Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm

doc 15 trang skkn 12/05/2024 2440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn sáng kiến:
 Văn học là nghệ thuật của ngôn từ phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, 
là nguồn tri thức, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu và 
phát triển, qua các tác phẩm văn học có ý nghĩa giáo dục trẻ hiểu việc gì tốt, 
việc gì chưa tốt, việc gì làm, việc gì không nên làm một cách dễ hiểu nhất. 
Chính vì vậy là một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi tôi nhận thấy mình cần 
giúp trẻ cảm nhận các tác phẩm văn học một cách tốt nhất, có hứng thú nhất để 
từ đó phát triển nhân cách tốt nhất cho trẻ.
 Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn, vì thế thơ rất dễ đi vào lòng 
người. Ngay từ thuở lọt lòng, qua lời ru ngọt ngào của mẹ, dù chưa biết thưởng 
thức những nhịp điệu êm dịu lúc lên bổng xuống trầm, lúc ngân nga của lời 
thơ, đã góp phần tạo nên một thế giới tình cảm của bé. Thậm chí khi đã về già 
ông, bà, cha, mẹ vẫn còn nhớ một cách sâu sắc những cảm giác của buổi ban 
đầu khi được nghe tiếng ru hời, ru hỡi. Đó là những ký ức đã ảnh hưởng sâu 
sắc đến nhân cách mỗi con người.
 Chính vì vậy thơ ca có vai trò quan trọng góp phần hình thành và phát 
triển nhân cách trẻ. Thơ là một phần của cuộc sống gợi lên cho trẻ những cảm 
xúc lành mạnh, thơ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh về con người về 
cuộc sống xã hội xung quanh trẻ. 
 Vì vậy thơ góp phần giáo dục thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ nghệ 
thuật cho trẻ. Nhờ đó trẻ nảy sinh năng lực tự hoạt động nghệ thuật khi tiếp xúc 
với thơ ca.
 Tôi nhận thấy thơ ca là rất cần thiết phải dạy trẻ không những hiểu thơ, 
cảm nhận thơ, mà còn phải thuộc thơ để vận dụng vào cuộc sống, tạo vốn sống 
cho trẻ kế thừa phát huy tinh hoa của dân tộc Việt Nam.
 Xuất phát từ thực tế của việc dạy và học của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tôi 
thấy các cháu ở lứa tuổi này cần thiết được học thơ vì qua thơ, đã góp phần vào 
mục đích giáo dục nghệ thuật và phát triển hoàn thiện ngôn ngữ, cung cấp vốn 
từ cho trẻ. Dạy thơ cho trẻ gồm 2 quá trình có liên quan mật thiết với nhau đó 
 1 vườn cổ tích của bé, hay bé yêu thơ, thư viện của bé phát huy tính tích cực của 
trẻ làm trọng tâm.
 Qua nhiều nội dung, nhiều biện pháp, với mong muốn giúp trẻ phát triển 
ngôn ngữ, phát triển vốn từ một cách mạch lạc.
 1.2. Phạm vi áp dụng sáng kiến: 
 Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi đọc thơ diễn 
cảm" được áp dụng trong phạm vi các cháu mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm 
non tôi đang công tác và có thể áp dụng ở các trường mầm non trong huyện.
 Thời gian thực hiện sáng kiến trong năm học 2019-2020 và tiếp tục 
trong những năm học tiếp theo.
 2. PHẦN NỘI DUNG:
 2.1. Thực trạng:
 2.1.1. Thuận lợi: 
 Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động 
làm quen với các tác phẩm văn học như: Tranh cho trẻ làm quen thơ, sách 
truyện tranh, ti vi, đầu đĩa, và một số đồ dùng phục vụ cho bộ môn văn học, 
phòng học thoáng mát, sạch sẽ, xây dựng góc văn học.
