Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài: Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là tạo điều kiện trẻ được hoạt động, tìm hiểu về thiên nhiên, con vật, nhà trường, đất nước Củng cố các khái niệm thu lượm được bằng con đường cảm thụ và cung cấp những hiểu biết thú vị về đời sống. Tổ chức hướng dẫn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non. Đó là sự dẫn dắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Sự tiếp xúc thường xuyên với tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ phát triển ở trẻ ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mỹ, năng lực cảm thụ văn học những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ thuật. Tiếp xúc với tác phẩm văn học được tiếp xúc với vốn từ tiếng việt học cách phản ánh đúng, tích lũy vốn từ ngữ nghệ thuật, học những mẫu câu hoàn hảo sinh động, giàu sức biểu cảm. Qua đó trẻ yêu mến chân trọng tiếng nói. Văn học còn góp phần còn góp phần phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức làm phong phú đời sống tinh thần cho trẻ, Những ấn tượng đẹp đẽ về những hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học sẽ thúc đẩy ham muốn, sang tạo nghệ thuật của trẻ, những bài thơ, những câu truyện kẻ, tranh vẽ, mô hình mô phỏng chính là sự thể hiện thế giới bên trong, là nhu cầu tự thể hiện mình của trẻ. Cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng lời nói trong các hoạt động đời sống, mở rộng hiểu biết của trẻ về những mối quan hệ con người làm cho trẻ cảm nhận vẻ đẹp của tình người, của thiên nhiên, của những hình tượng thẩm mỹ, giáo dục tâm hồn và xây dựng được thái độ đúng đắn của trẻ về thế giới xung quanh. Như chúng ta đã biết trẻ nhỏ được lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, qua những mẩu truyện ngắn hay bài thơ trẻ đã được giáo dục để hình thành nhân cách con người. Là một người giáo viên hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục. Tôi nhận thức rõ mục tiêu của tác phẩm văn học là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một, Hình thành ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, Năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ ngăng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo xuất phát từ những vai trò cụ thể đó, cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen văn học là môn học không thể thiếu trong chương trình Chăm sóc giáo dục trẻ trẻ vì vậy việc nâng cao chất luwongj dạy trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng trong đổi mới hình thức tổ chức GDMN. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục các cháu 5 - 6 tuổi nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số hình thức nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với các tác phẩm văn học ” để nghiên cứu. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Giáo viên giúp trẻ nhớ được một số bài thơ, câu truyện biết cách đọc thơ, kể truyện diễn cảm. 1 những hiểu biết của trẻ hòa quyện với cảm thụ tác phẩm văn học làm cho trẻ có nhu cầu nói, kể sáng tạo tác phẩm. Qua tác phẩm vui, giản dị, dễ hiểu, phù hợp với tâm lý trẻ thì hứng thú của trẻ sẽ được thỏa mãn, trẻ sẽ nhìn nhận cuộc sống rực rỡ, phong phú, mới lạ trẻ sẽ tạo ra sức để thích ứng với đòi hỏi của cô giáo trong khi làm quen với tác phẩm văn học giúp trẻ có khả năng phản ánh, mô tả cuộc sống đa dạng và độc đáo, tác phẩm bồi dưỡng tình cảm trong sang, lành mạnh đồng thời phải nâng cao nhận thức cho trẻ. Vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được tiếp xúc và làm quen với các tác phẩm văn học như: Nghe cô kể truyện, đọc thơ, trẻ tự đóng kịch, xem phim hoạt hình, chơi các trò chơi. Làm quen với tác phẩm văn học còn bao hàm cả công việc đọc kể diễn cảm: Cô là người đọc kể sử dụng sắc thái của mình và các phương tiện đọc kể biểu cảm khác nhau làm cho tác phẩm văn học cất tiếng nói tạo cho tác phẩm văn học một bức tranh âm thanh thích ứng giúp các em dễ hiểu nội dung, nhìn thấy được các hình tượng, các khung cảnh, các tình tiết và phát triển ngôn ngữ biểu cảm cho trẻ, giúp trẻ biết nhận, đánh giá và phán đoán tác phẩm. Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớ. trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể truyện văn học. Cô giáo ở trường Mầm Non sẽ hướng trẻ vào những vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật, tác phẩm gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc. Dạy trẻ biết lắng mình với tác phẩm văn học hòa vào cõi mộng mơ, chau dồi thói quen đón nhận được các hòa âm tinh tế thoáng qua bất chợt đến từ các nguồn sống khác, dạy trẻ tập chung rung động của mình chứ không phải người khác. Tác phẩm văn học thể hiện, hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngữ, những hình tượng con người, con vật. bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ đã tác động mạnh mẽ đến trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở giai đoạn này cảm nhận thẩm mỹ đã có một bước phát triển trong tiếp nhận văn học, sự tiếp nhận tác phẩm đầy đủ, hoàn thiện hơn, biểu hiện trước tiên là sự hiểu biết những câu truyện cổ tích, bài thơ, những đoạn văn xuôi hay và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hình tượng nghệ thuật. 2.2. Thực trạng vấn đề: a. Khó khăn: - Lớp học 5 tuổi C tôi chủ nhiệm tiền thân là nhà kho của hợp tác xã đã xuống cấp, diện tích chật hẹp ảnh hưởng đến việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học. - Một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi nên còn nhút nhát, chậm chạp, bỡ ngỡ, thiếu tự tin khi tham gia vào các hoạt động nhất là môn học làm quen với tác phẩm văn học. - Khả năng nhận thức của học sinh không đồng đều có cháu tiếp thu nhanh, có cháu tiếp thu chậm. 3 phát âm, luyện phát âm đúng hình thành nhịp điệu của ngôn để phát huy tác dụng nhiều mặt đến việc giáo dục trẻ, trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học cô giáo cần tạo cho trẻ yêu thích khám phá lời hay, ý đẹp, hứng thú khi tiếp nhận các bài thơ, câu chuyện vì vậy muố tạo cho trẻ long yêu thích văn học dự trên cơ sở hình thức mới phát huy tính tích cực để phát triển ngôn ngữ cho trẻ như sau: 2.3.1. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua các giờ hoạt động chung: * Giờ học cho trẻ làm quen với văn học: Đây là hình thức cơ bản cho trẻ làm quen với văn học. Các tác phẩm văn học cho trẻ làm quen trong hoạt động này thường nằm trong chương trình, có nội dung phù hợp với chủ đề đang thực hiện. Thời gian của hoạt động này thường không nhiều; khoảng từ 25 đến 30 phút có thể kéo dài thêm 5 phút. Vì vậy trong giờ hoạt động này tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau đề gây hứng thú cho trẻ giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung truyện, nhớ truyện, thuộc thơ và đọc kể diễn cảm. Trong hoạt động này hình thức sử dụng đồ dùng trực quan rất có hiệu quả. Đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, sa bàn, rối que, rối bóng, trang phục, sân khấu, băng dài - Đồ dùng trực quan dùng để giới thiệu bài: VD1: Truyện “Hai anh em gà con” - Chủ đề “Gia đình”, tôi lựa chọn hình thức sử dụng hình ảnh minh hoạ. - Chuẩn bị slide hình ảnh gà, vịt tĩnh và động. Giới thiệu với trẻ “Xin chào các bạn, các bạn hãy lắng nghe và đoán xem tôi là ai nhé ! “ Mẹ ơi! Vịt con vừa ăn bánh mỳ với chúng con. Mẹ hãy nói đi con chia cho Vịt ăn cùng có được không? ” + Vậy đố các bạn tớ là ai? VD2: Truyện “Chú dê đen” - Chủ đề “Động vật”, sử dụng hình thức rối tay để giới thiệu truyện: Tay trái của cô là rối chó sói, tay phải là rối dê trắng cô nói giọng chó sói và cử động tay trái phù hợp với ngữ điệu kể: “Dê kí mày đi đâu?; + Trên đầu mày có gì? ; + Dưới chân mày có gì? ; + Bây giờ mày hãy trả lời tao trái tim mày thế nào?. - Các con hãy đoán xem đó là câu nói của nhân vật nào? ở