Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÁO DỤC TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ. Tính tự lập là một trong những tính cách cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp trẻ sau này khi trưởng thành có thể bản lĩnh hơn, tự tin hơn, vững vàng hơn, thành công hơn trong cuộc sống và đặc biệt là trẻ có thể tự làm những việc của mình thật tốt mà không có người thân bên cạnh hay gặp bất kỳ tình huống khó khăn nào. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này. Hiện nay, đối với mỗi gia đình, chủ yếu là các bậc phụ huynh còn có nhiều sai lầm về cách giáo dục con cái nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Phụ huynh thường nuông chiều quá mức, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin. Đối với giáo viên, đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo dục tính tự lập cho trẻ. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian và có tư tưởng làm luôn cho xong. Vì vậy, để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với phụ huynh có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này. Đó cũng là lí do mà tôi lựa chọn, nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi”. *Điểm mới của đề tài: Giáo dục tính tự lập cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua việc áp dụng lồng ghép các hoạt động, hình ảnh, video có thực trong cuộc sống hằng ngày nhằm giúp giáo viên 1 Trẻ đi học chuyên cần cao nên quá trình dạy và học của cô và trẻ rất thuận lợi. Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. * Khó khăn: Trong lớp, một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo. Nhận thức của trẻ còn chậm dẫn đến việc rèn kỹ năng tự lập cho trẻ chưa đạt kết quả cao. Do bố mẹ của trẻ thường là những gia đình làm nông, một số thì đi làm ăn ở xa. Với những bộn bề lo toan cho công việc, cho đời sống kinh tế nên việc chú trọng, quan tâm giáo dục cho con cái nhất là việc dạy trẻ tính tự lập vẫn còn hạn chế. Mặt khác, một số phụ huynh còn quá nuông chiều con, chưa thực sự phối hợp với cô để giáo dục tính tự lập cho trẻ. Để thấy rõ được thực trạng hiện nay, tôi đã khảo sát ngay từ đầu năm học tại lớp của mình, để từ đó có các biện pháp phù hợp rèn luyện cho trẻ. Qua khảo sát đầu năm tôi thấy ý thức tự lập của các cháu trong lớp tôi như sau: Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động 18/33 cháu đạt tỷ lệ 54,5%. Trẻ biết tự phục vụ bản thân 18/33 cháu đạt tỷ lệ 54,5%. Trẻ biết tự cất, lấy đồ dùng cá nhân 17/33 cháu đạt tỷ lệ 51,5% Trẻ biết giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp 15/33 cháu đạt tỷ lệ 45,5%. Trẻ biết giúp đỡ người khác 12/33 đạt tỷ lệ 36%. Khả năng hợp tác và giải quyết vấn đề 12/33 đạt tỷ lệ 36%. * Nguyên nhân của thực trạng: Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ đạt được của trẻ còn thấp đó là: Hình thức tổ chức chưa linh hoạt, chưa chú ý lồng ghép nội dung giáo dục tính tự lập vào các hoạt động giáo dục và hoạt động chăm sóc sức khỏe mà chủ yếu là chú ý nhiều đến hiệu quả hoạt động. Do trẻ thiếu hụt kiến thức về tính tự lập từ lứa tuổi nhà trẻ. Do chưa thường xuyên cho trẻ tham gia kỹ năng tự phục vụ bản thân với các hoạt động trải nghiệm thực tế hằng ngày. Trước thực trạng của lớp, tôi đã nghiên cứu, tìm ra “Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ Mẫu giáo 3 - 4 tuổi” như sau: 2.2 Các giải pháp thực hiện đề tài: * Giải pháp thứ nhất: Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ vào các hoạt động học và chơi. - Hoạt động đón trả trẻ: Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm lí của trẻ 3-4 tuổi là “ Mau nhớ nhưng cũng chóng quên”. Vì vậy việc rèn luyện tính tự lập cho trẻ cần phải thường xuyên 3 giao cô tuyên dương, khen ngợi, trẻ cảm thấy hứng thú, tự tin hơn và từ đó thích tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp hơn. - Lồng ghép trong hoạt động chơi ở các góc: Với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo qua đó“ trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy trong giờ hoạt động chơi ở các góc tôi gợi ý để trẻ tự chọn góc chơi vai chơi mà trẻ thích hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi, tôi quan sát có lúc tôi tạo ra các tình huống để trẻ tự giải quyết, tôi chơi cùng trẻ giúp trẻ khám phá những điều mới lạ, hấp dẫnkhi hết giờ chơi tôi cho trẻ tự cất đồ chơi ở các góc mà trẻ chơi, ngăn nắp, gọn gàng động viên, khuyến khích trẻ để giờ sau trẻ chơi tốt hơn. Là một giáo viên mầm non chắc hẳn ai cũng biết mỗi khi đến giờ hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trẻ đều tỏ ra rất thích thú, phấn khởi, mong chờ nhất. Không những vậy hoạt động vui chơi là hoạt động quan trọng nhất nó giữ vai trò chủ đạo ở lứa tuổi này. Vì vậy, đối với trẻ 3 - 4 tuổi , đồ vật không phải là thứ để trẻ nghịch như trước đây mà bây giờ qua chơi với đồ vật, đồ chơi giúp trẻ khám phá về chức năng và phương thức sử dụng tương ứng (như cái bát dùng để đựng thức ăn ). Chính vì vậy, cần chú trọng việc tạo điều kiện cho trẻ được chơi với đồ vật, đồ chơi và chơi các bạn với nhau. Ngoài ra, trong quá trình chơi với đồ vật trẻ còn bắt chước thao tác của người lớn. Trò chơi phân vai chính là một hoạt động phản ánh thực cuộc sống xã hội thu nhỏ. Khi tham gia chơi thì trẻ được đứng ở vị trí chủ thể của hành động chơi, trẻ có thể được tự mình quyết định làm lấy những gì mà mình thích chứ không phải là những gì người khác ép buộc. Vì vậy, trong khi chơi xuất hiện ở trẻ sự tích cực tự nguyện. Hoạt động vui chơi đối với trẻ là hoạt động để rèn luyện các chức năng tâm lý, sinh lý. Chơi là để phát triển các mặt thể chất và tinh thấn. Chơi là để học hỏi làm người là để phát triển nhân cách một cách toàn diện. Với những ý nghĩ to lớn đó, có thể khẳng định rằng: “Chơi cũng lá cách để rèn luyện và phát huy khả năng tự lập”. Trong trò chơi, trẻ được thể hiện khả năng tự lập của mình. Trẻ luôn luôn mong muốn mình được tự giải quyết lấy mọi tình huống mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Trẻ có thể tự tiến hành trò chơi và chơi một cách vui vẻ, hăng say, thích thú. Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc có rất nhiều góc chơi, trong mỗi góc lại có nhiều nhóm chơi nhỏ. Khi cô giới thiệu các góc chơi, nhiệm vụ của từng vai chơi, trẻ bắt đầu tự chọn hoạt động của mình. Có trẻ chọn góc phân vai, có trẻ chọn góc xây dựng Lần đầu tiên trẻ được đóng làm chú công nhân xây dựng, được đóng vai bố mẹ, bác sĩ, giáo viên Khi trẻ được làm những chú công nhân xây dựng thì trẻ biết phải xây nhà, xây hàng rào và xây nhiều công trình khác. Khi đó, trẻ sẽ nghĩ ra cách làm cho đẹp, cho nhanh. Hay khi được đóng vai bố mẹ trẻ sẽ tự làm công việc của bố là đi làm để kiếm nhiều tiền còn làm mẹ là biết bế em, cho bé ăn, quét dọn nhà cửa, nấu cơm. Hoặc trẻ được đống vai bác sĩ trẻ sẽ khám bệnh, kê đơn 5 Trước kia là một giáo viên trẻ mới vào nghề tôi chưa hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ, tôi thường hay mất kiên nhẫn hay nóng nảy mắng trẻ khi thấy trẻ chưa làm đúng yêu cầu như: “Sao con chậm chạp vậy?” hay : “ Cô nói mãi mà con vẫn không hiểu ư?”khi bị tôi mắng như vậy trẻ rất buồn ngày hôm đó trẻ không hứng thú tham gia vào vào bất cứ việc gì của lớp, trẻ tự ti mặc cảm với các bạntừ đó tôi hiểu ra rằng với trẻ nhỏ không nên nóng vội, khi hướng dẫn trẻ làm việc gì tôi hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận, thấy trẻ làm được thao tác này rồi tôi mới chuyển sang hướng dẫn thao tác khác. Tôi luôn tự nhắc với lòng mình hãy kiên trì, hãy trao cho trẻ cơ hội để trẻ có được thành công, tôi luôn động viên, cổ vũ giúp trẻ tự tin vào việc mình đang làm. Tùy vào năng lực của từng trẻ, nhanh hay chậm không quan trọng mà quan trọng là trẻ học được những gì. Nên mọi hoạt động cần cho trẻ làm thường xuyên liên tục từ đó trở thành kĩ năng của trẻ, đem đến cho trẻ sự tự lập, tự tin và luôn nghĩ rằng trẻ cũng giỏi như các bạn. Ví dục: Trong tiết “ Tô màu trang phục của bé” lúc đầu trẻ tô chưa đẹp, tôi chấp nhận trẻ tô nghuệc ngoạc, chờm ra ngoàitôi bình tĩnh quan sát, để biết trẻ yếu ở điểm nào rồi uốn nắn chỉnh sửa cho trẻ ở điểm đó và từ đó trẻ tự tin tiến bộ từng ngày. Rèn luyện kỹ năng cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị những kỹ năng cần thiết, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng tự lập sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Để hình thành tính tự lập, cần phải tin tưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng. Nếu như kiểm soát trẻ quá chặt để trẻ phụ thuộc quá lâu thì trẻ sẽ bám riết lấy cha mẹ, cô giáo, có thể trở thành những đứa trẻ lười biếng và mọi việc đối với trẻ đều trở nên khó khăn. Xuất phát từ điều này, cô giáo và cha mẹ nên dạy con tính tự lập, làm việc bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau hãy đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo lời Bác Hồ dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp mình như sau: Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, tự rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, tự cất dép, lấy và cất đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang, tự lấy và cất gối. 7 Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ đã đưa lại kết quả thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt, là các giờ hoạt động có chủ định trở nên sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm nhiều hơn. Thông qua bài giảng điện tử trẻ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ nhàng. Trong các giờ học có chủ định, tôi luôn lựa chọn lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tính tự lập để trẻ biết được một số kỹ năng tự phục vụ cho bản thân, kỹ năng giữ gìn vệ sinh qua các hình ảnh, câu chuyện, bài thơ, video do tôi sưu tầm được. Hình thức này gây hấp dẫn, trẻ tiếp thu một cách dễ dàng và khắc sâu trong trẻ lâu hơn. Các nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ được lựa chọn để phù hợp theo từng độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Phải xây dựng các nội dung giáo dục tính tự lập một cách sinh động để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Khi cho trẻ xem các hình ảnh, video trên máy, tôi yêu cầu trẻ quan sát và chỉ ra đâu là hành động tự phục vụ, đâu là hành động có sự giúp đỡ của người khác và gợi hỏi: Cháu sẽ học tập bạn nào? Vì sao cháu học tập bạn đó? Qua đó, hình thành cho trẻ kỹ năng quan sát các sự vật xung quanh một cách tích cực. Ví dụ: Cho trẻ quan sát một trẻ tự vào lớp và lấy ghế ra ngồi và một trẻ khóc đòi mẹ lấy ghế cho đã rồi mới chịu ngồi, tôi gợi hỏi trẻ: Cháu học tập bạn nào? Vì sao? Qua đó, giáo dục cho trẻ một số kỹ năng tự lập. *Giải pháp thứ năm: Giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua việc luyện tập các công việc tự phục vụ vừa sức. Trẻ 3-4 tuổi trẻ rất hứng thú tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi việc để khẳng định mình. Ý thức này chi phối phần lớn các hoạt động trong ngày của trẻ. Vì vậy, tôi luôn tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ kết hợp sử dụng phương pháp khích lệ động viên trẻ. Ví dụ: Khi trẻ đến lớp, trẻ rất thích được tự cởi giày, dép và tự cất đồ vào tủ của mình mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác, mặc dù mỗi lần trẻ làm công việc đó rất lâu, nhưng những lần như vậy tôi luôn đứng bên cạnh chờ đợi trẻ kết hợp động viên trẻ. Hay một số trẻ lớp tôi rất thích được tự xúc cơm nhưng rất lâu mới xúc được một miếng vào miệng có khi còn rơi vãi ra bàn, tôi thường xuyên dùng lời nói động viên trẻ, khuyến khích trẻ xúc cơm vào miệng khi đã nhai hết cơm trong miệng. Tôi thiết nghĩ nếu như thấy trẻ làm lâu mà làm hộ trẻ, thì dẫn đến trẻ sẽ ỉ lại, không tự làm và luôn chờ đợi sự giúp đỡ của cô trong mỗi công việc. Trẻ ở độ tuổi này đã bắt đầu có khả năng tự mình làm một số công việc đơn giản, trẻ cũng có ý thức về điều đó và cũng có mong muốn được làm. Giáo dục tính tự lập cho trẻ bắt đầu từ thói quen tự phục vụ, thói quen vệ sinh cá nhân, thói quen giúp đỡ người khác, những thói quen đó đòi hỏi phải tác động đến trẻ một cách lâu dài vì trẻ dễ nhớ nhưng cũng chóng quên. Vì vậy, việc luyện tập thường xuyên các công việc tự phục vụ vừa sức cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. 9
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_tinh_tu_lap.docx