Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường Mầm non Ninh Vân

docx 30 trang skkn 17/10/2024 701
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường Mầm non Ninh Vân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường Mầm non Ninh Vân

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường Mầm non Ninh Vân
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Sở GD&ĐT Ninh Bình
 Tôi ghi tên dưới đây:
 Tỷ lệ (%) đóng
 Ngày tháng Nơi công Trình độ 
 TT Họ và tên Chức vụ góp vào việc 
 năm sinh tác chuyên môn
 tạo ra sáng kiến
 Mầm non
 1 Vũ Thị Mận 20/7/1966 HT ĐH 100
 Ninh vân
 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
 Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số kinh 
nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường mầm non Ninh Vân”.
 Lĩnh vực áp dụng: Trong Trường Mầm non Ninh Vân và trong các Trường 
Mầm non trong huyện Hoa Lư.
 2. Nội dung
 2.1 Giải pháp cũ thường làm:
 2.1.1. Dạy trẻ biết phòng chống khi có hoả hoạn xảy ra:
 - Nhằm giúp trẻ nhận thức được tình huống xảy ra hoả hoạn. Tôi đưa ra 
được một số nguyên nhân gây cháy ở trong trường: Có rất nhiều nguyên 
nhân khác nhau như do cháy lan từ nơi khác đến, do vi phạm quy định về 
PCCC; do sơ xuất bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, do chập 
điện... Do sử dụng gas là chất rất dễ cháy, nổ nên khi sử dụng nếu bếp đun 
không đảm bảo an toàn và người sử dụng thiếu ý thức( không khoá bình gas 
sau khi đun nấu xong) và thiếu kiến thức PCCC cũng gây ra cháy nổ.
 - Cách phòng chống hoả hoạn: Không được để trẻ nghịch lửa, diêm, 
các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt trong trường.
 2.1.2: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh:
 Hiện nay, trên khắp địa bàn của tỉnh đều có trường học ở các cấp khác 
nhau như: Trường mầm non, trường trung học và trường tiểu học... Trong 
xây dựng và phát triển các trường học đã được đầu tư cơ sở vật chất mới 
hoặc được cải tạo lại với quy mô, các trang thiết bị và tiện nghi học tập, sinh 
hoạt tương đối đầy đủ, hoàn thiện. Các trường học được chia thành nhiều
 1 thực tế của địa phương, phương pháp đảm bảo tự nhiên linh hoạt nhẹ nhàng đan 
xen nhau tổ chức thông qua các hoạt động nhằm giúp cho trẻ biết hỏa hoạn là 
những đám cháy lớn, thường gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Các 
hoạt động giáo dục có thể được tiến hành trên các giờ hoạt động học có chủ định 
và mọi lúc, mọi nơi; tổ chức theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp, trong lớp hoặc ngoài sân 
trường.
 * Ví dụ: Chủ đề : Giao thông - lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ.
 Đề tài: Thơ Xe chữa cháy.
 Yêu cầu:
 - Trẻ biết dấu hiệu hỏa hoạn: đám cháy, lửa bốc cao kèm theo khói.
 - Trẻ biết được xe cứu hỏa dùng để chữa cháy .
 - Trẻ thuộc thơ, đọc diễn cảm thể hiện sự mạnh mẽ.
 - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động .
 Chuẩn bị:
 - Đoạn phim về hình ảnh lửa cháy ở nhà cao tầng, xe cứu hộ đang chữa cháy.
 - Tranh minh họa thơ: Xe chữa cháy.
 Tiến hành:
 *Hoạt động 1: Xem video về hoả hoạn và xe chữa cháy.
 - Tổ chức cho trẻ xem phim về hỏa hoạn xảy ra ở nhà cao tầng khu chung cư 
và công tác chữa cháy của các chú cứu hỏa.
 + Các con nhìn thấy gì trong đoạn video vừa rồi?
 + Khi có cháy xảy ra ai sẽ làm nhiệm vụ chữa cháy?
 + Phương tiện giao thông dùng để chữa cháy đó là gì?
 Cô và các con hãy tặng cho các chú cảnh sát cứu hỏa thêm một chiếc xe 
chữa cháy, để các chú làm nhiệm vụ nào!
 *Hoạt động 2: Đọc thơ “ Xe chữa cháy”.
 *Hoạt động 3: Chơi tô màu xe chữa cháy. 
 * Kết thúc: Cả lớp cùng hát bài: “Chúng tôi là lính cứu hỏa”
 - Ngoài ra tôi còn trò chuyện cùng trẻ, tổ chức cho trẻ xem tranh (hoạt động 
đón, trả trẻ).
 + Con nhìn thấy gì qua bức tranh này? Lửa có màu gì?
 + Khi nào thì mình biết là có cháy?
 *Trò chuyện về vốn sống của trẻ?
 + Con có nhìn thấy hỏa hoạn chưa? ở đâu?
 + Tác hại của cháy, hỏa hoạn đối với con người?
 + Nếu có cháy, hỏa hoạn xảy ra thì cần phải làm gì?