trong câu truyện gì? Ở câu truyện “Hai anh em gà con” tôi sử dụng hình thức đó vì con Gà, con Vịt là những con vật nuôi trong gia đình rất gần gũi với trẻ nên rất dễ dàng nhận ra đó là Gà con và từ đó cô dẫn dắt để bước vào kể câu truyện “Hai anh em gà con”. Còn truyện “Chú Dê đem” tôi đã cho trẻ làm quen hoạt động khác từ hôm trước nên trẻ đã nắm được nội dung câu truyện. Vì vậy tôi đã sử dụng chính những nhân vật trong truyện và kể trích một câu nói của Dê đen để hỏi trẻ về tên nhân vật và tên truyện từ đó dẫn dắt để kể lại truyện giúp trẻ thuộc truyện. Sau giờ hoạt động chung này trẻ đã thuộc truyện cô đã tổ chức cho trẻ tập đóng kịch và hình thức sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động này là mũ, trang phục và sân khấu. Việc thay đổi hình thức khi cho trẻ làm quen cùng một tác phẩm văn học đã đem lại kết quả cao cho cô và trẻ. - Đồ dùng trực quan còn là hình thức sử dụng để giảng giải từ khó trong nội dung tác phẩm: thường mỗi bài thơ, câu truyện lại đem đến cho trẻ một vài từ mới và cô sẽ giải thích cho trẻ để trẻ hiểu ý nghĩa của từ mới đó. VD1: Thơ “Hoa cúc vàng” - Chủ đề “Tết và mùa xuân” Trong bài thơ này có từ 5 vật với nội tâm phong phú, phức tạp với những cá tính khác biệt vừa là hành động thực tê vừa là ảo. Để đóng được vai này trẻ phải trải qua quá trình lao động nghệ thuật như người nghệ sĩ. Kết quả của trò chơi đóng kịch có một ý nghĩa quan trọng chính những yêu cầu đặt ra trong xuốt quá trình đòi hỏi trẻ phải phát huy cao độ sự hoạt động của các chức năng tâm lý như: Ngôn ngữ, biểu tượng, trí nhớ, tư duy , như vậy trò chơi tác động với trẻ trên một bình diện rất rộng, nó giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm sống qua trải nghiệm các nhiệm vụ trong tác phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển ngôn ngữ và phát triển xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ. Qua trò chơi đóng kịch trẻ lĩnh hội được ngôn ngữ giàu hình ảnh, học được giọng nói diễn cảm, rõ rang, các biểu tượng thẩm mỹ và óc sang tạo trong giáo dục thẩm mỹ. Việc phát triển trí tưởng tượng cho các em chiếm một vị trí đặc biệt. Trí tưởng tượng là một tiền đề căn bản của giáo dục nghệ thuật, không có trí tưởng tượng của trẻ sẽ ít thấy tác động của nghệ thuật một lĩnh vực có khả năng ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành đời sống nội tâm của con người. Trẻ sẽ học được ở đó long dũng cảm, tính trung thực, tình yêu quê hương đất nước, yêu những điều thiện, bênh vực kẻ yếu, lên án những cái sấu. cái ác. Đặc biệt trò chơi đóng kịch đã phát triển ở trẻ tính tích cực cá nhân, tính độc lập sang tạo. Trước tiên cô giáo phải cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà trẻ được đóng kịch tạo cảm giác thoải mái, tinh than tập thể hòa đồng với bạn bè cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ, phát triển trí nhớ nhằm khắc sâu tác phẩm văn học cho trẻ, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, con vật trong nội dung câu truyện đồng thời giúp trẻ thể hiện tình cảm, sắc thái, ngữ điệu. Khi dạy trẻ đóng kịch cô giáo phải hướng dẫn và cùng làm với trẻ về cách hóa trang và bố trí sân khấu. Ví dụ: Trong truyện “Chú Dê Đen” cho trẻ đàm thoại về nội dung câu chuyện: + Trong truyện có những nhân vật nào? + Dê trắng là nhân vật có tính cách như thế nào? + Dê đen là nhân vật có tính cách như thế nào? + Chó sái là nhân vật như thế nào? + Vì sao Dê trắng lại bị chó Sói ăn thịt? + Dê đen có bị chó Sói ăn thịt không? ; + Vì sao? Cho trẻ chọn vai mình thích cô giáo giúp trẻ tận dụng cảnh sân khấu, cô làm người dẫn truyện hoặc một trẻ khác làm người dẫn truyện. Cô hướng dẫn cho trẻ vào vai với hình thức này trẻ rất thích học và đạt kết quả cao. * Các giờ hoạt động chung khác: Với phương pháp dạy tích hợp, nhiều nội dung được lồng nghép trong 1 giờ hoạt động chung. Việc vận dụng một số phương pháp, hình thức dạy