 Trong lớp có 02 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, chuyên môn vững 
vàng, có kinh nghiệm giảng dạy thực tiễn trên trẻ, tâm huyết với nghề, yêu mến 
trẻ. Đặc biệt bản thân tôi có khả năng truyền thụ tác phẩm, có giọng đọc thơ 
diễn cảm, tôi luôn thích được hòa mình trong những bài thơ, bài đồng dao, ca 
dao mượt mà, tình cảm. Vì thế tôi đã dành nhiều thời gian cho hoạt động văn 
học.
 BGH nhà trường tạo điều kiện cho tôi tham gia đầy đủ các lớp tập huấn 
tại trường, cụm, phòng, tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp 
huyện nên có kinh nghiệm trong quá trình CSGD trẻ. 
 - Đối với trẻ trong lớp: Trẻ ngoan, qua khảo sát trẻ, tôi thấy trẻ đã nghe, 
nói, hiểu thông thường, biết trả lời một số câu hỏi đúng với yêu cầu.
 - Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động, sưu 
tầm đồ dùng, đồ chơi phục vụ chuyên đề.
 3 Kỹ năng sử dụng 22 4/22 18,2 5/22 22,7 7/22 31,8 6/22 27,3
ngôn ngữ mạch 
lạc, diễn đạt tốt
Trẻ hứng thú tham 22 6/22 27,3 7/22 31,8 6/22 27,3 3/22 13,6
gia vào giờ học
 Qua khảo sát ban đầu như trên tôi thấy kết quả trẻ chưa cao là điều tôi 
 cần phải suy nghĩ để tìm ra những giải pháp tốt nhất để chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Chính vì vậy năm học 2019-2020 tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải 
 pháp giúp trẻ 3-4 tuổi đọc thơ diễn cảm” làm sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho 
 bản thân.
 2.2.Các giải pháp thực hiện:
 2.2.1. Xây dựng môi trường lớp học thông qua các góc hoạt động:
 Trong quá trình tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 
 3 - 4 tuổi nói riêng, thì việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ là rất cần 
 thiết và quan trọng, đặc biệt là tạo môi trường mang nội dung văn học.
 Trong lớp học việc xây dựng hình thành góc văn học là cần thiết như góc 
 vườn cổ tích, bé yêu thơ, thư viện của bé được thiết kế rất phù hợp, bố trí 
 những hình ảnh, nhân vật, hoạt cảnh đã tạo nên môi trường hấp dẫn, cuốn hút 
 trẻ tới lớp.
 Ví dụ: Tranh cung cấp kiến thức về các bài thơ "Rong và Cá", "Cây dây 
 leo", “Ong và bướm”, “Cô giáo của em”...
 + Vườn cổ tích của bé được bố trí ở phía sau lớp học và giàn dựng các 
 hoạt cảnh, hình ảnh, nhân vật phù hợp với các bài thơ, có thể di chuyển, tháo 
 ra, lắp vào...
 + Góc thư viện của bé bao gồm các bài thơ dành cho trẻ mẫu giáo và 
 thiếu nhi, báo hoạ mi, tranh ảnh mang chủ đề, sách truyện nước ngoài, băng 
 hình, đĩa nhạc, các loại sách truyện được phân loại riêng theo chủ đề và ký hiệu 
 riêng dễ tìm, lấy...
 5 nghệ thuật của bài thơ, cách đọc, ngắt, nghỉ, cường độ, nhịp độ của bài thơ để 
tạo cho trẻ có sự tư duy tốt hơn. 
 Mà hiện nay theo quan điểm tổ chức giáo dục trẻ theo hướng tích cực, 
theo chủ đề giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" trẻ là người tham gia chủ động, 
phát huy tính tích cực vào các nội dung giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho 
trẻ.
 Vậy để giải quyết vấn đề này cần phải làm gì? Và làm như thế nào để 
phát huy tính tích cực của trẻ mà tiết học nhẹ nhàng, không gò bó, mà vẫn đảm 
bảo được các nội dung giáo dục.
 Theo kinh nghiệm của cá nhân, bản thân tôi là phải khai thác triệt để các 
phương pháp truyền thống (Phương pháp trực quan - phương pháp đàm 
thoại...) Để khai thác vốn hiểu biết của trẻ và thực hiện đầy đủ các nội dung 
giáo dục: Là đọc mẫu - giới thiệu tác giả, tác phẩm, đàm thoại, trích dẫn, giảng 
giải, giáo dục. Song cần thực hiện linh hoạt sáng tạo trong khi dạy, sao cho tiết 
học nhẹ nhàng, thoải mái, sinh động cuốn hút khi trẻ vào bài dạy. Đồ dùng trực 
quan sinh động song phải phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy mà vẫn đảm 
bảo được yêu cầu của bài.
 Ví dụ: Bài thơ “Cây đào” của nhà thơ Nhược Thủy.
 Khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm cần kết hợp điệu bộ cử chỉ vui tươi. Việc 
tạo môi trường có nội dung văn học của giáo viên, trước hết là làm cho môi 
trường trong và ngoài lớp đẹp phong phú, sinh động, hấp dẫn trẻ, mặt khác 
kích thích sự chú ý của trẻ, qua đó gợi cho trẻ ôn lại bài cũ và làm quen với tác 
phẩm mới sắp được học, đồng thời tạo cho trẻ sự yêu thích khi xem các tác 
phẩm văn học đặc biệt là thơ. Qua đó kích thích trẻ chú ý, tư duy tưởng tượng 
diễn đạt mạch lạc, biết trả lời các câu hỏi và giáo viên đặt ra. Dạy trẻ đọc thuộc 
bài thơ theo hình thức (cả lớp, thi đua theo tổ, nhóm, cá nhân), qua bài thơ giáo 
dục trẻ về chăm sóc bảo vệ cây
 *Giáo dục ở mọi lúc mọi nơi:
 Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là rất quan trọng và cần 
thiết. Thông qua văn học trẻ được phát triển về ngôn ngữ cung cấp vốn từ phát 
triển lời nói mạch lạc.
 7 trọng. Nếu đồ dùng trực quan không hấp dẫn, không sinh động, không phong 
phú thì sẽ gây nhàm chán, trẻ sẽ mất sự tập trung chú ý điều này ảnh hưởng 
đến việc cảm nhận nội dung tác phẩm của trẻ bị giảm đi. 
 Ví dụ cụ thể như: Bài thơ “Cây đào” - Nhược Thủy.
 Nếu như với bài thơ đó, giáo viên không sử dụng hình ảnh trực quan thì 
dù giáo viên có đọc hay, diễn cảm tốt thì cũng không thể lôi cuốn trẻ vào bài 
học, trẻ thấy chán vì không thể hình dung ra cây đào như thế nào, trẻ biết được 
cây đào báo hiệu mùa xuân đã đến, cảm nhận được tình yêu thiên nhiên cây cỏ, 
hoa láchính vì vậy trẻ không thể tiếp thu hay cảm nhận được bài thơ đó, trẻ 
sẽ không ghi nhớ được bài thơ. Nhưng qua bài thơ đó giáo viên có thể sử dụng 
đồ dùng trực quan bằng hình ảnh đẹp hấp dẫn, tranh minh hoạ rõ nét nội dung 
tác phẩm muốn nói. Qua tiết dạy tôi đã thấy trẻ hứng thú say sưa học tập, trẻ 
lĩnh hội tác phẩm một cách nhanh chóng và cảm thấy yêu thích thơ, qua hình 
ảnh trẻ có thể bày tỏ được tình cảm của mình đối với bài thơ.
 Tuy nhiên khả năng nhận thức của trẻ còn phụ thuộc một phần lớn vào 
sự truyền cảm diễn đạt của cô, khả năng của cô hướng trẻ vào bài học, và sự 
phối hợp giữa hình ảnh và lời thơ thật linh hoạt. Qua đó ta thấy việc sử dụng 
các đồ dùng trực quan cho một tác phẩm là rất quan trọng và cần thiết.
Đây là hình thức dạy học rất có hiệu quả, tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng trực 
quan vào việc đọc tác phẩm thơ như thế nào mới là vấn đề quan trọng. Nếu đồ 
dùng trực quan quá xấu, hoặc quá sơ sài sẽ gây sự mất tập trung chú ý cũng 
như hạn chế việc cảm nhận nội dung tác phẩm của trẻ.
 Hình ảnh trực quan cho các tác phẩm thơ rất phong phú và đa dạng có 
thể dùng đồ dùng trực quan vật thật như bài "Rong và Cá", bài thơ: "Cây dây 
leo". Ngoài ra một số tác phẩm còn sử dụng tranh minh hoạ, tranh vẽ, xé dán, 
tranh bồi hoặc qua máy tính để thiết kế trình chiếu các hình ảnh đẹp hấp dẫn 
gây sự chú ý và hứng thú của trẻ...
 Do vậy việc sử dụng các đồ dùng trực quan, cho một tác phẩm bằng vật 
thật, hay tranh minh họa hoặc sử dụng máy tính để trình chiếu các hình ảnh 
trong bài thơ, hoặc là dùng hoạt cảnh qua sa bàn thơ, sân khấu thơ... là rất quan 
trọng và cần thiết và phải phù hợp với nội dung tác phẩm.
 9 Vận động phụ huynh đóng góp ủng hộ các học liệu sẵn có ở địa phương 
để tôi làm đồ dùng tạo góc văn học hoặc thu nhập những nguyên vật liệu dễ 
tìm như báo họa mi, vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, mút xốp, mo cau, vỏ sò, quả 
thông, kết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh.
 Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan 
trọng trong việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 2.2.6. Làm quen văn học thông qua các ngày hội, ngày lễ :
 Qua các buổi sinh hoạt ngày hội, ngày lễ cũng cần cho trẻ làm quen 
với văn học, trong đó có hát múa đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, có chuẩn bị 
các đồ dùng, hình ảnh, hoạt cảnh như mũ các nhân vật, hoa, cờ, bóng bay, 
trang phục văn nghệ ... Nhận thấy trẻ rất thích đến buổi chiều cuối tuần, giống 
như trẻ được chơi thoải mái, được nghỉ sau một tuần học, thế nào trẻ vẫn có 
học, cũng cố lại kiến thức đã học, học dưới hình thức biểu diễn văn nghệ. Cứ 
vài tháng tôi lại tổ chức hội thi " Bé kể chuyện, đọc thơ hay " có nhận xét và có 
quà thưởng cho những cháu đạt giải. Trong hội thi có mời đông đảo phụ huynh 
của lớp tham dự. Nhận thấy nhiều phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả 
của con mình, có tác dụng rất lớn đến việc đưa con tới lớp Mẫu giáo. Để phụ 
huynh có hướng phát huy năng khiếu ở trẻ, trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, 
mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động, thích được biểu diễn và say mê khi 
biểu diễn. Trong các ngày hội, ngày lễ tôi hay bàn bạc với nhà trường nên dành 
nhiều thời gian cho các cháu được tham gia kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch. Đó 
cũng là một hình thức tuyên truyền cấp học mầm non rất lớn, trẻ rất thích tự 
làm và được khen giúp trẻ phát triển về trí tuệ, nhanh nhẹn, mạnh dạn trước 
mọi người và cảm nhận được vẽ đẹp, cái hay của văn học.
 Ví dụ: Tổ chức “Ngày hội đến trường của bé” thông qua bài thơ “Bạn 
mới”, “Lời chào buổi sáng”; Ngày lễ trung thu vừa qua tôi đã cho trẻ đọc thơ 
“Trăng sáng” Qua đó trẻ rất hứng thú hào hứng và từ đó giúp trẻ hiểu được 
ngày hội đến trường của bé và sự tích của ngày tết trung thu, trẻ đã tự tin hơn, 
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_tre_3_4_tuoi_doc.doc