 3 +Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng.
 2.2.3. Tổ chức chuyên đề “Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”.
 Để tạo điều kiện cho GV toàn trường có kiến thức, kỹ năng dạy trẻ khi có 
hoả hoạn xảy ra. Tôi đã tham mưu với phòng Giáo dục Hoa Lư tổ chức chuyên đề 
“Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ” ở tại trường cho cô và cháu các lớp 
5 tuổi. Nhà trường đã phối hợp với phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu 
nạn, cứu hộ Công an tỉnh Ninh Bình và Công an huyện Hoa Lư. Tổ chức chuyên 
đề “Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ”.
 Nhẳm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về tầm quan 
trọng của công tác PCCC; cung cấp kiến thức, kỹ năng công tác PCCC; từ đó tích 
cực, chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố hỏa hoạn sảy 
ra. Ngày 28 tháng 3 năm 2017 Trường Mầm non Ninh Vân phối hợp với phòng 
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Ninh Bình và 
Công an huyện Hoa Lư. Tổ chức chuyên đề “Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, 
cứu hộ”.
 Phần I: Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có hoả hoạn xảy ra
 Quan sát 3 video nói về cảnh cháy: Cháy nhà riêng, cháy khu tập thể, cháy
rừng.
 Cô trò chuyện cùng trẻ:
 - Các con vừa nhìn thấy những hình ảnh gì? ( trẻ trả lời: cháy nhà, cháy rừng ạ). 
 Cô nhấn mạnh: Đúng rồi đó là hình ảnh các vụ cháy nhà, cháy rừng đã được ghi lại.
 - Thế theo các con biết thì các vụ cháy nổ thường sảy ra ở những đâu? (Trẻ trả 
lời: Các vụ cháy thường sảy ra ở nhà, khu tập thể, chợ, trường học, bệnh viện 
 - Cô nhấn mạnh: Cháy, nổ thường xảy ra ở nhiều nơi như ở nhà, khu tập thể, 
chợ, trường học, bệnh viện và những nơi có các nguyên vật liệu dễ bắt lửa như 
chăn ga, gối đệm. giấy vải, gỗ, xăng, dầu, dò dỉ khí gas..
 - Các con có biết vì sao thường có những vụ cháy nổ sảy ra? (Do nghịch que 
diêm, bật lửa...)
 Cô giải thích: Cháy do nghịch lủa, nghịch que diêm vất vào nguyên vật 
liệu dễ cháy như giấy, đống rơm.... cháy do chập điện, cháy do sét đánh tạo ra tia 
lửa điện, cháy do hở khí ga và còn nhiều nguyên nhân khác nữa.
 - Khi có cháy nổ sảy ra thì sẽ gây nên những thiệt hại gì? ( Gây nguy hiểm 
đến tính mạng con người, gây thiệt hại về tài sản, gây ô nhiễm môi trường ...).
 - Khi có cháy nổ sảy ra thì chúng ta cần phải làm gì? ( Cô trò chuyện cùng 
trẻ phối hợp xem video mô phỏng)
 + Phải hô hoán: cháy rồi, cháy rồi, cứu cháu với.
 5 + ko tự ý sử dung điện khi chưa đc sự cho phép của người lớn.
 + Khi thấy các vật liệu, đồ dùng dễ cháy gần hay sát ổ điện thì nhắc cha mẹ, 
người thân để tránh xa ra.
 + Khi ngửi thấy mùi khói, mùi khí gas thì nhanh chóng thoát ra khu vực 
thông thoáng và báo ngay cho cha mẹ.
 - Chú Công an vào đưa ra một số tình huống về PCCC để hỏi trẻ, nếu trẻ nào trả 
lời đc có tặng quà.
 (Có ảnh minh hoạ)
 Phần II: Diễn tập thực tế
 Tình huống diễn tập được giả định như sau:
 Vào hồi 09h phút xảy ra cháy tại lớp học tầng 2 của khu lớp 5 tuổi B đang 
tổ chức hướng dẫn kỹ năng PCCC khi có hoả hoạn với các em học sinh.
 * Nguyên nhân cháy: Do sự cố đối với hệ thống điện
 Và bây giờ tình huống diễn tập chữa cháy và CNCH(cứu nạn, cứu hộ) bắt
đầu:
 Lúc này tại phòng học xuất hiện tiếng nổ lớn và hệ thống điện bị ngắt, các
thiết bị điện và dây dẫn điện chạm chập gây cháy và nhanh chóng lan ra các vật 
liệu khác. Ngay lúc này các cô giáo nhanh chóng hướng dẫn các em học sinh 
đang ùa ra khỏi lớp học tìm cách thoát ra khỏi tòa nhà đồng thời hô hoán lớn.
 Diện tích đám cháy khoảng 15m 2 ngọn lửa đang có xu hướng cháy lan 
sang các phòng lân cận và có nguy cơ cháy lan xuống khu chứa bình gas của 
trường. Lúc này khói đen đã bay lên bao phủ toàn bộ diện tích của phòng học và 
toàn bộ hành lang tầng 2, nhiệt độ trong phòng lên tới gần 150o C.
