Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái

doc 15 trang skkn 08/01/2024 2290
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI HỌC TỐT MÔN CHỮ CÁI” Quảng Bình, tháng 3 năm 2019 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1: Lí do chọn đề tài, sáng kiến: Trẻ em hôm nay là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân sẽ kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. Như Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” Lời dạy của Bác đã thấm nhuần vào trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Chính điều đó mục tiêu của giáo dục Mầm non hiện nay nhằm tạo điều kiện phát huy hiệu quả của lực lượng hiện đại trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học, văn hoá tạo tiền đề phát triển nhân lực lao động cho tương lai. Trong chương trình giáo dục Mầm non hiện nay yêu cầu trẻ được phát triển qua 5 mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẫm mĩ, tình cảm xã hội. Ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Các mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là: Hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nghe, đọc, phát âm và một số kĩ năng cần thiết cho việc học đọc, học viết sau khi trẻ bước vào lớp một như: Cách lật, mở sách, cách đưa mắt, cách cầm bút và qua các trò chơi chữ cái, khả năng phối hợp tay mắt và tri giác trọn vẹn từ trái sang phải, biết diễn tả sự việc và ý muốn của mình bằng câu đầy đủ một cách rõ ràng, mạch lạc. Mặt khác trẻ 5 tuổi tiếp nhận việc đọc một cách gián tiếp thông qua việc phát âm và trò chơi với chữ cái dưới sự hướng dẫn của cô giáo. Vậy làm thế nào để giúp trẻ nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái và phát huy tính tích cực của môn học với trẻ. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi luôn lo lắng, suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, nghiên cứu các biện pháp hữu hiệu nhất nhằm truyền thụ đến trẻ sao cho trẻ lĩnh hội một cách nhẹ nhàng, thoải mái, nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong chương trình giáo dục mầm non, làm thế nào để có những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu đạt kết quả cao, trẻ hứng thú, sôi nổi nhưng vẫn đảm bảo tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ, phù hợp với điều kiện trường/ lớp mình đang công tác nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong giờ làm quen chữ cái một cách có hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn chữ cái”. 1.2: Điểm mới của đề tài: Đề tài sáng kiến này đã từng có nhiều người nghiên cứu song ở mỗi trường có một đặc điểm riêng, do vậy các giải pháp mà tôi đưa ra áp dụng cũng không thể giống nhau. Qua nhiều nội dung, nhiều biện pháp, với mong muốn trẻ nhận biết và phát âm chuẩn chữ cái để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ một cách mạch lạc. Rèn luyện kỉ năng nhận biết chữ cái và phát âm chuẩn cho trẻ ở các hoạt động lồng ghép một cách phù hợp. Điểm mới của đề tài là giáo viên luôn chủ động sáng tạo xây dựng kế hoạch, tạo cơ hội phát huy tính tích cực của trẻ thông qua đồ dùng dạy học, đồ chơi. Đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy trẻ làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở trẻ thực hiện. Trẻ tự do hoạt động theo năng lực của mình nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, tránh áp đặt, rập khuôn, bắt buộc trẻ phải làm theo hướng dẫn của giáo viên. 1.3: Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến: Việc dạy trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái là hết sức cần thiết. 