Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ 5-6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ 5-6 tuổi
BÀI KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU CHO TRẺ 5 -6 TUỔI PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU 1.1/ Lý do chọn đề tài: “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Để góp phần xây dựng quê hương đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp là một giáo viên mầm non cần phải tổ chức tốt mọi hoạt động để chăm sóc giáo dục trẻ trở thành chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Muốn xây dựng thành công nền công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, ngay từ bây giờ phải có những đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thông minh, có tình cảm đạo đúc tốt, biết yêu quê hương yêu tổ quốc chính vì thế mà việc chăm sóc giáo dục, dành những gì tốt nhất cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết. Là một giáo viên mầm non đã qua 7 năm đứng lớp, bản thân tôi trực tiếp chăm sóc các cháu tôi nhận thấy rằng năng khiếu của trẻ được hình thành và phát triển từ rất sớm, thậm chí từ lúc trẻ mới được sinh ra. Khoa học đã chứng minh năng khiếu của trẻ có quy luật giảm dần, có nghĩa là càng lớn năng khiếu của trẻ sẽ mai một dần, nếu không được phát hiện, bồi dưỡng sớm và đúng cách. Do đó cần xác định rõ các cháu muốn gì, thích gì trước khi định hướng cho trẻ là điều vô cùng cần thiết. Hầu hết các cháu đều có khả năng đối với một vài lĩnh vực nhất định. Nhiều trẻ tỏ ra đặc biệt thích một lĩnh vực nào đó nhưng bố mẹ và thầy cô thiếu quan tâm mà ép buộc trẻ học những thức trẻ không thích vô hình chung đã bỏ phí năng khiếu của trẻ. Khi giáo viên khai thác, nắm bắt được những sở trường riêng của các cháu thì chất lượng giáo dục của từng lĩnh vực sẽ được nâng lên và luôn tạo sự hứng thú học tập của các cháu. Với những lĩnh vực trẻ có sự vượt trội cần đầu tư thời gian và vun đắp đam mê cho trẻ ngay từ nhỏ để đem lại kết quả tốt sau này. Chính vì lý do trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ 5 – 6 === Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai đó nhanh chóng đạt kết quả cao. Như chúng ta đã biết có những người học rất nhiều, rất chăm những vẫn chưa có được kết quả như mong muốn. Vẫn không thể thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Vậy điều gì quyết định thành công ấy? Tài năng bẩm sinh, kiến thức hay kỹ năng. Thành công không tạo ra bởi một yếu tố; Trước tiên có thể khẳng định là tố chất hay khả năng bẩm sinh là yếu tố đầu tiên góp phần vào sự thành công của mỗi chúng ta. Khoa học đã nghiên cứu và cho thấy não bộ phát triển tương đối hoàn thiện ở giai đoạn từ 0 – 6 tuổi. Đây là giai đoạn ta có thể nhận thấy được khả năng nổi trội của trẻ. Do đó đây là cơ hội tốt nhất để xây dựng cho trẻ nền tảng phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, đồng thời có hướng bồi dưỡng phát triển sở trường ấy. Giai đoạn này chúng ta nên dành cho trẻ sự giáo dục sớm làm cho trẻ hình thành, phát triển tốt những gì được coi là tố chất năng khiếu bẩm sinh. Tóm lại bồi dưỡng những năng lực, sở trường cho trẻ từ khi còn bé là công trình đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển tốt đẹp của nhân tài và đời sống con người. 