Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường mầm non

doc 12 trang skkn 08/10/2024 470
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường mầm non
 Nguyễn Thị Kim Liên- HT Trường mầm non Mai Thủy- năm học 2013-2014
 Đề tài: 
 “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI 
 NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG MẦM NON”
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Giáo dục Mầm non có vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục 
quốc dân, là bậc học mở đầu, khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có 
nhiệm vụ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới 
xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện 
về đức dục, trí dục, thể dục, thẩm mỹ và lao động. Tạo tiền đề cần thiết cho trẻ 
bước vào bậc Tiểu học.
 Chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ nay đến 2020 theo tinh thần 
Nghị quyết TWII khóa VIII đã được cụ thể hóa mục tiêu chung đó là: "Nhanh 
chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 - 5 tuổi trên cơ sở xây dựng 
đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi tâm huyết với nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu 
phát triển toàn diện, hình thành nhân cách cho trẻ và làm cơ sở vững chắc cho tiến 
trình giáo dục của trẻ, tạo tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào trường phổ thông”
 Bởi vậy, Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc chăm 
sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là 
nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong 
công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục đồng thời 
theo kịp những yêu cầu của xã hội. 
 Để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tốt đòi hỏi người giáo 
viên mầm non phải có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, đề cao lương 
tâm và nhân cách nhà giáo, lòng nhân ái, tận tuỵ thương yêu trẻ, thể hiện ở 
tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải tiến nội dung phương pháp chăm sóc giáo 
dục trẻ.
 Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Đất 
nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và 
công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ 
học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin cao, có khả 
năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng 
với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành 
Giáo dục đòi hỏi ngành phải có những nội dung chương trình phù hợp, đổi 
 1 Nguyễn Thị Kim Liên- HT Trường mầm non Mai Thủy- năm học 2013-2014
những năm tiếp theo”, trong thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã đề ra 
những nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đảm bảo 
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn nghề nghiệp, không ngừng đổi mới 
phương pháp dạy học, nâng cao hiệu quả để đáp ứng yêu cầu mới.
 Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển giáo dục - đào 
tạo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập. Chất 
lượng chuyên môn nghiệp vụ có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, chỉ chú ý truyền đạt 
lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, trải 
nghiệm của trẻ; một số bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối 
sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh noi theo. 
 Năm học 2013-2014 là năm học bậc học mầm non tiếp tục thực hiện tốt 
chương trình GDMN, nâng cao chất lượng toàn diện, triển khai thực hiện tốt bộ 
chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, thực hiện tốt công tác phổ cập trẻ 5 tuổi theo lộ trình 
của UBND Tỉnh, của huyện và của từng địa phượng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ 
đó đòi hỏi phải có sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các nghành, sự chung tay góp 
sức của toàn xã hội, sự nổ lực phấn đấu vượt bậc của toàn thể đội ngũ giáo viên. 
Song bước vào thực hiện nhiệm vụ năm học bản thân tôi thấy có những thuận lợi 
và khó khăn cơ bản sau:
 * Thuận lợi:
 - Trường đã nhiều năm đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
 - Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên của trường trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, 
sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được phân công, biết khắc phục khó khăn để hoàn 
thành nhiệm vụ được giao.
 - Tỷ lệ giáo viên đạt chẩn 100%; trong đó trên chẩn 78,5%; giáo viên có 
trình độ tin học 100%; trình độ ngoại nhữ 100%
 - Ban giám hiệu nhà trường có kinh nghiệm và năng lực tổ chức quản lý, 
chỉ đạo các hoạt động.
 - Chính quyền địa phương, UBND huyện, phòng Giáo dục đã có sự quan 
tâm, chỉ đạo để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 - 100% lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non 
 * Khó khăn:
 - Năng lực chuyên môn của một số giáo viên chưa đáp ứng được với yêu 
cầu của giáo dục trong thời kỳ mới.
 - Một số giáo viên vẫn dạy theo lối cũ nặng về truyền đạt lý thuyết, nói 
nhiều ít chú ý đến phát triển tư duy, tính tích cực sáng tạo, khả năng thực hành 
của trẻ. 
 - Một số giáo viên chậm đổi mới phương pháp dạy học, ngại học hỏi 
 3 Nguyễn Thị Kim Liên- HT Trường mầm non Mai Thủy- năm học 2013-2014
Tháng 9: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ học tập các văn bản chỉ đạo 
có liên quan đến GDMN, nhiệm vụ năm học của ngành, của trường, bồi dưỡng lý 
thuyết về chương trình GDMN, xây dựng nội dung kế hoạch giáo dục năm, kế 
hoạch tháng của nhà trường, kế hoạch tháng của giáo viên. Tổ chức cho giáo viên 
dự các tết dạy thực hành mẫu.
