các môn học tại trường mầm non thì môn học làm quen với toán là một trong những môn quan trọng của chương trình học mầm non. Việc hình thành các biểu tượng toán ngay từ nhỏ giúp các bé làm quen với thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển trí tuệ, tư duy, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các thao tác tư duy: So sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóaGóp phần phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ về biểu tượng toán cho trẻ. Từ đó cũng góp phần giáo dục cho trẻ đạo đức, thẩm mỹ, ý thức lao động ngay từ khi còn bé. Vì vậy hình thành các biểu tượng toán cho trẻ lứa tuổi mầm non là rất cần thiết. Đặc biệt đối với trẻ 5-6 tuổi, kiến thức sơ đẳng về toán ở trường mầm non là tiền đề để cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào lớp 1. Có nhiều cách để trẻ có thể làm quen với toán như cô tạo cơ hội hứng thú cho trẻ tiếp thu kiến thức là điều kiện để trẻ sử dụng các hiểu biết đã có để giải quyết các tình huống trong thực tế từ đó giúp cô đánh giá khả năng của trẻ. Đồng thời bên cạnh đó để tạo cơ hội hứng thú cho trẻ, trẻ tham gia một cách tích cực thì cô cần phải linh hoạt, phải luôn sáng tạo, tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường mầm non bởi vì đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có nhu cầu chơi với những đồ dùng, đồ chơi có màu sắc đẹp, mới lạ, phong phú và hấp dẫn. Là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giảng dạy trong năm học vừa qua, tôi nhận thấy rằng muốn trẻ hứng thú tham gia hoạt động và đạt được kết quả cao trong tiết dạy làm quen với toán thì giáo viên phải coi trọng đồ dùng đồ chơi cho tiết dạy, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi trong tiết dạy của mình và những đồ dùng đồ chơi đó phải sinh động, hấp dẫn, đảm bảo an toàn cho trẻ vì đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo mang tính trực quan hành động, muốn trẻ tiếp thu được kiến thức thì trẻ phải được thực hành, hoạt động với các đồ vật đồ chơi đó. Chính vì vậy tôi đã tự mình tham khảo các tài liệu về cách làm đồ dùng đồ chơi cũng như cách sử dụng đồ dùng 1 với các đồ dùng, đồ chơi đó cho trẻ. Trong quá trình cho trẻ làm quen với toán ở lớp mẫu giáo, giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở, tổ chức cho trẻ làm quen và thực hành trên các đồ dùng học tập nhằm hình thành và phát triển các thao tác của tư duy góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Bởi vậy giáo viên là người giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong những bước đi đầu tiên này của trẻ. Chính vì vai trò vô cùng quan trọng từ giáo viên nên giáo viên cần phải rất cẩn thận và tính toán kỹ lưỡng trong những bài giảng của mình. Bởi vì chỉ cần đưa ra định hướng sai, dẫn đến những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc học toán của trẻ sau này. Hơn nữa, giáo viên cũng phải đưa ra những phương pháp đúng và hợp lý, giáo viên cần thực hiện nguyên tắc dạy học theo phương pháp đổi mới: Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục một cách phù hợp để đạt được kết quả cao nhất trong học tập. Bởi bản chất môn toán đối với trẻ đã là một môn rất khô khan và nhàm chán, nên nếu thầy cô giáo không tìm cách đổi mới thì sẽ rất nhàm chán đối với trẻ hay thậm chí là trẻ ghét học toán. Để giải quyết vấn đề này thì đồ chơi có tác dụng lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hoạt động, trải nghiệm và được thể hiện những nhu cầu cá nhân được phát triển cân đối hài hòa, từ đó giúp trẻ phát triển cân đối toàn diện. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ thực hiện các hành động, các thao tác theo yêu cầu của cô. Việc cô tổ chức cho trẻ cùng cô tự làm tự tay trẻ làm ra những sản phẩm cho giờ học cũng sẽ giúp trẻ thích thú, biết trân trọng và giữ gìn, yêu quý đồ dùng, đồ chơi và sẽ càng hứng thú tham gia vào tiết học. Như vậy đồ dùng đồ chơi có ý nghĩa rất quan trọng trong giờ làm quen với toán của trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần tận dụng một cách triệt để không chỉ phần nào giúp trẻ hứng thú hơn với bài học mà đây còn là một công cụ cực hữu ích hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy. 7.1.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 7.1.2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường Trường Mầm non Thanh Vân là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, các phòng học đều mới xây dựng nên sạch đẹp và kiên cố. Ban giám hiệu nhà trường tích cực bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi có đủ những nguyên vật liệu, tài liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ. Sở giáo dục, PGD&ĐT huyện thường xuyên quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất và các thiết bị đồ chơi phục vụ việc dạy và học cho các lớp 5-6 tuổi. Năm học 2018-2019 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5-6 tuổi tại khu trung lẻ của trường: Là lớp 5-6 tuổi với số cháu 37, trong đó 23 cháu nữ, 14 cháu nam, tất cả đều đã qua lớp mẫu giáo nhỡ nên đã có một số kiến thức cơ bản. Đa số trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, và tình cảm xã hội, biết cảm thụ cái hay cái đẹp trong cuộc sống xung quanh trẻ. 3 Số lớp có đủ đồ dùng làm quen 1 5 3 60 2 40 với toán ở mức độ tối thiểu Số lớp có đủ đồ dùng làm quen 2 với toán tự làm đảm bảo yêu cầu 5 2 40 3 60 chất lượng, phong phú, hấp dẫn. Biểu 2: Khảo sát giáo viên trên lớp 5 tuổi trường mầm non Thanh Vân Mức độ Đạt Chưa đạt Tổng TT Nội dung khảo sát yêu cầu yêu cầu số Số Số % % lượng lượng Số GV biết cách làm và vận dụng 1 6 3 50 3 50 sáng tạo. Số GV sử dụng có hiệu quả đồ 2 6 3 50 3 50 dùng làm quen với toán đã làm. Nhìn vào biểu 1 và biểu 2 ta thấy số lớp chưa đạt yêu cầu về đồ dùng làm quen với toán ở mức độ tối thiểu vẫn chiếm 40%; Số lớp chưa đủ đồ dùng học tập, đồ chơi tự làm đảm bảo yêu cầu chất lượng, phong phú, hấp dẫn chiếm 60%; Số GV chưa biết cách làm và vận dụng sáng tạo chiếm 50%; Số GV chưa sử dụng có hiệu quả đồ dùng học tập, đồ chơi đã làm vào giảng dạy chiếm 50%. Xuất phát từ thực tế trên, để giúp các giáo viên 5 tuổi nâng cao kiến thức, kỹ năng làm đồ dùng học tập làm quen với toán cho trẻ 5-6 tuổi, để giảm bớt chi phí mua đồ dùng học tập, đồ chơi có sẵn, đắt tiền mà nhiều khi không phù hợp với lứa tuổi, để có đồ dùng học tập, đồ chơi đẹp, hấp dẫn: Sẽ lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia học tập; Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm của mình như sau: 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 7.2.1. Biện pháp 1: Tìm tòi, tham khảo cách làm đồ dùng dạy toán cho trẻ 5 Ví dụ: Trong tiết dạy “Chữ số 6, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 6”, ở chủ đề gia đình, vì số lượng trẻ trên lớp đông, đồ dùng lại không đủ nên tôi cắt từ xốp V.A để làm lô tô quần áo cho trẻ đếm, lập số. Và ở phần củng cố tôi cũng chuẩn bị cho mỗi đội một bức tranh, trên mỗi bức tranh có rất nhiều các nhóm đồ dùng có số lượng khác nhau như: Cây xanh, hoa, quả, quần, áo, kim chỉ (tất cả những đồ dùng đó đều nằm trong chủ đề gia đình như trong vườn thì trồng cây xanh, nhu cầu gia đình là quần áo, đồ dùng gia đình là kim khâu) các đội sẽ cùng nhau đếm và khoanh tròn nhóm có số lượng là 6, tìm và gắn thẻ số 6 tương ứng vào nhóm đó và trẻ tham gia rất tích cực và rất hứng thú. Hình ảnh: Trò chơi củng cố sử dụng đồ tự làm 7.2.3. Biện pháp 3: Khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ LQVT phục vụ cho một nội dung dạy, giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi để làm ra các cặp đồ dùng đồ chơi có mối quan hệ lôgíc, hợp lý. Để phục vụ cho một nội dung dạy toán tôi thường chuẩn bị và làm đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ. Những đồ dùng dạy toán của cô và trẻ phải giống nhau nhưng của cô to hơn của trẻ. Những đồ dùng, đồ chơi tôi chọn để dạy đúng chủ đề đang thực hiện và chúng có mối liên hệ lôgíc, hợp lý với nhau. Đồ dùng đồ chơi dành cho môn học toán đối với tôi nó như là một công cụ, một phương tiện giúp tôi hoàn thành tốt bài dạy của mình, cũng như cung cấp được kiến thức 7 Ví dụ: Để cho trẻ ôn luyện hình tròn và số lượng là 5, tôi sưu tầm những lắp chai đã bỏ đi làm đầu hình con vật, tấm bìa cốt tông cứng để làm khung, và hướng dẫn động viên trẻ vẽ, cắt hình các con vật sau đó gắn đầu con vật để làm tranh các con vật có số lượng bằng nhau, đều bằng 5 để cho trẻ đếm và nhận xét. Hình ảnh: Cô và trẻ cùng làm đồ dùng dạy trẻ số lượng 7.2.5. Biện pháp 5: Làm đồ dùng học tập sao cho một đồ dùng có thể cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức khác nhau, sử dụng được cho nhiều hoạt động. Khi làm đồ dùng học tập tôi thường làm những đồ dùng có thể sử dụng được cho nhiều môn học và các hoạt động khác mà không chỉ riêng môn toán. Như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian làm đồ dùng đồ chơi học tập cho lớp. Ví dụ: Tôi làm ngôi nhà từ vỏ hộp kẹo và xốp V.A, ngoài việc cho trẻ biết về số lượng, màu sắc, hình khối thì tôi còn sử dụng trong trò chơi như về đúng nhà (trên mái nhà gắn số hay gắn hình); Sử dụng làm mô hình trong góc xây dựng; Làm đồ dùng cho các môn học khác như môi trường xung quanh, tạo hình... Ví dụ: Tôi cắt dán bức tranh ngôi nhà bằng: Hình vuông, hình tam , hình chữ nhật, phía trên có ông mặt trời hình tròn, bên cạnh có cây, hoa... để với mục đích có thể dạy học toán dạy trẻ về số đếm, hình học, kích thước, phía trên-phía dưới, phía trái-phía phải cho trẻ và có thể sử dụng trong các tiết dạy khác như môi trường xung quanh, tạo hình, để gây hứng thú dẫn dắt vào bài học. 7.2.6. Biện pháp 6: Tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm các đồ dùng học tập. Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều nguyên vật liệu bị loại bỏ sau khi sử dụng như: Lõi giấy vệ sinh, đĩ CD, chai nhựa, lon bia, Hộp sữa tươi, sữa 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_lam_do_dung_lam_que.doc