2.2/ Thực trạng của vấn đề. a. Thuận lợi: Được sự quan tâm luôn chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo PGD – Bộ phận chuyên môn mầm non. BGH trường luôn kiểm tra chất lượng thường xuyên và tạo điều kiện về cơ sở vật chất như đồ dùng đồ chơi phong phú phục vụ cho các tiết học. Bản thân được đào tạo chính quy đã trải qua 7 năm kinh nghiệm thực tế, luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn, luôn tìm tòi và tự làm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các tiết dạy. Trẻ ở gần trường nên việc thăm hỏi trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu trên lớp cũng như ở nhà được thuận lợi. Trong lớp có những trẻ nổi trội hơn trong từng lĩnh vực so với các bạn Cháu học cả ngày nên có thời gian để bồi dưỡng, quan sát sự tiến bộ của từng cháu thuận lợi hơn. b. Khó khăn: === Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai Năng khiếu vận động: Trẻ có năng khiếu trong lĩnh vực này thường biết cách phối hợp cơ bắp tốt. Trẻ xử lý kiến thức, thông tin qua cảm nhận của cơ thể. Đây chính là những vũ công duyên dáng những vận động viên chuyên nghiệp hoặc thợ thủ công khéo tay tiềm năng của tương lai. Năng khiếu về toán học: Nếu trẻ ưa thích các con số, mô hình, các thí nghiệm. Những đứa trẻ này khi trưởng thành sẽ thích hợp làm thương gia, kỹ sư, hoặc kế toán sắc sảo. Năng khiếu về hình họa không gian: Trẻ luôn bị trò chơi ghép, xếp hình hoặc thú vẽ tranh lôi cuốn. Đây là dấu hiệu cho biết tương lai của trẻ được định dạng trong lĩnh vực kiến trúc, hội họa hoặc thiết kế thời trang. Năng khiếu về ngôn ngữ: Đối với trẻ có năng khiếu này, các từ ngữ mang rất nhiều ý nghĩa. Niềm say mê được viết, được đọc sách và kể truyện hiện rõ trên nét mặt. Tài năng về từ ngữ là dấu hiệu cho thấy sau này trẻ có thể trở thành luật sư, nhà soạn kịch, nhà thơ hay nhà hùng biện. Năng khiếu về quan hệ con người: Trẻ có năng khiếu này rất dễ tiếp xúc giao lưu với người khác, có khiếu lãnh đọa bẩm sinh, trẻ giao tiếp tốt và biết cách thấu hiểu người khác nhờ vậy trẻ có thể trở thành những nhà quản lý, thầy giáo, bác sĩ giỏi hoặc nhà lãnh đạo trong tương lai. Năng khiếu thông hiểu nội tâm: Những trẻ có năng khiếu này thường kín đáo nhưng tích cực, lớn lên có thể là chuyên gia tâm lý học, nhà tư vấn hoặc bác sĩ. Năng khiếu về tự nhiên: Những trẻ nhạy bén với thay đổi thời tiết hoặc phân biệt thành thạo những trạng thái, sắc thái khác nhau của số lượng lớn những vật thể khác nhau được xem là có năng khiếu về tự nhiên. Trong tương lai, những đứa trẻ này sẽ trở thành những nhà nghiên cứu khoa học xã hội tự nhiên, nghệ sĩ, hoặc thi sĩ. === Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai khi còn nhỏ tuổi và biết cách diễn đạt bản thân bằng cách dùng các từ khó và các mẫu câu phức hợp. Có khả năng tập trung vào một việc gì đó với thời gian khá dài. Có khả năng thuật lại một câu chuyện hay một sự kiện mạch lạc, rõ ràng và thậm chí sáng tạo phần kết ly kỳ nhưng vẫn hợp lý. Ghi nhớ chi tiết những sự kiện phức tạp để rồi có thể mô tả lại một cách sinh động sau một khoảng thời gian dài. 3/ Yêu cầu đối với người giáo viên để có thể làm tốt công tác chăm sóc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để có thể phát hiện và bồi dưỡng tốt cho các cháu có năng khiếu được phát triển tốt nhất đó là một điều vô cùng khó khăn. Giáo viên mầm non được coi là người thầy đầu tiên cùng với cha mẹ trẻ xây dựng nền móng ban đầu của nhân cách con người. Để hoàn thành sứ mệnh của người xây dựng nền móng ban đầu giúp trẻ hình thành, phát triển tốt những gì được coi là tố chất, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, giáo viên cần có chuyên môn vững, phẩm chất đạo đức tốt, được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đạt trình độ chuẩn theo quy định của ngành, đủ sức khỏe để đảm đương công việc chăm sóc giáo dục trẻ, luôn cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ, biết tự kiềm chế trong công việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên phải có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề và thương yêu trẻ, tôn trọng đối xử công bằng với trẻ, luôn có chí hướng phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân. === Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai năng tự giải quyết vấn đề. 4/ Biên soạn tài liệu, giáo án giúp trẻ có năng khiếu được phát triển tốt hơn. * Để phát triển năng lực toán: Trong lớp tôi có cháu Hoàng Thi Quỳnh Như qua quá trình chủ nhiệm lớp tôi thấy cháu có trí nhớ rất tốt về các con số. Một lần trong giờ hoạt động ngoài trời tôi có hỏi cả lớp “Cô đố các con hôm nay là thứ mấy” cháu nhanh nhẹn trả lời. Và tôi tiếp tục đặt câu hỏi với cháu “Vậy ngày mai sẽ là thứ mấy và ngày bao nhiêu” và tôi rất bất ngờ vì cháu đã trả lời ngay không mất nhiều thời gian. Từ đó tôi đã xây dựng bộ câu hỏi, đề bài tương ứng với khả năng của các cháu. VD: Với đề tài chia nhóm có số lượng 8 thành 2 phần Đối với trẻ bình thường cô cho trẻ chia làm 2 nhóm theo yêu cầu hoặc theo ý thích. Đối với trẻ có khả năng tốt về toán cô có thể yêu cầu cháu chia thành nhiều phần khác nhau và nêu kết quả chia. Hay tư duy về cấu trúc số: Trẻ bình thường đếm tiến, lùi yêu cầu, trẻ có năng khiếu về toán nói số liền trước, số liền sau của số. Hình ảnh: Giờ học toán của các cháu * Phát triển năng khiếu âm nhạc, vận động. === Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai VD: Như màu sắc của con vật, hoa quả hình dáng khác nhau của chúng. Sau đó tôi cung cấp các phương tiện màu sắc, bút giấy, đồ thủ công để trẻ thực hiện. Trong quá trình thực hiện tôi gợi ý để trẻ có thể thể hiện khả năng sáng tạo của mình. Hình ảnh: Giờ tạo hình của cháu * Năng khiếu về quan hệ con người. Trong mỗi giờ đón trẻ hay giờ cột tóc cho các cháu lúc ngủ dạy tôi thấy rằng cháu Lâm Lương Thị Nga rất hay trò chuyện với cô, cháu hay hỏi cô vì sao cô lại thế này, vì sao cô lại thế kia. Cháu cũng rất hay kể chuyện ở nhà mẹ như thế nào, bố như thế nào, ngoài ra còn kể cô nào thương con cô nào không thương. Là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi nắm được cháu là một cô bé rất dễ thương, ngoan hiền, học giỏi đều các môn và được rất nhiều người quý mến, cháu cũng rất biết quan tâm đến mọi người. Chính vì thế tôi thường xuyên trò chuyện với các cháu, luôn quan tâm dành thời gian để trả lời các câu hỏi của các cháu. Động viên các cháu tích cực quan tâm đến bạn bè. Mỗi khi trong lớp có trẻ mắc lỗi tôi thường gọi cháu Nga và nói cháu ngồi nói chuyện tâm sự với bạn và khuyên bạn để bạn tốt hơn. Tôi hay tập cho cháu cách điều khiển các hoạt động trong lớp như cho cháu làm người quản trò khi tham gia chơi hoạt động ngoài trời. Hay cho cháu điều khiển lớp thảo luận trong tiết học. === Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai của trẻ về cuộc sống để thúc đẩy trẻ vươn tới chiếm lĩnh tri thức mới. Chính vì thế ngoài những đồ dùng sẵn có tôi tận dụng những nguyên liệu ở dạng phế liệu sẵn có của địa