Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

doc 20 trang skkn 08/02/2024 8152
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi
 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi "Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Sức khỏe là vốn quý của con người, có sức khỏe thì con người mới có thể học tập và làm việc được. Chính vì thế, mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người, trong đó giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay. Giáo dục phát triển thể chất tác động đến thể lực cũng như trí tuệ của trẻ. Đặc biệt, trẻ đang dần bước vào bậc tiểu học rất cần một thể lực khỏe mạnh làm nền tảng cho những bậc học sau này. Trò chơi vận động là một hình thức trong giáo dục phát triển vận động, nó có vị trí quan trọng trong cuộc sống và hoạt động hàng ngày của trẻ. Trò chơi vận động là loại trò chơi có luật, có nội dung hướng vào việc rèn luyện và hoàn thiện các vận động của trẻ, góp phần phát triển thể lực. Nó vừa là nội dung học tập, vừa là phương pháp tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, vừa là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ một cách toàn diện. Thông qua các trò chơi vận động, góp phần hình thành và phát triển ở trẻ các tố chất vận động như nhanh nhẹn, bền bỉ, mạnh mẽ và khéo léo. Nhờ vậy, trò chơi vận động có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt nó có ý nghĩa to lớn đối với việc củng cố và hoàn thiện kỹ năng, vận động cần thiết đối với trẻ mầm non. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ thường chơi hết mình, tích cực, chủ động, sáng tạo. Vì thế, trò chơi vận động còn là phương tiện giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Thực tế cho thấy, lớp tôi đang phụ trách có đa số cháu chưa hào hứng khi tham gia chơi các trò chơi vận động. Mặc dù, các kỹ năng vận động của các cháu thực hiện tương đối tốt nhưng một số tố chất vận động còn hạn chế, đặc biệt là hạn chế về sức mạnh, sức bền và sự dẻo dai. Khi tham gia chơi các trò chơi vận động, các cháu chơi được một lúc là chóng mệt mỏi. Bên cạnh đó, cách lựa chọn trò chơi vận động của giáo viên chưa phù hợp với trẻ. Khi tổ chức cho trẻ tham gia chơi các 1 Phát triển thể chất bao gồm phát triển vận động, dinh dưỡng và sức khỏe. Trong đó, dinh dưỡng và sức khỏe góp phần phát triển toàn diện trẻ về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Để triển khai và thực hiện tốt công tác giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ, cần lựa chọn các nội dung và các hình thức phù hợp cho trẻ ở từng độ tuổi. Lựa chọn các hình thức phù hợp sẽ làm cho trẻ tiếp nhận các thông tin một cách hào hứng, không bị gò bó và gượng ép. Ở trường mầm non sử dụng các trò chơi vận động sẽ giúp trẻ phát triển cân đối, sức khỏe được tăng cường và đạt đến trạng thái hoàn thiện về mặt thể chất, làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Vì vậy, rèn cho trẻ các tố chất vận động là rất cần thiết, đặc biệt cho trẻ 5-6tuổi, nếu có một thể lực tốt thì trẻ sẽ tự tin, khéo léo, tác phong nhanh nhẹn. Trò chơi vận động có ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực sức khỏe cho trẻ. Một trong các điều cần thiết khi chọn trò chơi vận động cho trẻ mà người giáo viên mầm non cần phải chú ý đó là lứa tuổi của trẻ, tình hình sức khỏe của trẻ, dụng cụ phục vụ cho trò chơi và số lượng trẻ tham gia chơi. Ngoài ra, giáo viên phải chú ý đến đặc điểm của từng trẻ mà tổ chức cho trẻ tham gia vào trò chơi vận động thích hợp. Đối với trẻ 5-6 tuổi, trẻ có khả năng thực hiện tất cả các vận động cơ bản. Trẻ có ý thức hơn đối với những lời chỉ dẫn của cô, trẻ có khả năng quan sát tốt hơn và phối hợp các vận động nhịp nhàng, uyển chuyển hơn. Việc lựa chọn trò chơi vận động phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng vận động của trẻ, mục tiêu giáo dục phát triển vận động, thời điểm tổ chức trò chơi trong ngày và điều kiện tổ chức trò chơi. Những trò chơi thường được lấy từ cuộc sống thực tế xung quanh và thể hiện những hình ảnh về các hiện tượng thiên nhiên, xã hội và các hành động của con vật. Do đó, trò chơi vận động mang tính hiện thực và trò chơi nói chung được coi là một trong những phương tiện giáo dục quan trọng cho trẻ. Trẻ 5- 6 tuổi rất hiếu động, thích sự mới lạ hấp dẫn và thích tìm tòi, khám phá xung quanh. Trẻ học mà chơi, chơi mà học, thông qua trò chơi trẻ không những được vui chơi thoải mái mà qua đó giáo viên có thể truyền thụ được các kiến thức cũng như rèn luyện sức khỏe, củng cố được kỹ năng, kỹ xảo vận động cho trẻ. Bước vào thực hiện đề tài bản thân tôi gặp phải một số thuận lợi và khó khăn cơ bản sau: * Thuận lợi Líp häc có đủ diện tích, sạch sẽ, thoáng mát có đầy đủ ánh sáng để trẻ học tập. Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường đầu tư đầy đủ trang thiết bị cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, máy tính, âm ly nhằm giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chuyển tải kiến thức, tiết học cũng trở nên sinh động và hấp dẫn. 3 sức mạnh, sức bền còn hạn chế. Cụ thể qua khảo sát đầu năm tôi thấy khả năng vận động của các cháu trong lớp tôi như sau: + 70% trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tham gia trò chơi vận động + 65% trẻ biết chơi đoàn kết, chơi theo nhóm và chơi cùng nhau. + 60% trẻ nắm được cách chơi, luật chơi, kỹ năng khi tham gia trò chơi vận động. Qua kết quả khảo sát trên, bản thân tôi rất băn khoăn, lo lắng để tìm ra các biện pháp nhằm đưa chất lượng của các hoạt động giáo dục thể chất đạt kết quả cao hơn. Trước thực trạng đó, tôi nghiên cứu, tìm ra “Một số giải pháp nâng cao hình thức tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 5 -6 tuổi” ở lớp mình phụ trách. 2.2. Các giải pháp để thực hiện đề tài. * Giải pháp 1: Xây dựng lập kế hoạch lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề. Môn học nào giáo viên cũng cần nắm bắt được đề tài đưa ra ở các chủ đề xem có phù hợp với khả năng nhận thức của lớp mình không. Nếu không phù hợp giáo viên có thể nghiên cứu, xây dựng lại và thông qua buổi họp chuyên môn đề xuất, thống nhất các đề tài phù hợp với chủ đề, phù hợp với trẻ của lớp mình. Để việc xây dựng kế hoạch được chính xác, phù hợp với nhận thức và khả năng của học sinh . Ngay từ đầu năm học tôi đã cùng đồng chí tổ trưởng chuyên môn xây dựng các đề tài trò chơi vận động phù hợp với từng chủ đề, phát huy từ dễ đến khó. Ví dụ: + Chủ đề trường mầm non. Trò chơi vận động: “ Tung cao hơn nữa”; “Ai nhanh hơn”; “Tìm bạn”; “Ai giỏi nhất”; “ Về đúng nhà”;“ Đổi đồ chơi cho bạn”. + Chủ đề bé và gia đình. Trò chơi vận động: “Bắt chước tạo dáng”; “Chuyền bóng”; “Ai nhanh nhất”; “Bé với cái bóng của mình”. + Chủ đề : Nghề nghiệp. Trò chơi vận động: “Gánh gánh gồng gồng”; “Đuổi bắt” ; “Ai nhanh nhất”; “Hái hoa tặng cô”. + Chủ đề 4: Thế giới động vật. Trò chơi vận động: “Gà trong vườn rau”; “Cáo và thỏ”; “Nhũng con vật ngộ nghĩnh đáng yêu”;“Ai nhanh nhất”; “ Những chú ếch tài giỏi”;“Mèo và chim sẻ”; “Cho thỏ ăn”; “Tìm chuồng”. Phát triển được các vận động tinh: vận động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay, phối hợp vận động mắt – tay, kỹ năng sử dụng các đồ dùng dụng cụ. Phát triển các nhóm cơ, xương: Cơ tay, cơ chân, cơ lưng, cơ bụng 5 nhau, điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế, sự hiểu biết của trẻ và kinh nghiệm của giáo viên. Ngoài ra, để tiến hành tổ chức một trò chơi vận động trong hoạt động thể dục, người giáo viên phải lựa chọn trò chơi đó phù hợp với vận động cơ bản, phù hợp khả năng của trẻ và đồ dùng dụng cụ hấp dẫn, làm trẻ thích thú. Đặc biệt, qua trò chơi vận động giúp trẻ hào hứng, thoải mái và phát triển thể chất cho trẻ. Như vậy, để tổ chức một trò chơi vận động đạt hiệu quả, chúng ta không chỉ tuân theo những quy tắc nêu trên, mà người giáo viên cần có những thủ thuật thu hút trẻ, phải thực sự hòa mình vào trò chơi cùng với trẻ và cần phải biết khen thưởng, khích lệ trẻ kịp thời. Chẳng hạn như: Khi tổ chức hoạt động thể dục với bài tập vận động cơ bản “ Tung bắt bóng với cô” tôi đã lựa chọn trò chơi vận động “Sút bóng vào gôn”. Với trò chơi này, thì tôi sử dụng các ống nhựa nước cắt khúc và một tấm lưới ghép lại tạo thành một khung thành cho trẻ chơi “Sút bóng vào gôn” .Trò chơi vận động này giúp trẻ khéo léo trong hoạt động, phát triển nhóm cơ chân cách chơi và luật chơi như sau: Trò chơi:" Sút bóng vào gôn". + Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, phát triển nhóm cơ chân. + Chuẩn bị: Khung thành, bóng + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, mỗi bạn trong đội của mình lên cầm bóng bỏ vào vị trí theo yêu cầu của cô rồi sút bóng vào gôn + Luật chơi: Mỗi lần chỉ lên một bạn và chỉ sút một lần. Kết thúc trò chơi đội nào có nhiều bóng vào khung thành thì đội đó chiến thắng. Trong hoạt động học thì khâu chuẩn bị đồ dùng vô cùng quan trọng. Đồ dùng càng hấp dẫn, càng mới lạ bao thiêu thì càng thu hút trẻ vào hoạt động bấy nhiêu. Chẳng hạn như: Chơi trò chơi " Ném trúng đích" để cho trẻ chơi trò chơi, với đồ dùng bắt mắt tôi thấy trẻ hứng thú tham gia và vào hoạt động đạt hiệu quả cao hơn. Trò chơi: " Ném túi cát vào vòng". + Mục đích: Luyện đôi tay của bé khỏe mạnh, dẻo dai. Luyện kỹ năng khéo léo và khả năng quan sát để ném các túi cát vào vòng cho chính xác + Cách chơi: Các cháu có thể chơi cùng với nhau xem ai ném được nhiều túi cát hơn, bé nào ném được nhiều túi cát hơn cháu đó sẽ chiến thắng. + Luật chơi: Quả bóng (hoặc túi cát) nào ném vào đích thì mới được tính. Có thể nói không chỉ hoạt động học thể dục mà trong hoạt động học khác như: khám phá, làm quen với toán Giáo viên có thể lồng ghép trò chơi vận động một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách chính xác. 7 Trò chơi vận động là hoạt động vận động cơ bản của trẻ lứa tuổi mầm non. Nó không những được sử dụng trong hoạt động học thể dục mà còn được sử dụng trong khi chơi ở trong lớp và ngoài trời, cụ thể là các thời điểm như: Đón trẻ buổi sáng, giữa hai hoạt động, đi dạo, giờ chơi, hoạt động buổi chiều, trả trẻ. Việc lựa chọn trò chơi vận động phải lưu ý thời gian trong ngày. Vào buổi sáng, giáo viên nên lựa chọn trò chơi có vận động tích cực. Vào buổi chiều, nên chọn những trò chơi có vận động nhẹ nhàng hơn để đảm bảo cho trẻ nghỉ ngơi tích cực. Giáo viên có thể lựa chọn cho trẻ chơi trò chơi vận động vào các buổi đón, trả trẻ hoặc vào hoạt động chiều như: Trò chơi “Người thợ săn tài ba”, “Chở quả về nhà” Những trò chơi mới lạ sẽ kích thích trẻ tham gia và qua đó trẻ. Chẳng hạn như: Trò chơi “Chở quả về nhà”, trò chơi không chỉ giúp trẻ củng cố kỹ năng bò bằng bàn tay, cẳng chân mà còn giúp trẻ khéo léo, cẩn thận hơn trong vận động. Trò chơi: " Chở quả về nhà". . Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, củng cố kỹ năng bò bằng bàn tay, cẳng chân, phát triển nhóm cơ lưng. . Cách chơi: Chia cả lớp thành các nhóm chơi có số trẻ bằng nhau. Các nhóm đứng thành hàng dọc dưới vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ đứng đầu của các nhóm chạy nhanh đến lấy quả, sau đó đặt lên lưng và phải bò nhanh về nhà, bỏ quả vào rổ và đi về cuối hàng. Trẻ tiếp theo chờ bạn bỏ quả vào rổ và thực hiện tương tự cho đến hết hàng . Luật chơi: Mỗi lượt chơi, trẻ chỉ được hái một quả. Nếu trẻ làm rơi quả thì quả đó sẽ không được tính. Cho trẻ chơi liên tục trong khoảng thời gian 7phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ. Nếu trên đường bò về nhà, quả trên lưng trẻ bị rơi, trẻ đó sẽ về chỗ để bạn tiếp theo lên hái táo. Cuối cùng, cho trẻ đếm số táo có trong rổ và đội nào chở được nhiều táo về nhà hơn là đội đó thắng. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng, đảm bảo yêu cầu về thời gian, trạng thái của trẻ những cũng rèn luyện được cho trẻ các tố chất vận động. Chẳng hạn như: Trò chơi “Ném vòng”, trò chơi này trẻ được rèn luyện sự khéo léo, kỹ năng ném, khả năng định hướng ước lượng bằng mắt của trẻ, đặc biệt rèn cho những trẻ còn hạn chế về sự khéo léo như cháu: Khôi Nguyên, Đông Nhật, Xuân Quỳnh Lúc đầu, nên kẻ vạch mức gần để cháu thực hiện, sau đó tăng dần vạch mức hoặc thay đổi dụng cụ để tăng sự thích thú cho trẻ. Đồng thời, giáo viên phải biết khích lệ trẻ kịp thời, giúp trẻ phát triển tốt tố chất mà trẻ đang hạn chế Trò chơi: " Ném vòng" + Mục đích: Củng cố kỹ năng ném, sự khéo léo, phát triển nhóm cơ tay. 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hinh_thuc_to.doc