3 Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn khả năng giao tiếp và khả năng tiếp thu phát triển hơn, ngôn ngữ của trẻ phong phú hơn giai đoạn trước. Để tổ chức tốt hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái và biết được mức độ tiếp thu, nhận thức của trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức cho trẻ làm quen chữ cái dưới mọi hình thức khác nhau như trò chuyện với trẻ, đọc thơ, kể chuyện, cho trẻ đọc chữ cái ở thẻ, nhận biết tên và ký hiệu của mình ở một số đồ dùng cá nhân trong lớp như: Khăn lau mặt, ca uống nước,. và tiến hành khảo sát, đánh giá, qua đó nhận thấy một số nhược điểm lớn là một số trẻ chưa tập trung chú ý và không hứng thú, nhận biết mặt chữ chậm, một số trẻ phát âm không rõ các chữ cái đã được làm quen thể hiện ở kết quả khảo sát chất lượng đầu vào của trẻ: Kết quả Số trẻ % Tốt 5/35 14,3 % Khá 9/35 25,7 % TB 10/35 28,6 % Yếu 11/35 31,4 % Với kết quả khảo sát thực tế ở trên, tôi nhận thấy hoạt động “ Làm quen chữ cái” là một vấn đề cần đặt lên hàng đầu. Điều này làm tôi băn khoăn, suy nghĩ ngày đêm tích cực học hỏi, sưu tầm những phương pháp mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài: "một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn chữ cái". 2.2: Các giải pháp: 2.2.1. Tạo môi trường làm quen chữ cái: Đối với trẻ mầm non, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu tiên khi trẻ bước vào lớp đó là sự gần gũi, thân thiện giống nhà của mình. Trong ngôi nhà ấy phải có sự tươi mới, hấp dẫn của những bức tranh, bức ảnh trang trí phù hợp theo chủ đề, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Vì vậy, để trẻ hứng thú khi làm quen chữ viết tôi đã mạnh dạn thay mảng tường các góc hoạt động bằng nội dung tranh vẽ phong phú, đẹp mắt có chứa các chữ cái về chủ đề đang học nhằm lôi cuốn trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, dưới mỗi bức tranh tôi dán các dòng chú thích giúp trẻ luyện nhận biết, phát âm chữ cái. Các hình ảnh được dán vừa tầm mắt của trẻ: Không quá cao, không quá thấp. Tôi trang trí các góc chơi bằng chính sản phẩm của cô và trẻ tạo sự thích thú và hăng say học tập của trẻ. Riêng góc học tập tôi luôn dành các mảng tường mở với các bài tập sáng tạo, tái tạo để cho trẻ được tự do làm các bài tập theo khả năng, sở thích của mình, tự in, tô vẽ các chữ cái đã học. Việc trang trí được thực hiện theo chủ đề và theo nhóm chữ cái đã học, và được trang trí những góc trong lớp phù hợp với tầm nhìn và trẻ dễ quan sát. Những đồ dùng đồ chơi sản phẩm: Vẽ, nặn, xé dán, cắt dán đều phải viết chữ để hàng ngày kích thích trẻ quan sát và tìm các chữ cái đã học, khi nhớ được các chữ cái trẻ có thể đọc dòng chữ một cách rõ ràng theo cách riêng của mình. Đối với giáo viên dạy lớp 5 tuổi cần xác định, trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác hẳn với trang trí ở lớp bé, nhỡ. Trên mỗi bức tranh, góc đồ chơi đều có viết chữ. Viết để trẻ có thể đọc, ghi nhớ mặt chữ và tạo điều kiện ban đầu cho trẻ làm quen với chữ cái. Ngay từ khi nhận lớp và ổn định danh sách lớp, tôi tạo cơ hội để trẻ tiếp xúc với chữ cái, tên của mình bằng cách: Viết các danh sách của ba tổ có kèm theo kí hiệu để 5 trực tiếp dạy các giờ thực hành để đúc rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân. Khi tổ chức tiết học cho trẻ tôi luôn dành thời gian nhiều hơn, tham khảo ý kiến của tổ chuyên môn, của các bạn dạy lâu năm, nghiên cứu kỹ bài dạy, nắm chắc nội dung, mục tiêu trọng tâm của tiết dạy, tìm ra các phương pháp hay phù hợp với tình hình của lớp học, cách lòng ghép tích hợp như: toán, văn học, âm nhạc hợp lý, vừa ôn lại bài học trước vừa gây hứng thú và thay đổi không khí giữa các tiết học cho trẻ. Trước mỗi giờ học tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ dạo chơi để trẻ quan sát và khám phá để giúp trẻ ghi nhớ những chữ cái để trẻ học, từ đó trẻ biết vận dụng trí nhớ vào bài học. Như vậy, sẽ tạo cho trẻ có sự sáng tạo hơn và tiết học nhẹ nhàng hơn, hứng thú với cô và trẻ, sẽ đem lại kết quả cao hơn. Lời nói của cô giáo cần đơn giãn, nhẹ nhàng, dễ hiểu, diễn cảm, thái độ trìu mến, cần có những thủ thuật để khích lệ trẻ tập trung chú ý và sự suy nghĩ của trẻ, không nên cho trẻ vỗ tay nhiều lần trong quá trình đàm thoại, vì nó sẽ làm phân tán sự chú ý và gián đoạn luồng suy nghĩ của trẻ. Chính vì thế tôi phải