phương. VD: Sơ mướp để làm các con vật chai nhựa làm phương tiện giao thống, que đè lưỡi là bàn ghế Hình ảnh: Đồ dùng, đồ chơi tự tạo Đồ dùng đồ chới có màu sắc kích thức phù hợp, an toàn không độc hại, và có thể sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau. Qua đó luôn hấp dẫn kích thích tính tò mò của trẻ. Ngoài ra tôi thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học điều này quả đã mang lại cho trẻ sức hấp dẫn mới lạ, làm trẻ hứng thú nhiều, tiếp thu được bài học tốt nhanh. Trẻ tích cực hoạt động cũng như kích thích được tư duy trẻ phát triển. 6. Thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên và gia đình trẻ. Trong quá trình bồi dưỡng cho trẻ có năng khiếu về các lĩnh vực việc gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh là việc làm hết sức cần thiết. Vì nếu không có sự liên kết với gia đình thì giáo viên sẽ không thể biết được hoàn cảnh sống, các tính, những đặc điểm của trẻ từ khi sinh ra đến khi trẻ bắt đầu đi học như thế nào, phụ huynh cũng sẽ không nhận thấy được tầm quan trọng của việc === Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai các cháu ở những nơi đông người, trẻ có tinh thần đồng đội Với những hoạt động ngoại khóa này đã được đông đảo các bậc phụ huynh ủng hộ nhiệt tình Hình ảnh: Các bé tham gia các cuộc thi do trường tổ chức 8. Thường xuyên trao đổi và học hỏi đồng nghiệp. Để mở rộng vốn kiến thức của mình tôi thường trao đổi và học hỏi đồng nghiệp trong những giờ nghỉ, để trau dồi kiến thức và vận dụng vào thực tế khi chăm sóc giáo dục các cháu 2.4/ Kết quả của việc 1/ Kết quả của việc ứng dụng đề tài: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận được những kết quả như sau: * Về bản thân: Qua thực hiện những giải pháp nêu trên bản thân tôi đã rút ra được === Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai Tìm hiểu tài liệu để biết được những biểu hiện chứng tỏ trẻ có khả năng đặc biệt hay năng khiếu bẩm sinh. Thực hiện tốt vai trò của người giáo viên để có thể làm tốt công tác chăm sóc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Biên soạn tài liệu, giáo án giúp trẻ có năng khiếu được phát triển tốt hơn. Tạo môi trường vui chơi học tập cho trẻ thoải mái. Thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên với phụ huynh. Bồi dưỡng phát triển các năng khiếu cho trẻ qua các hoạt động ngoại khóa cho cháu. Thường xuyên trao đổi học hỏi đồng nghiệp. 3.2. Những kiến nghị đề xuất: * Đối với PGD & ĐT huyện cư Jút Cấp đồ dùng đồ chơi, trang trang thiết bị dạy học nhất là máy tính, máy chiếu để phục vụ cho giảng dạy Xây dựng đầu tư trang thiết bị vật chất, xây các phòng thực hành năng khiếu cho trẻ. Tổ chức nhiều cuộc thi như : “Hội thi bé khỏe bé ngoan” “Bé với đồng dao ca dao” “Cô duyên dáng, bé dễ thương” “Bé với an toàn giao thông” “Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ” Tổ chức các đợt tập huấn về cách phát hiện, bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu. * Đối với BGH trường Đệ Nghi BGH tham mưu với các cấp có thẩm quyền đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhất là máy tính, máy chiếu. Tổ chức các cuộc thi cấp trường cho trẻ : “Hội thi bé khỏe bé ngoan” “Bé với đồng dao ca dao” “Cô duyên dáng, bé dễ thương” “Bé với an toàn giao thông” “Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ” === Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_boi_duong_nang_khieu.doc