truyền thống và kết hợp phương pháp giáo dục mầm non mới để phát huy tính tích cực của trẻ nhằm giúp trẻ cảm thụ văn học và cảm xúc của mình. Cho trẻ làm quen với văn học không chỉ được tiến hành trong giờ thơ, truyện mà nó còn được dạy thông qua các giờ hoạt động chung khác như tạo hình, âm nhạc, tìm hiểu môi trường xung quanh giáo viên có thể củng cố hoặc mở rộng kiến thức về văn học cho trẻ. ở những hoạt động chung này, các 7 hình thức này khi dạy trẻ đóng “Chú dê đen”, tiết mục này của cô cháu lớp tôi sau khi thi với các lớp khác trong khối đã được chọn để biểu diễn trong dịp tổng kết năm học cùng các anh chị lớp lớn và các em mẫu giáo bé. 2.3.3. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua góc thư viện: Theo hình thức đổi mới và giáo dục mầm non mới trong lớp tôi đã xây dựng được góc thư viện phù hợp theo từng chủ đề, góc thư viện có đủ ánh sáng, có kê bàn, có các loại truyện tranh, sách tranh cho trẻ và cô cùng làm. ở những thời gian ngoài giờ hoạt động chung, cô giáo gợi ý để các cháu tự lấy truyện tranh ra kể lại cho nhau nghe. Đối với những truyện tranh mới, cô giáo tổ chức kể cho từng nhóm trẻ nghe vào các thời điểm khác nhau. Lúc đầu, cô để cho trẻ tự tìm hiểu nội dung của các hình ảnh trong truyện tranh, sau đó cô dùng câu hỏi gợi ý để hướng sự chú ý của trẻ vào những hình ảnh chủ yếu của bức tranh, rồi dọc đoạn truyện dưới tranh. Đọc xong truyện lại cho trẻ xem tranh một lần nữa. Với những truyện tranh trẻ đã được làm quen nhiều lần cô có thể đề nghị lần lượt các trẻ kể lại nội dung của từng bức tranh. Ngoài ra cô có thể kích thích phát triển tư duy cho trẻ bằng cách kể chuyện sáng tạo theo tranh. Sau mỗi tiết học trẻ được tái tạo củng cố lại kiến thức đã học cảm nhận của trẻ qua các góc chơi, ngay từ đầu tôi đã sưu tầm tranh ảnh phù hợp với chương trình để trưng bày ở góc thư viện các loại trenh ảnh tạp chí, các loại đồ chơi bằng nhựa, các loại rối que, rối bong. và sưu tầm vải vụn có màu sắc đẹp để khâu các con rối theo nội dung bài thơ, câu truyện, hay tranh ảnh vẽ có nộ dung phù hợp với nội dung bài thơ, câu truyện tạo nên góc thư viện đa dạng và phong phú, sau khi học môn làm quen văn học tôi đưa trẻ vào chơi góc thư viện tôi cho trẻ lật sách xem các hình ảnh trong truyện và kể lại truyện theo tranh Từ đó cho trẻ biết tự lấy sách, tranh truyện ra xem và gọi tên từng nhân vật trong truyện. Cứ thế văn học sẽ đến với trẻ hằng ngày để củng cố, khắc sâu những gì mà trẻ đã được học. Góc văn học thực sự sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cách tự giác nếu cô giáo thường xuyên thay đổi các loại truyện mới, tranh mới phù hợp với chủ đề đang thực hiện kết hợp với việc cùng trẻ làm sách, tranh theo chủ đề. Hình thức này giúp trẻ rất thoải mái khi làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ hứng thú với sách truyện, kích thích tư duy của trẻ nhằm hình thành những kỹ năng giúp trẻ học đọc sau này. 2.3.4. Hình thức cho trẻ làm quen với văn học qua việc kế truyện sáng tạo: Hình thức này rất có tác dụng kích thích tư duy của trẻ đồng thời cũng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển năng lực tri giác cụ thể xuất phát từ một sự việc hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ hay một chuyện bất chợt xảy ra, cũng có thể là chuyện bịa cô gợi ý, khuyến khích trẻ kể lại sự việc hay câu chuyện đó theo cách trình bày của một tác phẩm văn học hay sử dụng cách nói vần những câu nói ngắn để tạo thành bài thơ ngắn. VD1: Trẻ bất chợt khoe với cô hôm chủ nhật được bố mẹ cho đi chơi công viên xem các con thú và trẻ tỏ ra rất thích. Từ đó cô gợi mở, đặt các câu hỏi cho trẻ trẩ lời về tiến trình của buổi đi chơi, những cảm nhận của trẻ khi nhìn thấy các con vật trong công viên, cho trẻ tả đặc điểm nổi bật của các con vật mà trẻ thích. Sau đó cô giúp trẻ 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_nang_cao_chat_luong_c.docx