Tháng 10: Xây dựng kế hoạch cho giáo viên dạy thao giảng theo khối, dự giờ bồi 
dưỡng giáo viên có năng lực hạn chế, kiểm tra hồ sơ, bài soạn...
 Kế hoạch được xen kẻ, luân phiên giữa các nội dung sao cho phù hợp với tình 
hình thực tế của đội ngũ, và phù hợp vơí kế hoạch của nhà trường. Để thực hiện 
kế hoạch một cách có hiệu quả khi xây dựng xong kế hoạch tôi thông qua Ban 
giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn để trao đổi, bàn bạc đi đến thống nhất . 
Nhờ vậy mà kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ của nhà trường thực hiện đạt kết quả 
cao.
 * Biện pháp thứ 2: Mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
 Trọng tâm của năm học này là tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt chương trình 
GDMN, xây dựng lại kế hoạch giáo dục phù hợp với bộ chuẩn phát triển trẻ 5 
tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện tốt công tác phổ cập trẻ 5 
tuổi theo lộ trình của UBND huyện Lệ Thủy, triển khai chuyên đề “Nâng cao chất 
lượng phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013 - 2016” 
Tiếp tục thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh 
tích cực, cuộc vận động “Hai không” và các cuộc vận động khác, 
 Muốn giáo viên nâng cao được tay nghề thì CSVC là điều quan trọng quyết 
định sự thành công của giờ dạy. Để đảm bảo điều kiện phục vụ cho công tác dạy 
học cho cô và trẻ, tôi tiến hành tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng các hạng 
mục theo kế hoạch đã duyệt như: Xây dựng hàng rào, khuôn viên, bồn hoa cây 
cảnh ở cụm Mai Thượng và cụm Châu Lê, đặc biệt là mua sắm các trang thiết bị 
phục vụ cho việc dạy và học theo thông tư 02 của Bộ giáo dục đào tạo quy định, 
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin như: mua máy vi tính cho 100% nhóm 
lớp; máy chiếu đa năng cho các cụm; ti vi đầu đĩa cho các lớp, bàn kidmard; bàn 
ghế, giá góc
 Ngoài ra, nhà trường đã thành lập trang thông tin điện tử, bắt hệ thống goai 
phai, nối mạng lan cho máy ở các lớp để thuận lợi cho công tác quản lý và giúp 
cho giáo viên sưu tầm, tìm kiếm các tư liệu nhằm đổi mới phương pháp dạy học, 
thực hiện tốt công tác giảng dạy.
 * Biện pháp thứ 3. Nâng cao tư tưởng và nhận thức cho giáo viên
 Tư tưởng chính trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong mọi mặt 
hoạt động của nhà trường, là yếu tố quyết định cho mọi thắng lợi của nhà trường. 
 5 Nguyễn Thị Kim Liên- HT Trường mầm non Mai Thủy- năm học 2013-2014
 - Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình chuyên môn 
nghiệp vụ cho đội ngũ, tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp đại học tại chức, 
đại học từ xa 18 đồng chí
 - Song song với việc tạo điều kiện cho giáo viên đi đào tạo, tôi tiến hành 
triển khai bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về nội dung chương trình giáo dục 
mầm non, xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch các giờ sinh 
hoạt... bồi dưỡng về việc nắm bắt phương pháp các môn học, phương pháp của 
từng loại tiết để giúp cho giáo viên nắm bắt được phương pháp lên lớp. 
 - Xây dựng các tiết dạy mẫu để giáo viên học tập noi theo.
 - Đối với những giáo viên có năng lực tốt tôi thường xuyên dự giờ góp ý, 
bồi dưỡng để giúp giáo viên phát huy hết năng lực của mình, đối với những giáo 
viên yếu tôi luôn luôn kèm cặp, uốn nắn để giáo viên khắc phục những tồn tại để 
cố gắng vươn lên. Đồng thời tôi chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các giáo án mẫu 
về đầy đủ tất cả các lĩnh vực, các bộ môn để giáo viên tham khảo, đúc rút kinh 
nghiệm để vận dung vào bài dạy của mình.
 - Hướng dẫn cho giáo viên kỹ năng dạy thực hành các tiết dạy và cách tổ 
chức các hoạt động như hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. 
 - Tổ chức cho giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn liên trường, dự các 
tiết dạy thực hành để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm trong giảng dạy.
