Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẩu giáo 5-6 tuổi

doc 14 trang skkn 12/01/2024 1660
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẩu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẩu giáo 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mẩu giáo 5-6 tuổi
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Quảng Bình, tháng 12 năm 2016 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: Giáo dục Mầm Non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người mà của toàn xă hội và của cả nhân loại. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất. Thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên nhưng thói quen, kể cả thói xấu. Vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết, và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ, trở thành những con người tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên hậu quả trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó. Đảng và nhà nước ta những năm gần đây đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vì vậy giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học Thể dục sáng, thể dục giờ học được tiến hành với tất cả các lớp mẫu giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi hỏi giáo viên phải chọn lọc những bài tập vận động và phương pháp tiến hành phù hợp với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của nhiệm vụ đó, giáo viên đề ra của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp hình thức tổ chức phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ. Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, sự mạnh dạn và có một sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong gia đình, trong nhà trường và xã hội. Vì vậy đây là việc làm cần thiết giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Chính vì những lí do trên vào đầu năm học tôi tiến hành khảo sát trẻ kết quả như sau : Nội dung Số cháu Đầu năm Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động 10/27 35% Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 7/27 25% Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt 15/27 55% Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt 11/27 40% Với ý nghĩa và tầm quan trọng, những thuận lợi, khó khăn, kết quả trên, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, và tìm được một số giải pháp sau: 2. Các giải pháp: Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động - Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi, căn cứ vào thời gian, thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học, căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề, các hoạt động khác và các sự kiện. Khi lập được kế hoạch tổ chức tôi thấy yên tâm và thực hiện có hiệu quả. Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, tôi tiếp tục xây dựng “góc vận động”, để thuận tiện cho trẻ sử dụng đồng thời tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh, tôi chọn vị trí trước cửa lớp. Sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng, đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, thể dục giờ học , hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi để thực hiện vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi đả có góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, từ đó quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, từ vận động này, đến vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng như thế nào, * Thống nhất với giáo viên trong lớp - Sau khi lập xong kế hoạch tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ ở lớp mình tôi trao đổi cùng cô ở lớp để thống nhất cách tổ chức và cùng nhau bàn bạc cách thực Môi trường trong lớp: cần sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng, có thể tận dụng hành lang để những trẻ dư cân béo phì tăng cường vận động, có thể tổ chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ: Đi thăng bằng trên dây thừng hoặc trên ghế thể dục, ném còn, ném vòng vào cổ chai. Ngoài ra nên treo các quả bóng ở độ cao thấp khác nhau để trẻ có thể nhảy lên đánh bóng, một vài thùng giấy để trẻ bò chui qua đường hầm, những hình khối để trẻ có thể tự sắp xếp leo trèo, bật nhảy Môi trường ngoài trời tạo cho trẻ nhiều cơ hội được trải nghiệm thử thách vận động. Tất cả những trò chơi ngoài trời đều giúp trẻ phát triển sự thăng bằng, dẻo dai và khả năng phối hợp. Thiết bị để trẻ leo trèo phải được đảm bảo an toàn. Khoảng đất phía dưới đồ chơi phải mềm để đở cho trẻ khi ngã. Những đồ chơi để trẻ leo trèo: Thang leo hình chữ A, thang leo hình chữ A bằng dây thừng, thắt nút. Ngoài ra tận dụng các lốp xe để trẻ có thể bò chui hoặc làm xích đu. a. Thông qua hình thức trò chơi: Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu giáo, trong đó trò chơi vận động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Vì thế giáo viên phải tạo cho trẻ bầu không khí thật sự hứng thú, tích cực để trẻ bộc lộ khả năng, kĩ năng trong khi thực hiện vận động của mình, từ đó giáo viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm giúp cho việc rèn luyện kĩ năng vận động của trẻ được hiệu quả hơn. Trò chơi có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ đến bài tập vận động, giúp trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, đánh giá được tương đối khách quan kết quả vận động của trẻ. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tác dụng củng cố và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động phát triển tố chất. Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực, củng cố kĩ năng vận động trong điều kiện thay đổi. Hoạt động trò chơi mang tính tổng hợp và được xây dựng kết hợp với những kĩ năng vận động khác nhau như chạy, nhảy, bò trong khi chơi trẻ có khả năng giải quyết bài tập mới xuất hiện một cách sáng tạo, thể hiện tính độc lập, nhanh trí trong việc lựa chọn cách thức vận động, những tình huống biến đổi bất ngờ trong quá trình chơi, sẽ kích thích trẻ thực hiện nhanh hơn, khéo léo hơn. Hình thức này tiến hành dưới hai dạng: - Đưa yếu tố chơi vào bài tập. Ví dụ: “Trườn sấp” giống như các chú bộ đội, “vươn thở” cho trẻ bắt chước gà gáy, thổi bóng, ngửi hoa, “bò” như chuột, nhảy qua rảnh nước, nhảy như thỏ. - Sử dụng trò chơi vận động để tiến hành bài tập. Ví dụ trò chơi “đuổi bắt” vận động chạy, “chuông reo ở đâu?” rèn luyện khả năng định hướng âm thanh, không gian cho trẻ. b. Thông qua hình thức thi đua: Mục đích của tinh thần thi đua nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động ở mức độ cao và rèn luyện phẩm chất đạo đức như lòng tự trọng, tinh thần đồng đội thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cách lựa chọn các phương pháp dạy học, mà còn phụ thuộc vào các hình thức tổ chức. Trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau: - Hình thức tập cả lớp đồng loạt: Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên hướng dẩn trẻ hoạt động cùng một lúc thực hiện, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. Ví dụ: Khi dạy trẻ bài tập: “Nhảy lò cò” tôi cho trẻ tập đồng loạt tại chỗ. - Hình thức tập cả lớp – nối tiếp: Khi áp dụng hình thức này, tôi cho trẻ cùng thực hiện một bài tập, liên tiếp trẻ nọ nối tiếp trẻ kia. Có thể một nhóm có từ 3 – 5 trẻ tập xong bài tập rồi tiếp theo đến nhóm khác, giống như tập quay vòng. Tập theo nhóm nối tiếp trẻ rất hứng thú và thi đua nhau tập. .- Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm , mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập . Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. - Hình thức tập cá nhân : Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra bài tập, các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập Giải pháp 5: Sử dụng đồ dùng trực quan, xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống , đảm bảo tính vừa sức Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì vậy mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng những hình mẫu trực tiếp và hấp dẫn. Giáo viên cần hình thành cho trẻ những thói quen vận động dựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với động tác. Có hai hình thức giảng dạy trực quan là làm mẫu trực tiếp cho trẻ quan sát (trực quan trực tiếp) và dùng lời nói để mô tả động tác kèm với phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung ra cách tập (trực quan gián tiếp). Khi dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cô cần phải phối hợp vận dụng cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học động tác vì ở giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quen với động tác mới. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, bảo đảm tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ . Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể Việc giảng dạy giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể toàn diện như vậy, Giáo viên cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động,

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc