Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm kết nối phụ huynh rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ học tại nhà
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm kết nối phụ huynh rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ học tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm kết nối phụ huynh rèn kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi trong thời gian nghỉ học tại nhà
1/10 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Vào lớp 1 là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở giai đoạn này sẽ có tác động to lớn đến chất lượng ở các bậc học tiếp theo, chất lượng giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Khi bước vào trường tiểu học tất cả đều xa lạ đối với trẻ về cả môi trường, hoạt động chủ đạo, và thời gian sinh hoạt trong một ngày. Trẻ đang được người lớn chăm lo chu đáo từ bữa ăn giấc ngủ, nhưng khi lên lớp 1 trẻ phải sống trong môi trường học tập mà mọi thứ phải tự lập. Cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ có thể tiếp cận môi trường mới để việc học tập có thể đạt kết quả tốt nhất. Việc rèn các kỹ năng cần thiết cho trẻ ở giai đoạn chuẩn bị lên lớp 1 sẽ giúp trẻ tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống và hình thành ở trẻ các giá trị văn hoá con người trong thời đại hiện nay. Trẻ sẽ trở nên mạnh dạn, tự tin hơn, chủ động hơn trong việc học khi có những kỹ năng như tự phục vụ, giao tiếp ứng xử, chia sẻ hợp tác, tự bảo vệ bản thânnhờ đó sẽ đáp ứng được những nhu cầu cho các hoạt động và các mối quan hệ mới của trẻ khi lên tiểu học. Chuẩn bị sang tiểu học hoạt động học tập sẽ giữ vai trò chủ đạo tạo ra khó khăn bước đầu cho con trẻ khi thực hiện nhiệm vụ học tập như việc thực hiện nội quy, học tập theo hướng dẫn của giáo viên. Giờ học cũng được quy định rõ ràng về các môn học và thời gian các tiết học. Nếu trẻ không biết sắp xếp phân bổ thời gian hợp lý sẽ gây ra tình trạng không lĩnh hội kịp kiến thức bởi vì buổi học sau sẽ dành thời gian cho những bài học mới. Trước tình hình như vậy bắt buộc chúng ta phải chuẩn bị cho trẻ tính tự lập, kỷ luật cao, biết hợp tác chia sẻ và giải quyết vấn đề một cách nhanh nhạy. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên trong giai đoạn này là phải hướng dẫn phụ huynh nhằm giúp phụ huynh hiểu và biết cách rèn luyện các kỹ năng cho con em mình sẵn sàng bước sang một giai đoạn mới. Xuất phát từ thực tế diễn biến của dịch Covid - 19, thời gian nghỉ học kéo dài bất thường gây nhiều xáo trộn trong tâm lý và cả sinh lý của trẻ em. Cha mẹ có thể làm những việc cụ thể gì để cùng con vượt qua tình trạng này? Bản thân tôi là một giáo viên có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, nắm được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như tâm lý của phụ huynh, tôi thấy việc phối hợp hướng dẫn phụ huynh rèn một số kỹ năng cho trẻ để chuẩn bị lên lớp 1 là điều hết sức quan trọng. Chính vì thế mà tôi 3/10 cầu đổi mới của ngành và có cơ hội tiếp xúc nhiều với các trang thiết bị truyền thông, không ngừng học hỏi các kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ thông tin, ứng dụng phần mềm giảng dạy, zalo...thành thạo để tiếp cận, tuyên truyền phụ huynh qua mạng xã hội, truyền thông trở nên dễ dàng hơn. Đa số trẻ trong lớp và cô giáo là người địa phương nên dễ dàng cho việc phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc rèn các kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ đều được học liên tục từ mẫu giáo bé, phụ huynh và cô giáo đã có sẵn nền tảng liên lạc. Các phụ huynh có thể dễ dàng trao đổi thông tin với cô giáo và trao đổi kinh nghiệm với nhau qua các nhóm lớp đã duy trì từ các lớp dưới. - Trong hoàn cảnh trẻ chưa được trực tiếp tới trường cha mẹ có thời gian gần gũi con nhiều hơn. Dành sự quan tâm cho con cái, hiểu rõ thêm về đặc điểm tâm sinh lý và đưa ra nhiều cách chăm sóc giáo dục phù hợp với con hơn. Phụ huynh trao đổi chia sẻ với giáo viên về những khó khăn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ để cùng tìm ra những giải pháp phù hợp với tâm sinh lý của trẻ. 2.2. Khó khăn: - Do dịch bệnh Covid nên thời gian, điều kiện giáo viên không có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp với trẻ nên còn khó khăn, hạn chế về thời gian chỉ trao đổi các thông tin qua video bài dạy, video và hình ảnh trẻ tương tác, zalo nhóm lớp. Đa số phụ huynh chưa biết cách chăm sóc quản lý các con, còn giữ con quá chặt, chưa tạo không gian hoạt động khiến trẻ chỉ ăn và ngủ xem các thiết bị điện tử quá nhiều. Vì thế trẻ càng thụ động, không có cơ hội phát triển các kỹ năng. Việc thiếu hụt các hoạt động phù hợp lứa tuổi hạn chế tiếp xúc với xã hội với bạn đồng tuổi khiến trẻ nảy sinh các vấn đề về cảm xúc như buồn bã và tù túng. Các hoạt động phối hợp hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục con đều phải thông qua nền tảng mạng xã hội, internet, điện thoại thông minhĐiều này gặp rất nhiều khó khăn trong việc khả năng sử dụng công nghệ của phụ huynh. Điều kiện kinh tế mỗi gia đình khác nhau, không phải phụ huynh nào cũng có sẵn điện thoại, ti vi hay máy tính. Ngày nay các gia đình đều có ít con, trẻ ngày càng được nuông chiều thái quá, trẻ muốn gì được nấy. Với suy nghĩ cá nhân tôi sự phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên còn hạn chế, một số phụ huynh không nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5 - 6 tuổi đã vội vàng cho con học trước chương trình của tiểu học như tập viết, làm toán, học chữ... Chứ chưa chú trọng việc rèn các kỹ năng cần thiết cho trẻ. - Trước khi áp dụng biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát một số kỹ năng để trẻ chuẩn bị lên lớp 1 gửi qua nền tảng mạng xã hội cho phụ huynh: Bảng khảo sát kết quả trước khi thực hiện đề tài vào tháng 9/2021 Trường Mầm non Tuổi Hoa Tổng số trẻ: 35 Lớp Mẫu giáo lớn A3 Tổng số phụ huynh: 35 5/10 những kỹ năng để chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1. (Hình ảnh 1: Giáo viên và phụ huynh trao đổi về thông tin trên nhóm lớp) Với nội dung bài tuyên truyền rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và phù hợp đã giúp tôi nhận được sự tương tác, đồng tình ủng hộ rất lớn từ phía phụ huynh. Đa số phụ huynh lớp tôi đều nhất trí và đã nhận thức đầy đủ về vai trò ý nghĩa của việc rèn các kỹ năng cơ bản cho trẻ trong thời gian ở nhà nghỉ dịch, từ đó có kế hoạch giáo dục và rèn luyện hợp lý phù hợp với bối cảnh dịch bệnh mà các cháu không thể đến trường, đến lớp. 3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn phụ huynh rèn cho trẻ kỹ năng trong giao tiếp ứng xử Cũng giống như người lớn, trẻ em giao tiếp ứng xử bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ cơ thể hoặc bằng những cử chỉ, hành động nhất định. Có thể khẳng định rằng kỹ năng giao tiếp ứng xử đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển tâm sinh lý cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc rèn luyện các kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ 5 – 6 tuổi, đồng thời để chuẩn bị tốt tâm thế lên lớp 1, trong thời gian các cháu ở nhà nghỉ dịch tôi đã xây dựng những video hướng dẫn phụ huynh rèn kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho trẻ và gửi lên nhóm zalo của lớp. Nội dung hướng dẫn phụ huynh rèn kỹ năng giao tiếp ứng xử ở đây bao gồm: Kỹ năng tiếp nhận thông tin từ người khác: Tôi hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ biết lắng nghe, tôn trọng khi người khác nói chuyện hay trao đổi với mình. Chẳng hạn như trong lúc ở nhà ông bà, bố mẹ trò chuyện với con, con cần biết lắng nghe, phải biết tôn trọng người lớn khi đang nói chuyện với mình. Tuyệt đối con không được bỏ đi khi ông bà, bố mẹ, anh chị đang muốn nói chuyện với con. Hay kỹ năng trả lời khi được người khác hỏi, trò chuyện: Tôi hướng dẫn phụ huynh rèn trẻ thói quen trả lời có chủ ngữ, vị ngữ, có thưa gửi khi được người lớn hỏi thăm hay trò chuyện. Chẳng hạn khi bố mẹ, ông bà hỏi con thì con cần phải lễ phép thưa mẹ, thưa bố, thưa ông, thưa bà Kỹ năng tập trung trong giao tiếp: Tôi hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ trong quá trình giao tiếp với người lớn cần thể hiện sự tập trung, chú ý, không được làm việc riêng.Chẳng hạn bố mẹ sẽ đặt những câu hỏi tình huống như “Khi người khác nói chuyện với con, con phải như thế nào? Có được vừa xem điện thoại vừa nói chuyện với mọi người không? Vì sao?...” Việc giáo dục trẻ tập trung trong giao tiếp sẽ giúp trẻ tập trung trong các vấn đề khác trong cuộc sống hàng ngày. 7/10 Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ cách gấp quần áo, mặc quần áo, đi dày dép: Tôi hướng dẫn Bố mẹ cho con trải nghiệm những công việc đó hàng ngày và tuyên dương, khích lệ trẻ khi trẻ đã làm tốt. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn phụ huynh thường xuyên khuyến khích trẻ cùng làm một số công việc nhỏ vừa sức với bản thân để phụ giúp ông bà, bố mẹ trong thời gian ở nhà như: Quét nhà, nhặt rau, trông em, cất dọn đồ dùng đồ chơi, giúp mẹ chuẩn bị mâm cơm. Khi được làm những công việc đơn giản, vừa sức với mình để giúp đỡ ông bà, bố mẹ trẻ sẽ vô cùng thích thú và cảm thấy mình đã lớn, đã trưởng thành hơn.(Hình ảnh 3: Cô dạy trẻ kỹ năng sắp bát đũa) Như vậy nếu như ngay từ thời điểm mầm non, nếu trẻ được rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ bản thân tốt, biết cách sắp xếp phân bổ thời gian, công việc hợp lý phù hợp về mặt thời gian sẽ giúp trẻ chủ động, tự tin trong cuộc sống nói chung và khi bước vào môi trường học tập ở tiểu học nói riêng. 3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn phụ huynh rèn một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng việc tạo một số tình huống có vấn đề để trẻ xử lý Môi trường bên ngoài gia đình luôn là một môi trường đầy rẫy những hiểm nguy, đe dọa sự an toàn đối với trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân tôi đã viết một số bài tuyên truyền và xây dựng những video hướng dẫn phụ huynh rèn một số kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng cách tạo ra những tình huống có vấn đề để trẻ xử lý. Chẳng hạn như hướng dẫn bố mẹ dạy con kỹ năng không nhận quà và đi theo người lạ: Bố mẹ đưa ra tình huống “Nếu như khi bố mẹ không ở nhà, có người lạ tới nhà cho con rất nhiều bánh kẹo và bảo con mở cổng đi chơi với họ con sẽ làm gì? Vì sao?”. Bố mẹ sẽ để cho trẻ tự suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết, sau đó sẽ giáo dục cho trẻ hiểu rằng tuyệt đối con không được mở cửa nhận quà và đi theo người lạ, bởi những người đó là người xấu, nếu con đi theo sẽ bị họ bắt cóc và gặp nguy hiểm. (Hình ảnh 4: Kỹ năng không nên mở cửa cho người lạ) Hay hướng dẫn bố mẹ dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra bằng cách đưa ra tình huống như sau: Bố mẹ cùng con xem bộ phim hoạt hình “Bo và bạn của Bo” cả hai đang chơi ở nhà thì bỗng dưng có lửa cháy ở khu vực nhà bếp, cho trẻ xem đến đó và hỏi trẻ rằng: Bo và bạn của Bo đang chơi thì phát hiện ra điều gì? Nếu con là bạn Bo thì con sẽ làm gì? Vì sao? Bố mẹ hãy cho trẻ được tự do nêu lên ý kiến của bản thân mình và sau đó sẽ cho trẻ hiểu rằng nếu trường hợp khi con ở nhà phát hiện ra hỏa hoạn hãy nhanh chân chạy ra xa ngoài vùng hỏa hoạn và đồng thời hãy hô hoán thật to để người khác nghe 9/10 Như vậy với những việc làm linh hoạt, nhạy bén và phù hợp với thực tiễn bối cảnh địa phương, mặc dù thời gian trẻ ở nhà nhiều hơn đến lớp nhưng nhờ làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh đã giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết làm tiền đề cho trẻ vững vàng hơn khi bước vào tiểu học, trẻ có những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp, bảo vệ bản thân, biết tự phục vụ trong các hoạt động, biết cách cầm bút và ngồi đúng tư thế, tập trung chú ý, biết hợp tác sẻ chia Với các giải pháp mà tôi áp dụng đã được nêu trên, được nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh đánh giá rất phù hợp trong việc rèn kỹ năng cho trẻ 5 - 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1, trong bối cảnh dịch bệnh covid – 19. Đáp ứng cao đối với yêu cầu thực tiễn và bối cảnh địa phương như hiện nay. - Hiệu quả cụ thể: * Về trẻ: Trẻ đã có được những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng học tập cơ bản Qua quá trình khảo sát kết quả trẻ đạt được cao hơn so với kết quả khảo sát ban đầu: Phiếu khảo sát điều tra thực trạng tài liệu thực hành kỹ năng sống tháng 3/2022 Trường Mầm non Tuổi Hoa Tổng số trẻ: 35 Lớp Mẫu giáo lớn A3 Tổng số phụ huynh: 35 Số Mức độ đạt TT Nội dung khảo sát lượng Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ Đạt % đạt % Nhận ra ký hiệu thông thường trong cuộc sống 1 (nhà vệ sinh, nơi nguy 35 32 91 3 9 hiểm, biển báo giao thông đơn giản...) Thực hiện được một số việc 2 tự phục vụ đơn giản trong 35 33 94 2 6 sinh hoạt Biết chủ động tự tin giao 3 tiếp với bạn bè và người lớn 35 33 94 2 6 gần gũi. Biết tự bảo vệ bản thân và giải quyết một số tình huống nguy 4 35 30 86 5 14 hiểm (hoả hoạn, khi đi lạc, tiếp xúc người lạ)
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ket_noi_phu_huynh_r.docx