Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
1 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm – Kĩ năng xã hội “Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho tôi đã áp dụng tại lớp 5 tuổi A1 của tôi chủ nhiệm nói riêng và trường mầm non nói chung, để tạo mọi tiềm năng tốt nhất cho trẻ bước vào cuộc sống, mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi bước vào trường tiểu học. 3. Tác giả: Họ tên: Đào Thị Tuyến Ngày tháng năm sinh: 01/10/1970 Chức vụ: Giáo viên Điện thoại: 0385133166 4. Đồng tác giả: không 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Vinh Quang Địa chỉ: Xã Vinh Quang huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng Điện thoại: ... II. Mô tả giải pháp đã biết 1. Các giải pháp đã biết: Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lồng ghép cho trẻ trong các chủ đề . Giải pháp 2 : Tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống. Giải pháp 3 : Xây dựng môi trường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. Với những giải pháp đã biết trên cho thấy những ưu, khuyết điểm sau: * Đánh giá chung những giải pháp đã áp dụng: + Ưu điểm: Được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu. Nhà trường có kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ và chỉ đạo đến toàn bộ cán bộ giáo viên, các nhóm lớp., sự đồng tình giúp đỡ của chị em đồng nghiệp và các bậc phụ huynh. 3 Từ những phân tích trên, bản thân tôi đã đưa thêm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường, lớp mầm non. Qua các giải pháp như sau. III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến III.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến - Bản thân tôi hiểu và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non và đưa ra một số biện pháp kích thích trẻ hoạt động tích cực trong các giờ học, giờ vui chơi giúp trẻ có kỹ năng sớm được hình thành và phát triển toàn diện bền vững và tự biết khẳng định mình, bảo vệ mình, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, trong xã hội, hình thành một số kỹ năng đơn giản ,mạnh dạn tự tin hứng thú phát huy ở trẻ. Trẻ hứng thú, chủ động tham gia, qua đó phát huy tính tích cực, sáng tạo và phát triển về mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất và tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ. - Tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh về kỹ năng sống củả trẻ. - Thu hút sự ủng hộ, đóng góp của các bậc phụ huynh về việc ủng hộ thêm đồ dùng đồ chơi và nguyên vật liệu để trẻ hoạt động các môn học tạo cho trẻ có kỹ năng thành thạo hơn. - Sau đây là 1 số giải pháp Giải pháp 1. Làm gương và khích lệ - Trẻ mầm non rất hay bắt chước người lớn . Chính vì vậy, giáo viên và cha mẹ luôn phải giữ chuẩn mực trong giao tiếp; chú ý khi trò chuyện, ứng xử với trẻ không to tiếng, quát nạt trẻ, xưng hô nhẹ nhàng, khiêm tốn, lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh học sinh; khi ai hỏi phải chú ý lắng nghe, trả lời rõ ràng, đủ ý để làm gương cho trẻ noi theo. - Khi trẻ chưa ngoan cần nhắc nhở nhẹ nhàng, không nói nặng lời, trẻ sẽ sợ hãi. Tuy nhiên, cũng cần có thái độ dứt khoát khi trẻ tỏ ra không lễ phép. Ví dụ khi trẻ đến lớp không chào cô, không chào các bạn, cô nên nhắc nhở nhẹ nhàng; “Con chào cô và các bạn đi nào!” Hình ảnh 1: Trẻ chào cô và các bạn - Cần động viên và khích lệ trẻ ngoan. Những lời khen đúng lúc sẽ giúp trẻ tự tin. Có thể tặng cho trẻ món quà nhỏ để khích lệ thái độ lễ phép của trẻ, cũng là cách để trẻ “ ngấm bài học lâu hơn”. Ví dụ: Khi trẻ lễ phép, ngoan ngoãn, vâng lời, cô nên tặng cho trẻ một món quà nhỏ như; hoa gấp bằng giấy, con mèo gấp bằng lá cây mít, lá đakèm theo lời khen gợi; “ Con ngoan quá cả lớp mình cùng khen bạn nào!”.Như vậy sẽ tạo đông lực cho trẻ ngày càng ngoan ngoãn hơn. Hình ảnh 2: trẻ được tặng hoa gấp bằng giấy. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch, giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lồng 5 a) Giáo duc kĩ năng sống thông qua hoạt động có chủ đích. - Thông qua hoạt động phát triển thể chất: để giáo dục trẻ kĩ năng sống như dạy trẻ biết siêng năng rèn luyện để cơ thể khỏe mạnh thông qua các bài tập, trò chơi vận động. Rèn cho trẻ hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: trẻ biết xếp hàng, chờ đến lượt, biết nghe các hiệu lệnh của cô, trong khi tập không chen lấn xô đẩy nhau... Hình ảnh 6: trẻ xếp hàng chờ đến lượt Rèn cho trẻ tính tự tin, tự lực: Tự làm một số việc đơn giản như: Biết lấy đồ dùng, dụng cụ học tập, cố gắng hoàn thành vận động được giao. - Thông qua hoạt động khám phá khoa học “ Một số hiện tượng thay đổi theo mùa”: cho trẻ thảo luận quan sát cảnh thời tiết mùa hè, mùa đông, giáo dục trẻ kĩ năng mặc quần áo phù hợp với thời tiết; biết tự bảo vệ sức khỏe( mặc trang phục, ăn uống phù hợp) khi thời tiết thay đổi; phát triển kĩ năng giao tiếp, chú ý lắng nghe, trình bầy ý kiến...Qua đó giáo dục trẻ kĩ năng giao tiếp thân thiện với bạn, lắng nghe bạn nói , nói rõ ràng để bạn hiểu, chơi cùng bạn. - Thông qua hoạt động kể chuyện “Những nghệ sĩ của rừng xanh” tôi kể cho trẻ nghe chuyện, trả lời câu hỏi đàm thoại; giáo dục trẻ kĩ năng làm việc theo nhóm, lắng nghe ý kiến của người khác, tôn trọng hợp tác với bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ. hay qua chuyện “ chú dê đen” giáo dục trẻ kĩ năng mạnh dạn tự tin biết xử lí tình huống, tự bảo vệ bản thân trước tình huống nguy hiểm. - Thông qua hoạt động dạy thơ “ Giữa vòng gió thơm”giáo dục trẻ biết quan tâm, chăm sóc cho những người thân trong gia đình, đặc biệt khi bị ốm đau. Hoặc qua bài thơ “Làm anh”, giáo dục trẻ biết yêu thương, nhường nhị em nhỏ. - Thông qua hoạt đông âm nhạc như: ca hát nhẩy múa.khích thích trẻ suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, khả năng tưởng tượng và sáng tạo trẻ bộc lộ tình yêu với các cô chú công nhân qua bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, yêu mến chú bộ đội qua bài hát “ Cháu thương chú bộ đội”, tưởng tượng sáng tạo. Hình ảnh 7: trẻ múa tập thể - Thông qua hoạt động tạo hình: Trẻ sẽ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình với sự vật hiện tượng xung quanh, thể hiện sự tự tin, tự lực. Ví dụ: Qua đề tài : “Vẽ ngôi nhà của bé”, trẻ có thể vẽ ngôi nhà một tầng, hai tầng, xung quanh nhà có cây, hoa theo trí tưởng tượng của trẻ. Hình ảnh 8: trẻ vẽ ngôi nhà. Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà, biết tự lấy đồ dùng học tập, biết cố gắng hoàn thành sản phẩm của mình, biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm mình làm ra. 7 nhẹ, không gây tiếng ồn, biết mời trước khi ăn biết tự dọn, cất bát, thìa, cốc đúng nơi quy địnhHoặc biết giúp đỡ người lớn dọn dẹp; không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Hình ảnh 11: trẻ kê bàn trước và sau khi ăn d) Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời; tổ chức ngày hội ngày lễ và các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong trường, lớp. - Tôi tổ chức cho trẻ thi góc chơi “Khám phá khoa học” theo chủ đề, tôi cho trẻ thực hành, giúp trẻ trải nghiệm trong đời sống hàng ngày của trẻ, bổ sung đồ chơi và phân lịch cho trẻ chơi lắp ráp. -Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, những trò chơi giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, phát triển nhận thức, thẩm mĩ. - Thường xuyên cho trẻ thăm quan vườn trường tổ chức các buổi thảo luận như “Nói về sự phát triển của cây từ hạt”, đo chiều dài, đường kính của quả nhằm giúp trẻ có kĩ năng hợp tác với bạn; kĩ năng quan sát, lắng nghe người khác nói, tự tin trình bầy ý kiến của mình -Tổ chức mừng đón tết nguyên đán kết hợp cho trẻ gói bánh chưng, bánh giầy. hoạt động này giáo dục trẻ hoạt động theo nhóm. Giải pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ - Tôi xây dựng góc giáo dục kĩ năng sống trong lớp, bảng thông tin dành cho phụ huynh” để các bậc cha mẹ có thể đọc, quan sát theo dõi các nội dung giáo dục, kĩ năng sống cho trẻ, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ và các thông tin của lớp. - Làm các giá sách tại khu vực trước sảnh của lớp, nơi dễ tập trung chú ý của mọi người với nhiều tên gọi khác nhau như “ Chúng mình cùng học lễ giáo”, “Thư viện trường mầm non” “ tủ sách gia đình” “ Dinh dưỡng trẻ thơ”... thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích cỡ vừa tầm với trẻ nhằm giúp cô và các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho con nghe bất kì lúc nào tại thời điểm trong ngày. - Vẽ, làm tranh ảnh bằng nguyên vật liệu thiên nhiên: như rơm, rạ, đá, sỏi, hột, hạt, vỏ sò, hến, trồng cây xanh trên giá lên các bức tường, cầu thang các tầng như bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp; bỏ rác đúng nơi quy định... - Hình ảnh 12: bé làm tranh ảnh bằng nguyên liệu thiên nhiên như (rơm, rạ, lá cây, vỏ sò...) Giải pháp 5: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ. 9 Nội dung của mỗi giải pháp đều có tính mới và tính sáng tạo thể hiện như Nghiên cứu kĩ tài liệu có liên quan để nắm được phương pháp nhiều biện pháp thiết thực trong quá trình hướng dẫn cho trẻ thực hành, trải nghiệm, kĩ năng sống mọi lúc mọi nơi, như hoạt động ngoài trời ,tham quan dã ngoại Thường xuyên đổi mới cách tổ chức, phương pháp tiến hành tổ chức hoạt động hấp dẫn cuốn hút trẻ vào các hoạt động học, góc, ngoài trời có chất lượng. Thường xuyên sưu tầm mẫu hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia tích cực vào giờ hoạt động. II.1.2 Tính sáng tạo Trẻ 5- 6 tuổi đang trong giai đoạn hoàn thiện nhân cách con người, để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện về các mặt đức - trí- thể - mỹ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải nắm chắc chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp cũng như đòi hỏi người giáo viên phải nắm rõ về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ở các độ tuổi khác nhau để tìm ra các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Việc hình thành cho trẻ 5- 6 tuổi các kĩ năng tự tin, mạnh dạn chuẩn bị về tâm thế cho trẻ là vô cùng cần thiết. Thực tế hiện nay cho thấy trẻ 5- 6 tuổi chưa mạnh dạn thể hiện tính tự tin trong giao tiếp của mình, bên cạnh đó các biện pháp giáo dục hình thành các kĩ năng tự phục vụ cũng vô cùng quan trọng. Trong quá trình giáo dục, hình thành tâm thế cho trẻ những khó khăn mà giáo viên và phụ huynh gặp phải khá nhiều. Nếu như giáo viên và phụ huynh có những biện pháp giáo dục tạo điều kiện cho trẻ được rèn kĩ năng sống cho trẻ thì sẽ là tiền đề tốt cho trẻ và góp phần hình thành nhân cách con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của trẻ sau này. Trong các giờ hoạt động của trẻ tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm kĩ năng sống thu hút trẻ tham gia tích cực hứng thú. II.1.3 Phạm vi ảnh hưởng: Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mang tính thực tiễn, cần thiết, ý nghĩa đối với trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non nói chung và các cháu 5-6 tuổi của lớp tôi nói riêng. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ của cô giáo, nhà trường, phụ huynh, cần trang bị kĩ năng cơ bản cả và giúp các con chuẩn bị vào cấp học mới để cùng tạo nên một môi trường giáo dục lành mạnh và thân thiện. Sau một thời gian áp dụng biện pháp giáo dục kĩ năng sống tại lớp 5-6 tuổi A1, Đối chiếu kết quả qua 2 lần khảo sát, tôi nhận thấy sau khi áp dụng biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kĩ năng sống: Giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, ứng xử với nhau một cách thân thiện, biết giải quyết
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_ki_nang_song.doc