 Tại thời điểm ban đầu này ngọn lửa đang lan truyền với Vận tốc khoảng 
5m/phút, khói đen đã bao trùm phần lớn diện tích tầng 2 của khu nhà, nhiệt độ 
trong các phòng bị cháy đang tăng lên nhanh chóng, ngọn lửa cháy dữ dội, khói 
khí độc thoát ra nhiều.
 Lúc này các cố giáo đã hướng dẫn các em học sinh dùng khăn bịt vào mũi 
để tránh hít phải khói, khí độc và di chuyển ra hành lang, thoát xuống sân ra, tuy 
nhiên trên tầng 2 vẫn còn một số em học sinh và cô giáo chưa thoát được ra 
ngoài.
 Nhận được tin báo cháy của lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH(phòng 
cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) nhận định đây là đám cháy có diễn biến 
phức tạp và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng nhiều người nên 
cần phải huy động nhiều phương tiện và nhiều lực lượng phối hợp chữa cháy, giữ 
gìn an ninh trật tự điều khiển giao thông và cấp cứu người bị nạn. Chỉ huy chữa
 7 + Tích cực tìm tòi, sáng tạo áp dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy để 
áp dụng nội dung chuyên đề một cách phù hợp với khả năng của trẻ và tình hình 
thực tế ở trường, lớp.
 + Luôn phối kết hợp chặt chẽ cùng phụ huynh để giáo dục nội dung dục kỹ 
năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn cho trẻ.
 + Tích cực sưu tầm tranh ảnh, phim hấp dẫn đảm bảo tính thẩm mỹ có nội 
dung giáo dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn.
 + Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện tử sưu tầm băng 
hình chất lượng cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động.
 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
 - Hiệu quả kinh tế:
 + Bản thân tôi có kiến thức, linh hoạt hơn trong khi tổ chức lồng ghép trong 
các hoạt động giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn và có kinh 
nghiệm chỉ đạo GV trong trường vận dụng linh hoạt trong khi tổ chức lồng ghép 
giáo dục trẻ kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn trong các hoạt động của trẻ.
 + Qua thời gian áp dụng những biện pháp đã trình bày ở trên, tôi nhận thấy 
trẻ ở 5 -6 ở trường tôi có tiến triển rõ rệt, 100% trẻ có vốn kinh nghiệm, hiểu biết, 
kỹ năng ứng phó phòng chống về hỏa hoạn.
 + Với mục đích nhằm giáo dục trẻ mầm non những kiến thức cơ bản về kỹ 
năng phòng ngừa ứng phó hỏa hoạn góp phần xây dựng ý thức, hành động thân 
thiện với môi trường. Không thể tránh được hỏa hoạn nhưng chúng ta có thể 
phòng ngừa - ứng phó để hạn chế tối đa những thiệt hại do hỏa hoạn gây ra đặc 
biệt đối với đối tượng trẻ em, bằng hành động việc làm cụ thể của mỗi người để 
bảo vệ tính mạng tài sản của chính bản thân mình và xã hội. Hơn thế nữa đó là 
giáo dục cho trẻ có được kỹ năng cơ bản nhất để ứng phó bảo vệ chính bản thân 
mình khi có hỏa hoạn xảy ra.
 + Đó là tất cả những gì tôi có thể làm được thông qua đề tài này. Có thể nói, 
vấn đề tôi nêu là một trải nghiệm hết sức quý báu đối với người trực tiếp làm 
công tác giảng dạy lứa tuổi mầm non, đặc biệt trong việc lồng ghép nội dung kỹ 
năng phòng ngừa ứng phó hỏa hoạn cho trẻ vào giảng dạy nhằm góp phần đáp 
ứng nhu cầu phát triển chung của xã hội hiện nay.
 - Hiệu quả xã hội:
 + Làm tốt công tác giáo dục kỹ năng ứng phó phòng chống hỏa hoạn trong 
ngành giáo dục còn có tầm quan trọng trong việc tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến 
cộng đồng dân cư trong cả nước, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ
 9 Ghi chú:
 - (1) Hội đồng sáng kiến huyện Hoa Lư (Nếu được huyện công nhận và đề 
nghị Sở GD công nhận thì ghi Hội đồng sáng kiến Sở GD&ĐT Ninh bình, nếu 
được Phòng GD chọn đề nghị xét công nhận cấp tỉnh thì ghi Hội đồng sáng kiến 
tỉnh Ninh Bình).
 - (2) Tên sáng kiến
 - Thủ trưởng đơn vị xác nhận đối với sáng kiến thuộc đơn vị.
 - Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến đánh máy từ 8 đến 10 trang (nội dung, 
ảnh minh họa chuyển sang phần phụ lục và đóng kèm sau đơn); không đóng bìa 
cứng, bìa giấy bóng kính.
 I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
 1.Lý do chọn đề tài:
 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_tre_5_6_tuoi_ph.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong Trường Mầm non.pdf