Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Tên sáng kiến: “Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” a)Tác giả sáng kiến: Hoàng Thị Như Hoa - Ngày tháng năm sinh: 01/10/1980 Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác: Trường MN Phú Xuân B –Bình Xuyên – Vĩnh Phúc - Chức danh: Tổ trưởng tổ Mẫu giáo ghép. - Trình độ chuyên môn: ĐHSPMN - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Như Hoa c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có): - Tên sáng kiến: ““Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non” - Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực phát triển Tình cảm - Kĩ năng xã hội. - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: Trường mầm non Phú Xuân B được tách ra từ trường mầm non Phú Xuân vào tháng 8/2014, đạt trường chuẩn quốc gia mức độ vào tháng 6/2015 và đến tháng 12/2018 nhà trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Trường nằm xa đường giao thông lớn nên đảm bảo an toàn cho trẻ. Qua quá trình phát triển đến nay nhà trường đã có cơ sở vật chât, trường, lớp khang trang rộng rãi với quang cảnh môi trường “xanh - Sạch - Đẹp - Thân thiện”. Trong năm học 2017- 2018 nhà trường đạt giải nhất hội thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” cấp huyện, được cấp trên quan tâm đầu tư nhiều về cơ sở vật chất và còn nhận được sự hợp tác hỗ trợ của nhiều phụ huynh các ban ngành đoàn thể, bên cạnh đó đời sống kinh tế của nhân dân cũng được nâng cao, nhờ đó phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, đóng góp cơ sở vật chất, tinh thần và các hoạt động xã hội hóa giáo dục để nhà trường làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ và góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Từ đặc điểm đó ngành giáo dục mầm non đã nghiên cứu đổi mới hình thức giáo dục theo từng chủ đề và theo hướng tích hợp các nội dung nhằm giúp cho trẻ tiếp thu những kiến thức các môn học khác một cách chủ động, hứng thú và sáng tạo, nhẹ nhàng, lô gic, giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu mà không mang tính chất gò bó, áp đặt, đảm bảo cho trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học” Hiện nay đang thực hiện chương trình giáo dục đổi mới nên phát huy tính tích cực của cô và trẻ cao hơn - phương pháp dạy và học phong phú hơn. Có sự lồng ghép, bám sát nội dung ”Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích Số trẻ trong lớp nhận thức của trẻ không đồng đều có trẻ rất sôi nổi tự tin và nhận thức rất nhanh chủ động tham gia vào các hoạt động, ngược lại có trẻ hứng thú với các hoạt động nhưng lại nhút nhát thiếu tự tin và nhận thức chậm. Đặc biệt vào đầu năm học khi mới nhận lớp, hầu hết các cháu mới đến trường kĩ năng giao tiếp còn hạn chế nên còn rất lúng túng, thiếu mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động. Đồng thời việc tiếp xúc với 1 số phụ huynh cũng gặp nhiều khó khăn, ít có thời gian trao đổi với từng phụ huynh về đặc điểm riêng, những mặt mạnh mặt yếu của từng trẻ, bên cạnh đó khả năng nhận thức, hứng thú của trẻ với các hoạt động còn hạn chế và nên tổ chức các tiết học lấy trẻ làm trung tâm còn hạn chế. Mặc dù được đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi nhưng vẫn còn thiếu 1 số trang thiết bị vui chơi và học tập theo Thông tư 02 của Bộ Giáo dục và đào tạo. Giáo viên đứng lớp còn thiếu so với quy định chỉ có 1GV/lớp. Việc sử dụng đồ dùng đồ chơi tự làm của giáo viên trong các hoạt động giáo dục trẻ còn chưa thường xuyên mà chủ yếu sử dụng các đồ dùng đồ chơi có sẵn hoặc dạy trên máy tính máy chiếu... Từ đó tôi đã tìm hiểu và ứng dụng một số giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi hứng thú tham gia vào các hoạt động các hoạt động học của trẻ, giúp trẻ học tốt phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực phát triển trong trường mầm non. + Về khả năng áp dụng sáng kiến: Tôi thực hiện những giải pháp sau: 1. Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo. a. Mục đích: Trẻ lứa tuổi mầm non học bằng cách “chơi mà học, học bằng chơi”quan sát vật thật, hình ảnh, đồ chơi... Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi bằng các hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. b. Nội dung và cách thức thực hiện. Do vậy trước khi tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giáo viên cần phải dành thời gian nghiên cứu bài dạy, làm đồ dùng đồ chơi để có một tiết học sôi nổi hào hứng và đạt kết quả cao trên trẻ, giúp trẻ nhận thức một cách chính xác nhất. Hiểu được điều đó bản thân tôi luôn tạo cho mình một quỹ thời gian nhất định, bồi dưỡng cho mình các kĩ năng làm đồ dùng đồ chơi như việc sử dụng các loại chất liệu, nguyên liệu làm đồ chơi khác nhau, tận dụng các nguyện liệu phế liệu.... Thường xuyên tham khảo hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi trên mạngNgoài ra tôi luôn cố gắng tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về làm đồ dùng đồ chơi tự tạo do ngành tổ chức để bồi dưỡng thêm những kiến thức và kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho mình. phòng học và bố trí sắp xếp các góc chơi, đồ dùng đồ chơi gọn gàng, khoa học, sáng tạo để tạo cho trẻ có một không gian sống động, một môi trường học tập an toàn thân thiện, từ đó giúp trẻ thêm yêu trường, yêu lớp của mình hơn, trẻ thích được đến trường để được gặp cô gặp bạn được học, được chơi. VD: Góc âm nhạc tôi luôn thay đổi cách trang trí với nội dung thật sinh động theo từng chủ đề để thu hút sự chú ý của trẻ vì góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ cũng có thể làm quen, ôn luyệncác bài hát cô giáo đã dạy, củng cố kiến thức và phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các tṛò chơi, các họat động, làm phát triển khả năng tư duy sáng tạo của trẻ giúp trẻ biểu diễn tự tin hơn. Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách say mê và sáng tạo. - Bảo đảm 100% trẻ trong nhóm lớp đều được tham gia vào hoạt động. Trẻ có khả năng biểu hiện tính tích cực khi tiếp xúc làm quen với hoạt động mới, sáng tạo trong những hoạt động quen thuộc. Phát huy tính tích cực của trẻ. Lấy trẻ làm trung tâm. Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp. Giờ hoạt động góc là lúc trẻ được hòa mình vào các vai giống như một diễn viên trên sân khấu, trẻ được tự do biểu diễn theo sở thích và khả năng của mình, cũng có khi trẻ vào vai các cô giáo dạy các bạn hát múa, lúc đó trông trẻ thật hồn nhiên và đáng yêu. Đối với giáo viên, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp là một phương tiện, là điều kiện thuận lợi và vô cùng quan trọng để họ phát triển phù hợp với từng cá nhân trẻ và từng độ tuổi. Quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong thời kỳ đổi mới. Môi trường gồm: * Bên ngoài lớp học: Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Lớp 3TA đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Đặc biệt là góc thiên nhiên được cải thiện: Bản thân sưu tầm và vận động phụ huynh những chậu hoa, cây cảnh có màu sắc rực rỡ, phong phú. Có thể cho trẻ học tập, quan sát, vui chơi được tiện lợi. Bố trí bố diện tích làm góc thiên nhiên cho trẻ phù hợp. * Bên trong lớp học: Trong lớp học những góc chơi của trẻ không thể thiếu, để lớp học thêm lôi cuốn trẻ tôi đã đầu tư trang trí lớp đẹp, hấp dẫn trẻ tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương, luôn thay đổi theo chủ đề, chủ điểm phù hợp với độ tuổi và có tính giáo dục cao để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần thiết phải di chuyển đi hoặc làm đi làm lại. Vì vậy mỗi giáo viên cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này. Việc sắp xếp phải khoa học để có thể linh hoạt trong việc thay đôi sắp xếp lại. Ví dụ: để thay đổi sự tập trung của góc hoạt động đóng vai từ trò chơi bán hàng sang trò chơi lớp học hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng cách di chuyển một số giá để đồ. Tôi luôn thực hiện sắp xếp theo các nguyên tắc sau: + Sắp xếp: Những hoạt động giống nhau thì sắp xếp ở gần nhau (Hoạt động tĩnh xa hoạt động động). + Giới hạn không gian: Chiếu, giá, đồ dùng. + Nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời cho đảm bảo về không gian và diện tích. + Kiểu lưu chuyển: Chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phòng hay ngoài trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở. Đảm bảo cho trẻ có thể di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay chạm vào đồ vật. + Có tên và phân loại đồ chơi, học liệu, phương tiện đặc chủng cho từng góc. + Các góc phải được sắp xếp khoa học, hài hòa hấp dẫn trẻ. + Không gian để chơi và di chuyển xung quanh: Cần giới hạn số trẻ trong những không gian nhỏ. nhỏ hoặc cá nhân. Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt. Với mỗi độ tuổi, môi trường giáo dục sẽ có những nét riêng. Ví dụ: Với trẻ 3-4 tuổi, đồ chơi có có sẵn cho trẻ sử dụng, nhưng với trẻ càng lớn thì cần chú ý đến sự phong phú của các loại đồ chơi đặc biệt là những nguyên vật liệu mở và phương tiện cho trẻ được sáng tạo, tự làm đồ chơi phục vụ cho ý tưởng chơi của trẻ. + Cần thu hút sự tham gia của trẻ vào việc xây dựng môi trường giáo dục càng nhiều càng tốt. Đây là những cơ hội quý báu để trẻ ứng dụng kiến thức và kỹ năng trẻ đã được học theo cách của mình mà không bị gò bó, đặc biệt vào các thời điểm như chơi và hoạt động ở các góc vào buổi sáng và vào giờ hoạt động chiều. Môi trường phản ánh màu sắc văn hóa dân tộc bởi những đồ dùng, trang phục, các phong tục tập quán cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hóa địa phương và của các dân tộc khác nhau. Tạo môi trường có không gian phù hợp với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Đảm bảo kết hợp các hoạt động tập thể, theo nhóm nhỏ và cá nhân, các hoạt động trong lớp và ngoài trời. Tôn trọng nhu cầu, sở thích hoạt động và tính đến khả năng của mỗi trẻ. Sự đa dạng của đồ dùng đồ chơi: Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo. Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ là quan hệ bạn bè cùng học cùng chơi, đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, học hỏi lẫn nhau. Giáo viên cần nhạy cảm để tận dụng các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ để giáo dục trẻ và có sự thống nhất giữa trường mầm non, gia đình và cộng đồng xã hội trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. 3. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: a. Mục đích: Trẻ được chủ động trong các hoạt động. Được khám phá trả lời theo ý hiểu của mình. Tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “Học bằng chơi, chơi bằng học”. b. Nội dung và cách thức thực hiện Sử dụng phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_moi_truong_g.doc