Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp cho trẻ 5-6 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp cho trẻ 5-6 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp cho trẻ 5-6 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT ĐỀ TÀI: “ Một số giải pháp giúp cho trẻ 5 - 6 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non ” Quảng Bình, tháng 5 năm 2021 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên chúng ta cần chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt là đảm bảo “an toàn” cho trẻ mọi lúc mọi nơi, đó là vấn đề quan trọng hàng đầu trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Bởi trong nghị quyết 20/NQ-TW 2017 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ To quốc” . Như chúng ta đã biết có sức khoẻ là có tất cả, mọi hoạt động của trẻ được tham gia có tốt hay không, đều nhờ đến yếu tố sức khỏe. Chính vì vậy đảm bảo sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến lĩnh vực giáo dục khác như: lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phất triển thẩm mĩ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội...Muốn vậy giáo viên cần xây dựng một môi trường an toàn, lành mạnh và đặc biệt chú trọng đến sức khỏe của trẻ như: phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, trang bị các kỹ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Trong tình hình hiện nay, ở Việt Nam và các nước trên toàn thế giới đang gồng mình để chống chọi với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Covid - 19 gây ra. Đây là một căn bệnh lây qua đường hô hấp với tốc độ lây lan trong cộng đồng rất cao. Virus Corona (nCoV, Covid-19) là một loại virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp, có sự lây lan từ người sang người. Ví dụ: Lây qua đường hô hấp như: hắt hơi, ho, khạc nhổ, sổ mũi.Virus Covid -19 gây sốt và có thể làm tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nhẹ thì sốt, ho, khó thở. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong. Tính từ tháng 12.2019 đến giữa tháng 5 năm 2021 thì thế giới ghi nhận tổng số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu là 167.497.740 trường hợp mắc bệnh, trong đó 3.477.510 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm bệnh đã phục hồi là 139.010.045 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới hơn 216 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Riêng Việt Nam thì ghi nhận 3.816 ca nhiễm bệnh, trong đó 42 ca bệnh bị tử vong và 2.721 ca bệnh đã bình phục. Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh như vậy, thì tất cả các cấp, các ngành từ Trung Ương đến địa phương đề ra nhiều phương án, công văn chỉ thị về cách phòng chống dịch bệnh Covid - 19. Người lớn thì có ý thức hơn trong việc nhận thức rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội, từ đó người lớn biết tìm cách để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, chống chọi với dịch bệnh nhằm một phần nào ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Nhưng với trẻ nhỏ thì 3 trang bị các kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid 19 đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng lúc đúng yêu cầu, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh. + Đề tài này đã góp phần cùng nhà trường xây dựng tốt kế hoạch phòng chống Covid 19, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cô và trẻ. 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài: Đề tài này được thực hiện trong năm học 2020 - 2021, với những giải pháp mang lại hiệu quả cao ở lớp 5 - 6 tuổi do tôi phụ trách .Vì thế, nó có thể áp dụng rộng rãi cho giáo viên các trường mầm non, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh Covid 19 cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng và cho trẻ mầm non nói chung tại trường mầm non. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu. *Thực trạng về việc phòng chống dịch bệnh covid -19 tại lớp tôi trong năm học vừa qua. a. Thuận lợi: - Lớp được trang bị đầy đủ các thiết bị (cặp nhiệt độ) đồ dùng các nhân (giường, gối, ca, cốc,...) của trẻ đều riêng biệt. Ngoài ra nhà trường cung cấp nước sát khuẩn, nước súc miệng...