 - Về công tác nuôi dưỡng tôi chỉ đạo Đ/c P.Hiệu trưởng phụ trách dinh 
dưỡng, tổ chuyên môn bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch chỉ đạo chăm sóc nuôi 
dưỡng, xây dựng thực đơn theo tuần, theo mùa, cách chọn thực phẩm, cách tính 
khẩu phần ăn làm thế nào để đảm bảo được nhu cầu năng lượng đạt được trong 
ngày theo quy định, chế biến các món ăn ngon cho trẻ, xây dựng bộ hồ sơ đầy đủ 
theo quy định.
 Việc bố trí sắp xếp phân công giáo viên cũng là một vấn đề quan trọng 
giúp cho cán bộ quản lý trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy 
khi bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên tôi bố trí 1 giáo viên có năng lực sư phạm xếp 
loại tốt và 1 giáo viên có năng lực sư phạm hạn chế hoặc giáo viên mới tuyển vào 
dạy một lớp để có sự kèm cặp lẫn nhau, tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi, 
chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn nghiệp vụ, nhờ vậy mà công tác bồi 
dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên của tôi luôn đạt kết quả cao 
sau mỗi đợt bồi dưỡng
 * Biện pháp thứ 5. Tổ chức thao giảng, Hội thảo.
 Thao giảng là hình thức hoạt động chuyên môn chung của nhà trường nhằm 
nâng cao tay nghề cho giáo viên, nâng cao chất lượng dạy học, vì vậy năm học 
này ngoài các nội dung thao giảng sinh hoạt chuyên môn liên trường tôi chỉ đạo tổ 
chuyên môn chú trọng thao giảng các nội dung trọng tâm theo từng lĩnh vực, từng 
 7 Nguyễn Thị Kim Liên- HT Trường mầm non Mai Thủy- năm học 2013-2014
 * Biện pháp thứ 6. Tổ chức tốt các hội thi:
 Hoạt động hội thi là hoạt động mũi nhọn, là đòn bẩy để nâng cao chất 
lượng dạy học, đây cũng là hình thức để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 
đội ngũ. Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học của bậc học Mầm non, căn cứ 
vào nhiệm vụ năm học của năm học 2013-2014 nhà trường tổ chức các hội thi 
như: “Hội thi Bé với ca dao dân ca - Hò khoan Lệ Thủy”, Hội thi “Bé khéo tay”, 
bên cạnh đó tôi tập trung chỉ đạo tham gia hội thi “ Bé khéo tay cấp huyện, cấp 
tỉnh” có kết quả. Thông qua các hội thi ban giám hiệu nắm chắc hơn năng lực 
chuyên môn của giáo viên, phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế 
còn vướng mắc. Trên cơ sở đó tiếp tục xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện, bồi 
dưỡng giáo viên đồng thời đây cũng là một hình thức để làm tốt công tác tuyên 
truyền về ngành học cho các bậc cha mẹ và cộng đồng. Không ngừng tăng trưởng, 
đầu tư thêm thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.
 * Biện pháp thứ 7. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thông qua việc kiểm tra 
đánh giá.
 Tôi nghĩ rằng hoạt động kiểm tra là công việc hết sức đa dạng và phức tạp. 
Mục đích kiểm tra cũng vì sự tiến bộ của con người, của đội ngũ. Do đó công tác 
kiểm tra không thể tiến hành một cách tuỳ tiện. Việc kiểm tra phải xây dựng kế 
hoạch và phải được dứt điểm theo từng chuyên đề, từng nội dung cần kiểm tra. 
Tôi đã tiến hành kiểm tra chủ yếu với 03 hình thức sau: 
 + Kiểm tra có báo trước
 + Kiểm tra đột xuất 
 + Kiểm tra thông qua việc dự giờ
 Qua việc kiểm tra dự giờ mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi vì qua dự giờ 
giúp cho giáo viên có tin thần thoải mái, bình tỉnh, qua dự giờ giáo viên thể hiện 
tính trung thực các hoạt động của mình không mang tính đối phó và như vậy khi 
dự giờ giáo viên tôi dễ phát hiện được sự thật nếu sai sót kịp thời bổ sung uốn 
nắn, giáo viên tiếp thu một cách nhẹ nhàng, để giáo viên nhanh chóng khắc phục 
thiếu sót nhưng không mặc cảm với hạn chế của mình.
 Qua kiểm tra, đánh giá tôi đã uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong 
công tác giảng dạy, từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện 
kiến thức, kỹ năng sư phạm, xây dựng kế hoạch bối dưỡng nâng cao chuyên môn 
nghiệp vụ cho bản thân, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, tự hoàn thiện 
mình nhằm đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước.
 2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 9

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc