Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non 3
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3-4 tuổi ở trường Mầm non 3
Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3- 4 tuổi ở Trường Mầm Non 3. I. TÊN SÁNG KIẾN: Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường Mầm non 3. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI, MÔ TẢ NỘI DUNG. 1. Lý do chọn đề tài: Trong công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo đó là nhiệm vụ rất cần thiết. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật, tránh được những dị tật thích nghi được với điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp tốt. Việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là vô cùng quan trọng. Song công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều. Mặt khác những thói quen giữ vệ sinh cá nhân không phải rèn luyện ngày một ngày hai mà có, nó được rèn luyện thường xuyên và liên tục thì mới được hình thành. Những thói quen này sẽ là hành trang theo trẻ suốt đời, góp phần phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ mầm non khi đi học sẽ được chuyển từ môi trường gia đình sang tập thể. Môi trường mới đòi hỏi các em phải có kỹ năng nhất định để hòa nhập. Tuy nhiên, phần lớn trẻ đến trường thiếu thói quen và kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa tay, rửa mặt như thế nào cho sạch và đúng cách; trẻ chưa phân biệt được những gì tốt, những gì xấu, những gì nên làm không nên làm. Vì thế đòi hỏi cần phải có sự hướng dẫn của người lớn, người mà hàng ngày trẻ tiếp xúc nhiều nhất là cô giáo của trẻ. Là cô giáo mầm non, vừa là người thầy vừa là người mẹ chăm lo cho các cháu, vai trò của giáo viên mầm non rất quan trọng trong việc hình thành những thói quen tốt trong việc giữ vệ sinh bao gồm cả giữ vệ sinh cá nhân và giữ vệ sinh chung. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi rất tâm đắc vấn đề này. Bởi tôi cho rằng, trẻ con rất đáng yêu, chúng ta cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Cho trẻ ăn, cho trẻ mặc chưa hẳn là đủ mà chúng ta cần theo dõi trẻ hàng ngày, cần dạy trẻ phải biết ăn như thế nào là đủ, ngủ như thế nào là hợp lý, vệ sinh ra làm sao? đấy là điều tôi muốn nói. Hiểu được sự cần thiết của việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ là rất quan trọng cho nên tôi luôn suy nghĩ phải làm sao để trẻ lớp mình có thể hình thành những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh được tốt nên tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3- 4 tuổi ở trường Mầm non 3”. 2. Mô tả nội dung Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh là giáo dục cho trẻ những kỹ năng văn hóa vệ sinh những hành vi tốt tạo cho trẻ những thói quen được lặp đi lặp lại hằng ngày và trở thành những kỹ năng văn hóa vệ sinh, kỹ năng lao động tự phục vụ. Đó là những động tác thói quen rửa mặt, rửa tay, tập súc miệng, tập đánh răng, tập ngồi ngay ngắn, tập xì mũi vào khăn, tập mặc quần áo, không vứt rác 2.1. Kết quả khảo sát đầu năm: Năm học này lớp tôi có tất cả là 32 trẻ, để đưa ra những giải pháp phù hợp thì tôi đã khảo sát trẻ lớp tôi và đạt kết quả như sau: GV: Nguyễn Thị Thùy Trang – Lớp Mầm 3- Trường Mầm Non 3 1 Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3- 4 tuổi ở Trường Mầm Non 3. dạn đề xuất và thực hiện các giải pháp mà tôi đã nghiên cứu trên trẻ của lớp mình, nhằm giúp trẻ phát triển mạnh dạn, tự tin, giao tiếp tốt với cô, bạn và mọi người xung quanh hơn nữa. 2.3 Đề ra giải pháp: Giải pháp 1: Chuẩn bị đầy đủ kiến thức trước khi dạy trẻ Giải pháp 2: Rèn luyện cho trẻ các hành vi vệ sinh và hành vi văn minh một cách thường xuyên. Giải pháp 3: Rèn luyện cho trẻ các hành vi vệ sinh, hành vi văn minh mọi lúc mọi nơi. Giải pháp 4: Rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở lớp. Giải pháp 5: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh. 2.4. Những nội dung cần đạt: - 90% trẻ trở lên biết giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Có 79- 85 % trẻ có thói quen thực hiện giữ vệ sinh cá nhân - Từ 75% trẻ trở lên, nhận biết và có thói quen thực hiện một số hành vi văn minh trong sinh hoạt - Có từ 75% phụ huynh trở lên sẽ tham gia phối kết hợp tốt cùng giáo viên để rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN “ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM” Giải pháp 1: Chuẩn bị đầy đủ kiến thức trước khi dạy trẻ - Trước khi muốn thực hiện dạy trẻ một kỹ năng vệ sinh hoặc hành vi văn minh nào đó bản thân giáo viên phải luôn chuẩn bị kiến thức sẵn sàng phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên Ví dụ như: Để dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng cô giáo phải chuẩn bị kiến thức về quy trình rửa tay theo các bước +Bước 1: Làm ướt 2 bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà sát 2 lòng bàn tay với nhau. +Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoáy lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại. +Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà sát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. +Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẻ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. +Bước 5: Chụm 5 ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại. +Bước 6: Xả cho sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn sạch. GV: Nguyễn Thị Thùy Trang – Lớp Mầm 3- Trường Mầm Non 3 3 Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3- 4 tuổi ở Trường Mầm Non 3. - Trẻ cần nắm được các quy trình về ăn uống như : + Vệ sinh trước khi ăn: rửa mặt, rửa tay, ngồi đúng vị trí của mình, mời mọi người xung quanh. + Vệ sinh trong khi ăn: biết sử dụng các dụng cụ ăn uống (cầm muỗng bằng tay phải, chén bằng tay trái, cách giữ muỗng, chén), biết nhai và nuốt đồ ăn (ngậm miệng lúc nhai, ăn chậm, nhai kĩ, vừa nhai vừa nuốt ). Biết quý trọng đồ ăn, thức uống (không làm rơi vãi, đổ thức ăn, không để thừa, chỉ được ăn ở chén của mình và cần ăn hết đồ ăn ở chén mình). + Vệ sinh sau khi ăn: biết sử dụng khăn sau khi ăn, uống nước súc miệng, dọn dẹp dụng cụ ăn uống và bàn ghế vào nơi quy định. - Bên cạnh đó trẻ cần phải có thói quen giao tiếp có văn hoá: trẻ biết chào hỏi mọi người khi gặp gỡ hoặc chia tay, biết thể hiện sự đề nghị khi có nhu cầu, biết thể hiện sự quan tâm khi người khác cần và đáp lại sự quan tâm của người khác, biết thể hiện sự biết lỗi khi có lỗi và cư xử đúng mức khi người khác có lỗi với mình, biết thực hiện các yêu cầu khi tham gia, thể hiện lòng tin đối với mọi người. Ví dụ: qua những ngày sau khi dạy trẻ, trẻ nào có những biểu hiện tốt thì cô khen trẻ, tuyên dương trẻ để trẻ biết được mình đã làm đúng mà luôn duy trì các bạn khác noi theo. Giải pháp 3: Rèn luyện cho trẻ các hành vi vệ sinh, hành vi văn minh mọi lúc mọi nơi: Các hành vi vệ sinh, hành vi văn minh sẽ được trẻ thực hiện như thói quen nếu như trẻ được thực hiện thường xuyên và xem đó là nhiệm vụ cần thiết của bản thân. Vì thế nên hằng ngày mọi lúc mọi nơi khi nào có cơ hội tôi luôn giáo dục cho cháu các hành vi văn minh, thói quen vệ sinh VD: Cháu Ngọc Diệp sau khi ăn xong nếu cháu không đánh răng cháu thấy rất khó chịu và không chịu đi ngủ. Hoặc là đặt tình huống cho trẻ như “nếu sau khi ngủ dậy không chải tóc gọn gàng thì đầu tóc các con sẽ trở nên như thế nào? Từ tình huống ấy cô sẽ nhắc lại cho trẻ cách chải tóc phải như thế này: cầm lược chải tóc suông, rẽ đôi và chải sang hai bên hoặc chải hất từ trước ra sau, từ trên xuống dưới. Các cháu thực hiện được theo cô. Ngoài ra thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi cô quan sát những hành vi, thói quen của trẻ xem đã thực hiện tốt chưa để có kế hoạch rèn luyện phù hợp. Ví dụ như: Trẻ có thực hiện được các thói quen vệ sinh như tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chải đầu, đánh răng. Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch cũng được cô dạy cháu ở mọi lúc, mọi nơi: giờ chơi hoạt động ngoài trời, lồng ghép vào các môn học, giờ hoạt động góc. Khi trong lớp có rác cô cho cháu nhặt rác bỏ vào thùng rác và nói cho trẻ biết sử dụng nước sạch để đảm bảo được sức khoẻ, cơ thể mới khoẻ mạnh. Giải pháp 4: Rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày ở lớp. GV: Nguyễn Thị Thùy Trang – Lớp Mầm 3- Trường Mầm Non 3 5 Một số giải pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 3- 4 tuổi ở Trường Mầm Non 3. Dạy trẻ biết rửa chén, bát đĩa xoong, chảo Dạy trẻ biết tôn trọng yêu kính người lớn tuổi, người trong gia đình biết giúp đỡ lẫn nhau. Giờ vẽ: dạy trẻ ngồi đúng tư thế không nói chuyện. Giờ trả trẻ: Cô nhắc nhở phụ huynh cùng với cô, giáo dục các cháu theo chủ điểm yêu cầu của lớp học. Giải pháp 5: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh. Muốn trẻ hình thành được các thói quen vệ sinh thì nhà trường và gia đình phải thống nhất yêu cầu giáo dục vệ sinh đối với trẻ. Nhà trường và giáo viên thông báo, yêu cầu biện pháp giáo dục vệ sinh cho phụ huynh biết, yêu cầu phụ huynh cần theo dõi giúp đỡ và cho biết tình hình thực hiện ở nhà để cùng phối hợp giáo dục rèn luyện cho trẻ. Cô giáo cần hoà nhã trao đổi với phụ huynh với những trẻ thường xuyên nghỉ học, cháu hiếu động, thụ động để cùng nhau đưa ra biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Giờ trả trẻ: Cô trao đổi phụ huynh giáo dục các cháu theo chủ điểm yêu cầu của lớp học. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý đối với những trẻ nhút nhát ít trò chuyện cùng cô, cô quan tâm trẻ nhiều hơn để tạo cảm giác gần gủi với trẻ từ đó tạo cho trẻ có thói quen mạnh dạn khi giao tiếp với những người xung quanh. Trẻ tự tin khi tham gia phát biểu ý kiến nói lên những gì trẻ chưa biết, đã biết để cô cung cấp thêm kiến thức cho trẻ để trẻ vững vàng hơn khi tiếp nhận những kiến thức mới trong những năm học tiếp theo. IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Qua thực hiện một số giải pháp về rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ ở trường lớp tôi từ đầu năm đến thời điểm hiện tại tháng 6 năm 2020 đã thu được những kết quả như sau: Đối với trẻ: + Tự rửa mặt, rửa tay chải đầu, thay gấp quần áo sử dụng thành thạo dụng cụ vệ sinh, biết giữ nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ, biết bỏ rác vào giỏ, không vất rác bừa bãi, biết đi tiêu tiểu đúng nơi quy định, trẻ không ăn quả xanh, uống nước lã, khi ăn cơm trẻ không làm rơi vãi, các cháu đã thể hiện được nếp sống văn minh lịch sự, biết đi thưa về chào, khi gặp người lớn biết lễ phép để chào hỏi và biết nhường nhịn bạn giúp đỡ lẫn nhau. + Biết giữ vệ sinh lịch sự nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi, khi ho ngáp hắt hơi, xì mũi, phải lấy tay che miệng, biết tôn trọng và quý mến mọi người, biết yêu quý bảo vệ cảnh đẹp của thiên nhiên, biết yêu quý, bảo vệ vật nuôi cây trồng. Đối với giáo viên: - Giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, từ đó có kế hoạch cụ thể về việc hướng dẫn và rèn luyện trẻ thực hiện với vận dụng các giải pháp một cách linh hoạt, sáng tạo. Đối với phụ huynh: - Nhận thức sâu sắc được việc phối kết hợp cùng cô giáo trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. GV: Nguyễn Thị Thùy Trang – Lớp Mầm 3- Trường Mầm Non 3 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_luyen_nhung_thoi.docx