đầy đủ cho lớp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng tránh dịch bệnh covid -19 cho trẻ. - Lớp học có đầy đủ hệ thống đèn chiếu sáng, quạt mát, thoáng mái về mùa hè. Bên cạnh đó để để đảm bảo vệ sinh lớp còn có bồn rửa tay riêng cho trẻ. - Một số phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ các cô trong mọi hoạt động của lớp, trao đổi tình hình học tập và sức khỏe của trẻ ở trên lớp. Đặc biệt là phụ huynh đã quan tâm ủng hộ cho lớp nước sát khuẩn và nước súc miệng, khẩu trang y tế. Công nghệ thông tin phát triển nên thông tin trao đổi 2 chiều giữa giáo viên và phụ huynh được cập nhật thường xuyên. Trước tình hình dịch bệnh lớp tôi đã tích cực tham gia phòng dịch tốt, mang lại hiệu quả cao nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như sau: b. Tồn tại: - Giáo viên chưa có biện pháp tối ưu trong giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân và phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Chưa mạnh dạn tự tin, còn ôm đồm trong việc rèn các kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ. - Việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn các kỹ năng phòng chống dịch bệnh viên đường hô hấp do chủng mới của virus Covid 19 (Corona) cho trẻ còn hạn chế. - Trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể như: Thường xuyên cho tay lên mắt, mũi, miệng, chưa biết tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Trẻ còn hiếu động nên thích đến những nơi đông người. 5 Giải pháp 1: Chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ của trẻ: Hàng ngày giáo viên có trách nhiệm theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ, nhất là trong đại dịch Covid 19 này. Khi chuyển mùa, khí hậu thay đoi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa cho trẻ như: ( thời tiết lạnh thì phải chú ý cho các con mặc thêm quần áo đủ ấm, uống nước ấm...), nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể khác thường phải mang trẻ ngay xuống phòng y tế để theo dõi và xử trí kịp thời và gọi điện báo cho gia đình biết tình hình của con để đón con về đi khám và điều trị tiếp. Nhân viên y tế phải trực tại trường để xử trí khi có trường hợp xấu xảy ra. Có sổ nhật ký được ghi rõ tên trẻ, lớp, tên thuốc, hàm lượng, liều uống, lô sản xuất để đề phòng xảy ra tác dụng không mong muốn. Ghi sổ nhật ký sức khoẻ hàng ngày cho trẻ, có diễn biến gì đặc biệt không. Ví dụ: Khi đón trả trẻ, thì đón trả tại cổng, với các thủ tục là đo thân nhiệt, rữa tay bằng nước sát khuẩn, những trẻ có diễn biến đặc biệt giáo viên đưa trẻ xuống phòng y tế khám và sơ cấp cứu ban đầu rồi gọi điện báo cho phụ huynh biết tình hình của con đến đón con về và trao đổi phụ huynh về tình học tập cũng như tình hình sức khỏe của trẻ để có những xử lí kịp thời, Những hoạt động đó được ghi rõ ràng từ lúc phát hiện trẻ bất thường đến khi trẻ được gia đình đón về. Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ ở các lớp, tủ thuốc của trường và có sổ nhật ký ghi theo dõi các thuốc phụ huynh gửi cho trẻ uống: tên thuốc, giờ uống, liều lượng, hạn sử dụng, số lô và chữ ký của phụ huynh. Chú ý theo dõi các cháu vừa khỏi ốm đi học, các cháu có tiếp xúc gần với những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, hay có tiếp xúc với những người đi từ vùng dịch về.. Kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng. Kiểm tra, đôn đốc công tác vệ sinh các lớp, các bộ phận và môi trường xung quanh trường. * Trang bị cấp cứu: - Tủ thuốc của trường gồm có: Dụng cụ sơ cấp cứu và thuốc thiết yếu theo quy định. Định kỳ kiểm tra và mua bổ xung thuốc, cơ sở vật chất, phương tiện, dụng cụ, thuốc men cho phòng y tế. Mua tài liệu về chăm sóc sức khoẻ và tham gia các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khoẻ của trẻ do sở, phòng , trung tâm y tế to chức. Đầu năm và cuối năm đều tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ. Theo kế hoạch năm học 2020-2021 của trường mầm non . Ngày 06/3/2021 Trường mầm non đã tổ chức khám sức khỏe cho toàn thể các cháu đợt 2 năm học 2020- 2021.Trong các hoạt động của nhà trường, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ là một việc làm luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm. Từ nhiều năm nay, việc tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ đã được nhà trường duy trì thành nề nếp thực hiện thường xuyên theo kế hoạch. Ngay từ đầu năm học 2020 - 2021 nhà trường đã phối hợp với Trạm y tế để tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho toàn thể các con trong trường. Sau đợt khám đầu tiên, 7 Giáo viên truyền tải thông tin về tình hình dịch bệnh covid -19 cho trẻ thông qua các hoạt động: Đón trẻ, trò chuyện sáng, hoạt động chiều, hoạt động trả trẻ, trang zalo, messenger nhóm lớp bằng cách cho trẻ xem các video, hình ảnh về đại dịch Covid 19, bên cạnh đó cô đọc tin cập nhật hàng ngày cho trẻ nghe để trẻ hiểu hơn về dịch bệnh này. Cụ thể : Covid - 19 là viết tắt của Coronavirus disease 2019 - một đại dịch truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 - một chủng mới của virus Corona, gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có khả năng lây lan từ người sang người với tốc độ lây lan rất nhanh trong cộng đồng và dẫn đến nguy cơ gây tử vong rất cao. Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid - 19 bắt đầu bùng phát từ tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, Giữa tháng 1 năm 2020, dịch bắt đầu bùng phát, lan rộng từ Trung Quốc sang hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới. Đại dịch do virus corona gây ra được xác nhận lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Và đến nay thì hơn 250 nước trên thế giới có ca nhiễm và gây tử vong cho 3.329.966 người. Nếu trong địa phương có 1 ca nhiễm cộng đồng thì nguy cơ lây sẽ lan rất nhanh nếu không có biện pháp phòng chống đúng cách. *Các triệu chứng của COVID -19 Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng có thể bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Tới thời điểm khởi phát, Covid - 19 gây sốt và có thể làm tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền. *Các biện pháp phòng chống COVID -19 chung của cộng đồng: + Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc. +Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. + Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh. + Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nho bừa bãi nơi công cộng. + Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín. + Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Tránh mua bán, tiếp xúc với các 9 + Bước 2: Rót nước vào ca.( 1 lượng khoảng 60-90ml) + Bước 3 : Tiến hành súc miệng. (Mím chặt môi đẩy nước muối làm sạch khoang miệng trong khoảng 30 giây) + Bước 4: súc vòm họng .(Ngữa cổ ra sau khoảng 30o, khép chặt cuống họng, cho nước muối chạm thành họng, dùng hơi đẩy nước muối ra tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn trong khoảng 30 giây) + Bước 5: Nhổ nước muối(vào bồn rữa mặt, hoặc vào bô có nắp đậy) + Bước 6: Lấy khăn hoặc giấy rồi lau miệng. Trong quá trình rèn cho trẻ kỹ năng súc miệng tôi sẽ giáo dục cho trẻ biết tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối và luôn thực hiện đều đặn vào các thời điểm như sau khi ăn trưa, trước và khi ngủ dậy, sau khi ăn quà chiều... ở nhà cũng như ở lớp. Qua đó trẻ có ý thức súc miệng hàng ngày, để nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân hơn nữa cô giáo dục trẻ súc miệng và kết hợp với việc đánh răng hàng ngày khi trẻ ở nhà. b. Kỹ năng rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô. Trẻ mầm non hoạt động liên tục trong ngày, trẻ thường xuyên tiếp xúc với các đồ dùng, dụng cụ học tập, hay môi trường xung quanh. Các tác nhân trên vô tình khiến bàn tay trẻ bị ban. Trẻ mầm non còn nhỏ nên nhiều khi trẻ đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi trẻ đang hoạt động, điều này cũng có thế khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Do vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động hay trước khi ăn là vô cùng cần thiết đối với trẻ.Rửa tay đúng cách là biện pháp đơn giản, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe. Trong thời gian dịch bệnh việc rửa tay là vô cùng cần thiết không chỉ rửa tay bằng nước mà còn có cách rửa tay không cần dùng nước. Đó là rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hay còn gọi là rửa tay khô. Chúng ta có thể rửa tay mọi lúc, mọi nơi khi chúng ta đi ra ngoài mà không có nước. Nước rửa tay khô hay còn gọi là dung dịch rửa tay khô, Khi sử dụng loại sản phẩm này thì các con không cần rửa tay lại bằng nước. Rữa tay trước và sau khi ăn, trước và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, tiếp xúc với các bề mặt nơi công cộng... Các bước rữa tay bằng dung dịch rữa tay khô: - Chuẩn bị : Dung dịch sát khuẩn hay còn gọi là nước rữa tay khô. + Bước 1 : Ản vòi hoặc nhỏ chai nước sát khuẩn (khoảng 1-2 giọt) vào lòng bàn tay. + Bước 2: Chà sát 2 bàn tay vào nhau, bao phủ cả bề mặt của 2 lòng bàn tay. + Bước 3 : Chà lòng bàn tay này xoa đều lên mu bàn tay kia và ngược lại. + Bước 4: Xoay đều các ngón tay của 2 bàn tay. + Bước 5: Chà các kẻ ngón tay của 2 bàn tay. + Bước 6: Chụm đều các đầu ngón tay của bàn tay này xoay đều vào lòng của 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_cho_tre_5_6_tuoi.docx