biết kiên trì, cần mẫn học thuộc giáo án, chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp, hấp dẩn nhằm tạo hứng thú, thu hút và lôi cuốn trẻ vào hoạt động học để giúp trẻ tiếp thu một cách chính xác. 2.2.3: Thực hiện tốt giờ hoạt động chung làm quen với chữ cái: Để các tiết học làm quen với chữ cái được thành công và trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái, đó là một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên. Muốn giờ học cho trẻ làm quen với chữ được tốt thì giáo viên phải nắm được mục tiêu của bài học, dạy đúng phương pháp, kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới. Vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng và chuẩn bị các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng. * Ví dụ : Làm quen chữ cái b, d, đ. Chủ đề nghề nghiệp. I. Mục tiêu - Trẻ nhận biết và phát đúng các chữ cái b, d, đ. - Trẻ nhận ra các chữ cái đã học trong các từ - Trẻ có kỹ năng so sánh đặc điểm giống nhau và khác nhau của 2 cặp chữ cái b, d, đ. - Trẻ biết chơi và hứng thú chơi các trò chơi với các chữ cái nhằm cũng cố và phát âm. - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định. - Trẻ biết yêu quí các chú bộ đội. II. Chuẩn bị - Hình ảnh trên máy về các chữ cái b, d, đ. - Các đồ dùng, trang phục các chú bộ đội về các chữ cái b, d, đ - Hột hạt, nét rời các chữ cái b, đ, d, đoạn thơ chú bộ đội hành quân - Nhạc không lời bài hát chú bộ đội. - Xắc xô. - Trang phục gọn gàng. III. Tiến hành *Hoạt động 1: Ổn định: Cho cả lớp hát bài: chú bộ đội - Các con vừa hát bài hát nói về ai? 7 + Giống nhau đều có một nét cong tròn ở bên trái và một nét sổ thẳng ở bên phải. + Khác nhau: Khác nhau về cách phát âm. Chữ d không có nét ngang ở trên còn chữ đ có một nét ngang ở trên * Luyện tập: + Trò chơi: Đi siêu thị Cô giải thích luật chơi, cách chơi. - Trẻ chơi 3 lần + Trò chơi: Xếp hột hạt, ghép nét rời. Cô sẽ cho các con thực hiện theo nhóm, mỗi nhóm cô đã chuẩn bị các đồ dùng, nhóm 1 có hột hạt các con đến đó xếp hột hạt các chữ cái b, d, đ, nhóm 2 cô đã chuẩn bị các đoạn thơ các con đến đó gạch chân chữ b, d, đ trong từ, nhóm 3 cô đã chuẩn bị các nét rời các con đến đó ghép các nét rời thành chữ cái b, d, đ. * Hoạt động 3: Kết thúc: - Hôm nay các con đã được học các chữ cái b, d, đ rồi, về nhà các con nhớ ôn lại và qua bài học hôm nay các con phải biết yêu quý, kính trọng các chú bộ đội các con nhớ chưa nào. Các con cùng thể hiện bài hát “cháu thương chú bộ đội” + Loại tiết: Trò chơi với chữ cái. ( Mỗi tiết học tôi tổ chức từ 3-4 trò chơi tùy bài học nhằm ôn luyện, cũng cố chữ cái đã học). Ví dụ: Trò chơi “ Tìm chữ cái theo hiệu lệnh” Cách chơi: Tôi cho trẻ đến tham quan nhà bạn Búp Bê và giới thiệu gia đình bạn tặng một hộp quà, mời một trẻ khám phá xem có gì. Trẻ mở ra và nói “ Chữ cái e, ê”. Tôi cho trẻ chọn cho mình một chữ cái và là theo hiệu lệnh của cô. Ví dụ: “Tất cả những bạn có chữ cái e sẽ ngồi về phía bên phải của cô, những bạn có chữ cái ê sẽ ngồi về phái bên trái của cô (ngồi đối diện nhau). Hai nhóm sẽ lắng nghe cô phát âm chữ cái nào thì đưa nhanh chữ cái đó lên. Trẻ về ngồi theo đúng vị trí của mình, cô kiểm tra, sau đó cùng trẻ chơi. Cô nói “ e” đâu, thì tất cả trẻ cầm chữ cái “e” đưa lên, cô mời nhóm đối diện phát âm và cho trẻ quay mặt thẻ chữ cái vào và phát âm, mời cá nhân trẻ phát âm. Tương tự chữ cái “ ê” cô cũng dùng hình thức tương tự. * Trò chơi: Tìm chữ cái trong từ. Chuẩn bị: cô chuẩn bị những hình ảnh có từ chứa chữ cái mới vừa học treo xung quanh lớp. Cách chơi: Cô giới thiệu nội dung chơi “Tìm chữ cái trong từ”. Sau đó cho trẻ về các bức tranh tìm chữ cái mới vừa được học. Cô đi đến từng bức tranh và hỏi trẻ chữ cái mới nào các con vừa được học. Trẻ trả lời. * Trò chơi: Chơi với chữ cái theo nhóm yêu thích. Chuẩn bị: Cô chuẩn bị hột hạt, vỏ ốc, xúc xắc, các nét rời, các bài thơ, ca dao có chứa chữ cái đang mới. Cách chơi: Cô chia đồ chơi thành 4 nhóm. Cô giới thiệu đồ chơi: một nhóm xếp hột hạt, vỏ ốc thành chữ cái mới, một nhóm ghép các nét rời thành chữ cái mới, một nhóm chơi với xúc xắc và nhóm còn lại sẽ gạch chân dưới chữ cái trong từ. Sau đó cho trẻ chọn nhóm mà trẻ thích và về chơi. * Trò chơi: Ô chữ kỳ diệu. Chuẩn bị: Máy tính, các ô chữ được sắp xếp theo quy luật và ô chữ sắp xếp lộn xộn. 9 những âm thanh, hình ảnh sống động kích thích trẻ tham gia vào hoạt động. Khi tiếp cận với máy tính trẻ rất thích. Vì thế vào các giờ học, giờ chơi, tôi thường cho trẻ tiếp cận với máy tính một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Tôi còn sử dụng máy tính để soạn giáo án điện tử đề dạy trẻ. Tuỳ từng bài để tôi soạn giáo án, chọn trò chơi phù hợp để đưa vào bài dạy. Không những đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giờ học để dạy trẻ, ngoài ra ở mọi lúc, mọi nơi, giờ hoạt động góc, hoạt động chiều ,cho trẻ ôn luyện, chơi với các trò chơi chữ cái trên máy vi tính như các trò chơi (Thử tài của bé; Ô cửa kì diệu; Bé nhanh trí ). Trẻ rất hứng thú vào hoạt động và hiệu quả là trẻ nhận biết và phát âm chữ cái rất nhanh. Nhận thấy được sự cần thiết và ích lợi của việc ứng dụng công nghệ thông tin, tôi đã không ngường học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, qua Internet để đưa công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Đặc biệt tôi thấy hoạt động làm quen với chữ cái trước kia cần phải mất nhiều thời gian để làm đồ dùng như vẽ tranh, cắt dán chữ phía dưới tranh, bảng gài chữ, thẻ chữ to, nam châm, bảng dễ gây cho giáo viên lúng túng trong việc sử dụng đồ dùng. Chẳng hạn trong giờ làm quen với nhóm chữ có 3 chữ cái như: i, t, c hoặc b, d, đ thì đương nhiên cô phải dùng 3 tranh và 3 bảng gài chữ có gắn các thẻ chữ rời tương ứng với bức tranh, lại chưa kể đến các thẻ chữ to cho trẻ nhìn rõ. Nhưng khi ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết chữ cái thì không chỉ giúp trẻ tiếp cận với tin học mà còn giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng đồ chơi, hiệu quả và chất lượng giáo dục vẫn được đảm bảo. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với chữ cái đã mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích thích trẻ tham gia vào hoạt động. Bởi trên máy có các hình ảnh xuất hiện và mất đi kèm theo các hiệu ứng mới lạ, hấp dẫn theo ý muốn của cô giáo. Và trẻ sẽ tập trung chú ý trước những điều mới lạ, tiết học càng đạt hiệu quả cao hơn Ví dụ: Tiết làm quen với chữ cái e, ê ở chủ đề gia đình tôi đưa hình ảnh “rèm cửa”, “ cái ghế” từ mạng Internet, dưới mỗi hình ảnh đó tôi đánh chữ tương ứng. Khi dạy đến chữ nào thì hình ảnh đó xuất hiện kèm theo từ, trẻ chọn chữ cái nào học rồi thì khi nháy chuột chữ cái đó sẽ chuyển màu. Khi tôi gới thiệu chữ e thì hiệu ứng sẽ chuyển màu và xuất hiện ở phông chữ to. Hoặc khi cho trẻ so sánh chữ e, ê những nét nào giống nhau thì sẽ xuất hiện và có màu giống nhau. Hay trong giờ làm quen với chữ tôi đã sưu tầm các trò chơi cho trẻ sử dụng ở máy tính, trò chơi này trẻ phải tư duy để tìm chữ cái sắp xếp theo đúng quy luật. Như vậy trẻ vừa được dùng chuột để di chuyển, vừa được củng cố lại chữ cái đã học. 2.2.5: Dạy trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi. Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo “Trẻ học mà chơi, chơi mà học” ghi nhớ của trẻ không chủ định, trẻ chóng nhớ nhưng mau quên. Do đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái không dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên, tranh thủ ở mọi lúc mọi nơi, các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen với chữ cái một cách hợp lý . * Cụ thể như: + Giờ hoạt động góc: Trong giờ hoạt động góc, trẻ vừa được chơi, vừa được học. Cô cho trẻ ôn chữ cái bằng hình thức thực hiện tập tô chữ cái đã học theo nhóm ở góc học tập, cho trẻ tô chữ cái in mờ, nối chữ cái trong từ với chữ cái in đậm Mỗi giờ hoạt động cho một nhóm 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc.doc