Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái
Người viết: Dương Thị Tâm- Trường mầm non Mai Thủy 1 ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết trẻ em không phải là một cơ thể thu nhỏ mà là một cơ thể đang lớn và đang phát triển. Tâm hồn trẻ trong sáng như tờ giấy trắng, luôn khoẻ mạnh, hồn nhiên và hấp dẫn, thích thú trước những điều mới lạ. Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Lời dạy của Bác đã thấm nhuần vào trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Chính điều đó mục tiêu của giáo dục Mầm non hiện nay nhằm tạo điều kiện phát huy hiệu quả của lực lượng hiện đại trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, văn hoá tạo tiền đề phát triển nhân lực lao động cho tương lai. Trong chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay yêu cầu trẻ được phát triển qua 5 mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mĩ, tình cảm xã hội. Ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Các mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là: Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nghe, đọc, phát âm và một số kĩ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết như: Cách lật, mở sách, cách cầm bút tô viết chữ, khả năng phối hợp tay mắt và tri giác trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn tả sự việc và ý muốn của mình bằng câu đầy đủ một cách rõ ràng, mạch lạc. Mặt khác trẻ 5 tuổi tiếp nhận việc đọc một cách gián tiếp thông qua việc phát âm và tô chữ dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Vì vậy, là một giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để tìm ra “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái” 2. Điểm mới, phạm vi áp dụng của đề tài: 1 Người viết: Dương Thị Tâm- Trường mầm non Mai Thủy 3 động lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tăng trưởng cơ sở vật chất đảm bảo đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học như: tranh, máy vi tính, máy chiếu Mặt khác được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám Hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, các ban ngành, bạn bè đồng nghiệp về sưu tầm nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi, bản thân luôn học hỏi, trau dồi kiến thức, biết sáng tạo lồng ghép nội dung phong phú vào các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trong đó có giờ hoạt động làm quen chữ cái. Được sự phân công của BGH nhà trường, năm học 2012-2013 tôi phụ trách lớp 5- 6 tuổi. Qua thời gian đứng lớp, nắm bắt được tình hình thực tế bản thân tôi gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: * Thuận lợi - Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất như mua sắm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động khá đầy đủ, như máy vi tính và các trang thiết bị khác, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi theo từng chủ đề phù hợp với các nhóm chữ cái trong tháng, hướng dẫn làm các tranh, tạo môi trường chữ viết để trẻ được làm quen ở mọi lúc mọi nơi. - Phòng học rộng rãi thoáng mát và khá đầy đủ điều kiện để trẻ hoạt động. - Bản thân tôt được tham gia các buổi tập huấn chuyên môn ở phòng, cụm cũng như ở trường, tham dự các tiết thao giảng của đồng nghiệp, sưu tầm tài liệu phục vµ học tập ở các trường bạn về tiết làm quen chữ cái nhằm đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. Tôi luôn nghiên cứu tìm tòi học hỏi về cách tổ chức tiết dạy qua đó tôi nắm vững phương pháp khi tổ chức hoạt động của bộ môn - Trẻ hứng thú hoạt động và đã có một số kĩ năng thao tác cơ bản ban đầu về làm quen chữ cái như nhận biết, phát âm chữ cái * Khó khăn - Trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, nhiều cháu phát âm sai, nói lắp, nói ngọng. 3 Người viết: Dương Thị Tâm- Trường mầm non Mai Thủy 5 bản thân tôi phải tham gia đầy đủ các đợt bồi dưỡng chuyên đề do phòng, trường tổ chức. Luôn dự thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, có ý thức học hỏi những người đi trước, tham quan các lớp, trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ. Điều quan trọng nhất là phải nắm chắc phương pháp của từng loại tiết, nghiên cứu các loại sách tham khảo về hướng dẫn bài dạy để thực hiện có hiệu quả nhất. Ngoài ra tôi còn tranh thủ nghiên cứu sách báo, sưu tầm các loaị tranh ảnh, xem các kênh truyền hình, truy cập mạng để có vốn kiến thức được đầy đủ và phong phú hơn. Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ, không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các tiết học, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ. Hai là: Xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ LQCC: - Để giờ học đạt kết quả cao, trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song yếu tố xây dựng kế hoạch hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái đóng vai trò rất quan trọng, nếu chúng ta chủ động lên kế hoạch trước một cách cụ thể, rõ ràng thì kết quả giờ hoạt động đó phải biết dựa vào các yêu cầu sau: - Xây dựng kế hoạch tuần, tháng theo chủ đề, đúng với hình thức thực tiển của lớp mình. - Phải dựa vào nội dung hoạt động làm quen chữ cái theo từng chủ đề. - Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với nội dung, chủ đề mình đang học. - Dựa vào khả năng của trẻ trong quá trình hoạt động, sự nhanh nhẹn, linh hoạt, thích thú hay nhàm chán, không chú ý của trẻ để có biện pháp, đưa ra mục tiêu phù hợp với từng trẻ. - Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “ Thế giới động vật” tôi xem ở kế hoạch hoạt động với chủ đề này mình cần chuẩn bị những đồ dùng , đồ chơi gì và có những biện pháp sữ dụng như thế nào. Dựa vào kế hoạch đó bản thân tôi tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi, làm và sữ dụng cho phù hợp với chủ đề mình dạy. - Có kế hoạch bồi dưỡng trẻ cụ thể, đúng đối tượng của nhóm lớp. Lồng ghép, tích hợp họat động làm quen với chữ cái vào các hoạt động khác trong ngày và mọi lúc mọi nơi. 5 Người viết: Dương Thị Tâm- Trường mầm non Mai Thủy 7 tranh “quả na”, “ quả lê”, “củ lạc” và gắn từ tương ứng với tranh hoặc ghi thơ chữ to lên bìa, những chữ cái đang học cô dùng bút màu để ghi từ đó giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ những chữ cái đã học. Bốn là: Công tác phối hợp với phụ huynh. Đây là nét đặc trưng của bậc học MN. Gia đình, nhà trường, đều là môi trường giáo dục trẻ nên người cần có sự giáo dục đồng bộ, kết hợp chặt chẽ để thống nhất biện pháp giáo dục có kết quả cao. Trước hết, tôi nhanh chống nắm bắt tình hình, điều kiện, đặc điểm của lớp mình phụ trách rồi lên kế hoạch triển khai họp phụ huynh, tuyên truyền tầm quan trọng của việc làm quen chữ cái đối với trẻ. Báo cáo tình hình chất lượng của trẻ qua đợt khảo sát đầu năm, thông báo chương trình kế hoạch, thời gian hoạt động của trẻ ở lớp, ở nhà, nội dung mua sắm đầy đủ các loại đồ dùng phục vụ bộ môn. Có thể vận động mỗi phụ huynh mua bộ chữ cái, vỡ tập tô, sách truyện để bồi dưỡng thêm cho trẻ học ở nhà. Điều chú ý quan trọng là quán triệt với phụ huynh biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi nơi, bố mẹ người lớn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Trong lời nói phải luôn dùng từ ngữ đầy đủ chính xác, nếu trẻ có biểu hiện nói lắp, nói ngọng, chớt người lớn phải kịp thời sữa ngay, tuyệt đối không dạy trẻ bằng cách nói chớt nói lắp theo trẻ. Tôi thường xuyên trao đổi kịp thời tình hình của trẻ vào giờ đón, trả trẻ để nắm bắt thông tin từ hai phía để có biện pháp giáo dục kịp thời. Năm là: Tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái mọi lúc mọi nơi. Ngoài giờ hoạt động chung của bộ môn, tôi lên kế hoạch đưa chuyên đề LQCC vào các hoạt động khác như hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều lồng ghép chữ cái vào các môn học khác: văn học, môi trường xung quanh, thể dục, tạo hình Làm quen chữ cái là môn học khô khan nên tôi cố tìm tòi đưa chữ cái đến với trẻ bằng các trò chơi mới lạ hấp dẫn như: TC '' quay xổ số", " đánh cờ", hái hoa trong vườn" Ô cữa bí mật, chiếc túi kỳ lạ tìm các chữ cái có trong tên của mình, tên của bạn, đồ 7 Người viết: Dương Thị Tâm- Trường mầm non Mai Thủy 9 quan sát trên máy sẽ làm trẻ thích thú và dẫn đến việc trẻ tập trung cao hơn, tiếp theo cô khéo léo đặt những câu hỏi và dẫn đưa trẻ vào bài một cách say mê nhẹ nhàng. - Bên cạnh đó tôi luôn nhận ra khả năng đọc - viết khác nhau của từng trẻ để dẫn dắt trẻ vào hoạt động làm quen chữ cái mà không làm trẻ cảm thấy nặng nề. - Song song với viêc cho trẻ làm quen vơi mặt chữ còn phải hướng dãn trẻ cách phát âm đối với các chữ cái khác nhau chính xác. 2.3. kết quả đạt được Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi, triển khai áp dụng các biện pháp nêu trên vào hoạt động cho trẻ làm quen vái chữ cái tôi đã thu được kết quả như sau. * Đối với bản thân: - Đã nắm chắc nội dung, phương pháp hình thức thiết kế tổ chức linh hoạt vào các giờ cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái. - Bản thân đã có kinh nghiệm trong việc sữ dụng và làm các loại đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động làm quen chữ cái. Đồ dùng đồ chơi phong phú và đa dạng thay đổi theo từng chủ đề, đã tập trung được sự thu hút của trẻ vào hoạt động " Làm quen với chữ cái" được nhiều trẻ thích vào tham gia hoạt động, trẻ tích cực quan sát tìm tòi, khám phá phát hiện ra những câu trả lời chính xác. * Đối với trẻ - Thông qua sự vận dụng phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái, trẻ đã tự nắm bắt một số kĩ năng nghe, nhìn và đọc. Các thao tác tư thế ngồi, cách cầm bút, cách giở vở, kĩ năng tập tô, điền từ, nối chữ, gạch chân chữ cái đã học,cách phát âm rõ, nhận biết từ đúng và nhanh, cách đưa mắt đọc ngày càng linh hoạt. Trẻ nhận biết chữ cái với nhiều kiểu chữ khác nhau như: chữ in thường, chữ in hoa, viết thường và phát âm rõ ràng chính xác. - Trẻ đã linh hoạt trong việc đọc tên, gọi tên các sự vật xung quanh - Kết quả ở trẻ lĩnh hội, làm quen chữ cái ngày càng được nâng cao. Cụ thể là: Nội dung Tốt Khá Trung bình `Yếu 9 Người viết: Dương Thị Tâm- Trường mầm non Mai Thủy 11 - Nghiên cứu kĩ và soạn bài nắm chắc mục đích, yêu cầu, kỹ năng, kiến thức của từng loại tiết. - Tận dụng mọi nguyên vật liệu đơn giản, dễ tìm dễ kiếm để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ. - Tạo môi trường trong và ngoài lớp học với nhiều hình thức hấp dẫn và được thay đổi thường xuyên theo từng chủ đề trong tháng. - Cung cấp, củng cố kiến thức làm quen chữ cái thông qua các hoạt động khác. - Thường xuyên theo giỏi về chất lượng để có biện pháp bồi dưỡng cho từng trẻ. - Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình nhà trường và các tổ chức khác. Luôn có kế hoạch trao đổi với phụ huynh trong việc bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà, tạo sự gần gủi, niềm tin và sự thống nhất trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái. Qua quá trình thực hiện tôi đã vận dụng những phương pháp, biện pháp có hiệu quả trẻ thích thú, nhanh nhẹn, tiếp thu bài nhanh tạo cho giáo viên thêm khéo léo, sáng tạo trọng việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Biết tìm ra các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mà bản thân tôi đang thực hiện và tiếp tục nghiên cứu lâu dài để bổ sung những kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn với mục đích mang lại kết quả cho trẻ trong việc làm quen chữ cái. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân. Kính mong sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp, Ban Giám Hiệu Nhà trường và hội đồng khoa học để bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái ngày càng hiệu quả hơn. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: - Đề nghị nhà trường, các cấp tiếp tục tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non. - Mua sắm các trang thiết bị theo thông tư 02 của bộ giáo dục đào tạo qui định. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc