Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

doc 20 trang skkn 08/10/2024 690
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
 HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG
 TRƯỜNG MẦM NON” NĂM HỌC 2019 - 2020
 Quảng Bình, tháng 5 năm 2020
 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU.
 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: 
 Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật chiếm vị trí quan trọng 
trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ mầm non. Thông qua hoạt động 
tạo hình trẻ được khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của thế giới tự nhiên. Lứa tuổi mầm 
non là lứa tuổi mà trẻ ham hiểu biết có nhu cầu lớn trong việc nhận thức về thế giới 
xung quanh, yêu cái đẹp, mong muốn sáng tạo cái đẹp. Hoạt động tạo hình góp 
phần quan trọng không thể thiếu được trong trường mầm non nhằm đáp ứng nhu 
cầu đó cho trẻ.
 Trong các hoạt động của trẻ mầm non, hoạt động tạo hình là một hoạt động 
có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý, sự sáng tạo và trí tưởng tượng của 
trẻ. Đây là một hoạt động vô cùng hấp dẫn đối với trẻ. Với sự phong phú của các 
thể loại như nặn, vẽ, xếp gấp, cắt dán, hoạt động tạo hình giúp cho trẻ mẫu giáo 
không những được tiếp cận một cách tích cực với thế giới xung quanh mà còn là 
cơ hội để trẻ thể hiện tình cảm, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân. Những sản 
phẩm nghệ thuật của trẻ rất ngộ nghĩnh, đáng yêu nhưng trong cái ngộ nghĩnh, 
đáng yêu đó đã chứa đựng cả sự tưởng tượng diệu kỳ, tự do tìm kiếm, thử nghiệm 
và nhờ đó mà thỏa mãn những nhu cầu khám phá, nhu cầu tạo ra cái đẹp đang 
không ngừng nảy sinh và phát triển ở trẻ. Chính vì vậy, hoạt động tạo hình là mảnh 
đất màu mỡ để ươm mầm và nẩy nở những mầm mống đầu tiên của tính sáng tạo, 
phát triển tình yêu với cái đẹp, thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của trẻ.
 Trẻ con- những người chủ nhân tương lai của đất nước- đối tượng của giáo 
viên mầm non với đặc điểm hay bắt chước, thích tìm tòi khám phá thế giới xung 
quanh, trẻ dễ dàng bị thu hút bởi những cái hay, cái đẹp mà hoạt động tạo hình lại 
là phương tiện để trẻ thể hiện ấn tượng, hiểu biết, ý muốn của mình về thế giới 
xung quanh. Hoạt động tạo hình ở trường mầm non giữ vị trí quan trọng đối với 
giáo dục con người. Bởi hoạt động tạo hình ở trường mầm non nhằm mục đích 
chính là giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em. Hoạt động tạo hình với cái đích là tạo ra cái 
đẹp bằng hình thể và màu sắc; đồng thời hoạt động tạo hình rất gần gũi với sinh 
hoạt thường ngày của trẻ em- mọi hoạt động của trẻ nhất nhất đều gắn với những 
kiến thức của hoạt động tạo hình. 
 Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được quan sát sự vật hiện tượng ở cuộc 
sống xung quanh; nhận xét để biết; thể hiện để hiểu hơn về đối tượng; cảm nhận vẻ 
đẹp của mọi vật, hiện tượng xung quanh Như vậy, hoạt động tạo hình ở trường 
mầm non là một trong những hoạt động để trẻ có cơ hội làm quen, tiếp xúc với 
thiên nhiên, với cuộc sống và mong muốn tạo ra cái đẹp theo cách nhìn, cách nghĩ, 
cách cảm nhận riêng. Bởi thế hoạt động tạo hình ở trường mầm non nhằm giáo dục 
 3 1.2. Điểm mới, phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp: 
 * Điểm mới của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
 Đề tài này có điểm mới là nghiên cứu để nhằm tìm ra một số giải pháp nâng 
cao chất lượng hoạt động tạo hình (lĩnh vực phát triển thẩm mĩ) cho trẻ mẫu giáo 
5-6 tuổi được thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới.
 Làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân;
 Xây dựng tốt kế hoạch của hoạt động tạo hình;
 Tổ chức tốt hoạt động tạo hình trong hoạt động học và trong các hoạt động 
khác để hình thành và rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ;
 Giải pháp giúp trẻ cảm nhận được cái đẹp thông qua tạo môi trường học tập;
 Giải pháp sử dụng các loại học liệu và phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi.
 * Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp: 
 Đề tài được áp dụng cho việc tổ chức hoạt động tạo hình (lĩnh vực phát triển 
thẩm mĩ) của độ tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường chúng tôi.
 Tuy nhiên, đề tài này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất 
mong quý đọc giả, bạn bè đồng nghiệp và các đồng chí cán bộ quản lý, lãnh đạo 
ngành góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
 II. PHẦN NỘI DUNG.
 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
 Năm học 2019-2020 Ban giám hiệu nhà trường phân công tôi chủ nhiệm lớp 
mẫu giáo 5- 6 tuổi, thực hiện nhiệm vụ năm học bản thân tôi gặp những thuận lợi 
và khó khăn sau đây: 
 * Thuận lợi:
 Bản thân tôi đạt trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non, nhờ đó 
kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Có lập trường tư tưởng 
chính trị kiên định, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong 
công tác, có ý thức tích cực tự học tập, rèn luyện, bồi dưỡng năng lực chuyên môn 
và năng khiếu sáng tạo trong việc làm và sử dụng có hiệu quả đồ dùng đồ chơi, 
hướng dẫn các kỹ năng hoạt động tạo hình cho giáo viên và trẻ, luôn được đồng 
nghiệp, phụ huynh và nhân dân tín nhiệm.
 Luôn được sự hướng dẫn chỉ đạo sát sao về chuyên môn của lãnh đạo cấp 
trên và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường.
 Bản thân tôi trải qua nhiều năm công tác, xác định rõ trách nhiệm của mình 
trong công việc tôi tích cực học tập Tiếng Bru-Vân Kiều để sử dụng ngôn ngữ giao 
tiếp với Đồng bào, phụ huynh và trẻ. 
 5 Tư thế ngồi đúng, cầm bút 14 9 64 5 36
 Kỹ năng sắp xếp bố cục bức tranh 14 8 57 6 43
 Kỹ năng phân biệt màu sắc, sáng tạo khi vẽ 14 8 57 6 43
 Từ điều tra trên cho thấy tỷ lệ trẻ đạt đang ở mức thấp và tỷ lệ trẻ chưa đạt 
đang ở mức cao. Chính vì vậy, là giáo viên mầm non bản thân tôi luôn trăn trở, suy 
nghĩ và tìm ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 
5-6 tuổi trong trường mầm non”.
 Sau đây là một số biện pháp cơ bản:
 2.2. Các giải pháp:
 Giải pháp 1: Làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân.
 Để nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện tốt chương trình giáo dục 
 mầm non nói chung và tổ chức tốt hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 
 nói riêng thì bản thân tôi nhận thức rằng trước hết phải nắm vững về nội dung 
 chương trình, các kiến thức-kỹ năng, phương pháp và hình thức tổ chức, có kỹ 
 năng tạo hình thì mới có thể lựa chọn các nội dung phù hợp với trẻ, định hướng, 
 giúp đỡ trẻ cảm nhận cái đẹp, tạo ra cái đẹp và sáng tạo trong thực hiện nhằm góp 
 phần giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ. Sự linh hoạt và sáng tạo của các 
 phương pháp sẽ là yếu tố quyết định cho sự thành công trong tổ chức hoạt động. 
 Chính vì lẽ đó tôi đã có kế hoạch để làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn 
 nghiệp vụ cho bản thân:
 Xem lại sách chương trình của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong năm học cần cung 
 cấp những kiến thức, kĩ năng gì của tất cả các môn học, đặc biệt là môn tạo hình: 
 Kĩ năng vẽ, nặn, xé, dán.... Để xây dựng kế hoạch giáo dục, mục tiêu nội dung các 
 lĩnh vực cho cả năm học phù hợp với độ tuổi mẫu giáo.
 Sau khi nắm được mục tiêu giáo dục của chương trình thì nắm phương pháp, 
 hình thức tổ chức tiết học và hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình với phương châm 
 lấy trẻ làm trung tâm, khuyến khích trẻ tích cực hứng thú, tạo điều kiện cho trẻ trải 
 nghiệm, khám phá....điểm nào còn chưa rỏ thì bản thân hỏi đồng nghiệp, hỏi tổ 
 chuyên môn nhà trường.
 Trẻ mầm non đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi, xuất phát từ tâm sinh lý thì kỹ 
 năng của trẻ tốt hơn, thành thạo hơn, trẻ có thể xếp được các hình đơn giản, nặn 
 được các loại quả, các con vật quen thuộc. 
 Tuy nhiên một số trẻ kĩ năng như cầm bút, nặn, xé, dán chưa thành thạo, vì 
 vậy đòi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì, mềm dẻo, nắm chắc đối tượng để 
 rèn luyện kỹ năng cho trẻ trong lớp đều hơn.
 7 Về nét vẽ: Trẻ 5-6 tuổi vẽ nét vẽ chính xác, tròn trịa và có tính ngộ nghĩnh 
hơn. Hình vẽ đã rõ đối tượng như ngôi nhà, cây, con vật...và trẻ đã có thể vẽ thêm 
những chi tiết nhỏ làm cho hình dáng gần giống thực và phong phú hơn.
 Về màu: Trẻ 5-6 tuổi đã biết được nhiều màu, nhờ đó trẻ sử dụng được các 
màu phù hợp hơn.
 Về xếp hình: Trẻ xếp được các hình đơn giản theo ý thích bằng giấy, hột hạt, 
qua, sỏi đá....
 Về xé dán: Trẻ có thể sử dụng được các kỹ năng xé vụn, xé bấm để xé dán 
các hình đơn giản.
 Về nặn: Trẻ có thể nặn được các loại quả, các con vật và đối tượng quen thuộc.
 Để xây dựng được kế hoạch phù hợp với yêu cầu giáo dục và sự phát triển 
của trẻ, đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó và đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ thì 
ngoài việc nắm chắc nội dung chương trình khung, đặc điểm tạo hình của độ tuổi 
mẫu giáo 5-6 tuổi thì tôi cần phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và đặc điểm nhận 
thức của trẻ lớp mình phụ trách để tôi có cách xây dựng kế hoạch cụ thể cho lớp 
mình theo từng chủ đề. Trong từng chủ đề cần lựa chọn nội dung nào đưa vào hoạt 
động học, nội dung nào vào các hoạt động khác sao cho phù hợp để đảm bảo cho 
việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng một cách khoa học, đảm bảo tính vừa sức. 
 Ví dụ: Chủ đề bản thân có các nội dung như tô màu tranh bé trai, bé gái; vẽ 
bé trai bé gái, vẽ chân dung bạn bè trong lớp, làm quen với đất nặn ...thì tôi chọn 
các nội dung vẽ bạn trai- bạn gái, vẽ chân dung đưa vào hoạt động học. Các nội 
dung như tô màu bé trai- bé gái, làm quen với đất nặn tôi đưa vào các hoạt động khác. 
 Cứ như thế qua từng chủ đề tôi đều có sự điều chỉnh kế hoạch sao cho phù 
hợp với tình hình của lớp song cũng phải đáp ứng được theo nhu cầu phát triển 
của trẻ. Nhờ đó mà tôi đã xây dựng được kế hoạch hoạt động tạo hình cho trẻ ở lớp 
tôi cụ thể theo từng chủ đề, đảm bảo cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng tạo 
hình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với nhận thức của trẻ từ đó 
giúp trẻ dễ dàng cảm nhận được cái đẹp từ những cái nhỏ bé gần gủi xung quanh, 
thực hiện tốt các bài tập, tạo được sự hứng thú cho trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy thích thú và 
rất hứng khởi khi được sử dụng kiến thức, kỹ năng để chủ động thực hiện các yêu 
cầu đề ra qua sự tìm tòi, khám phá, phát hiện những kiến thức, kỹ năng mới, trẻ có 
sự yêu thích và mong muốn tự thể hiện ý nghĩ của mình qua sản phẩm sáng tạo 
theo cách riêng của mình.
 Giải pháp 3: Tổ chức tốt hoạt động tạo hình trong hoạt động học và 
trong các hoạt động khác để hình thành và rèn luyện kĩ năng tạo hình cho trẻ.
 9 Dạy trẻ kỹ năng chia đất thành các phần của quả cam như phần quả, phần 
cuống và phần lá.
 Dạy trẻ kỹ năng xoay tròn trên lòng bàn tay để tạo ra phần quả: đặt viên đất 
vào lòng bàn tay trái rồi úp lòng bàn tay phải lên xoay tròn từ trái sang phải.
 Dạy trẻ kỹ năng lăn dọc trên lòng bàn tay để tạo ra cuống của quả cam: đặt 
viên đất vào lòng bàn tay trái, úp lòng bàn tay phải đặt dọc tay lên rồi lăn đi lăn lại.
 Dạy trẻ kỹ năng ấn bẹt để tạo ra chiếc lá: đặt viên đất lên bàn tay trái rồi úp 
bàn tay phải lên dùng sức của 2 tay ấn vào nhau sau đó vuốt nhẹ tạo thành chiếc lá.
 Dạy trẻ kỹ năng gắn kết các bộ phận như quả, cuống, lá vào với nhau tạo 
thành quả cam.
 * Dạy trẻ kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật
 Đây là thao tác tương đối khó khăn đối với trẻ. Vì vậy tôi tiến hành dạy trẻ 
các thao tác từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó diễn ra liên 
tục tạo thành kỹ năng.
 Đầu tiên tôi cho trẻ làm quen với cách cầm bút bằng tay phải, điều khiển bút 
bằng ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa vẽ mô phỏng vào không gian.
 Sau đó tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ vào giấy, sau đó cho 
trẻ di màu vào các hình ảnh to rỏ nét, ít chi tiết.
 Khi trẻ cầm bút khá thành thạo rồi thì tôi tập cho trẻ vẽ các nét vẽ cơ bản 
như nét cong (vẽ cuộn len), nét xiên (vẽ mưa), vẽ nét thẳng, vẽ nét ngang
 Khi trẻ đã cầm bút thành thạo tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh 
sáng tạo theo ý thích của trẻ ở giai đoạn này không nhất thiết đòi hỏi trẻ vẽ hoàn 
chỉnh mà chỉ yêu cầu trẻ đặt tên cho bức tranh của mình.
 * Cho trẻ làm quen với các loại bút lông và màu nước. 
 Sau khi trẻ cầm bút vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện ở mức độ cao hơn là cho 
trẻ làm quen với bút lông, màu nước và các loại sáp màu. Việc cho trẻ tiếp xúc 
thực tế với các loại màu nghệ thuật trẻ rất hứng thú. Khi cho trẻ làm quen tôi đã tổ 
chức như sau:
 Bước 1: Chọn và sữ dụng màu không có keo
 Tôi dùng bột màu pha với nước bởi đặc tính của bột màu này là màu sắc đẹp 
và dễ rữa, không mất vệ sinh.
 Để gây hứng thú cho trẻ hoạt động thì qua các chủ đề tôi đều cho trẻ tiếp xúc 
trực tiếp với màu nghệ thuật và đặc biệt là màu nước.
 Ví dụ: Với chủ đề “Bản thân”
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc