Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

doc 18 trang skkn 08/10/2024 630
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ 
 LÀM TRUNG TÂM CHO TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON
 Quảng Bình, tháng 3 năm 2019 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội của đất nước ta có sự phát triển 
không ngừng làm cho ngành Giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng 
cũng đẩy dần từng bước củng cố và phát triển. Để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào 
thời đại của nền văn minh trí tuệ, thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất 
nước, và mục đích chung của Giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của 
trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, một mặt đáp 
ứng các nhu cầu phát triển tổng thể hài hoà của trẻ về các mặt: thể chất, ngôn ngữ, 
nhận thức, thẩm mỷ, tình cảm-xã hội. Mặt khác chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào lớp 1.
 Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thông qua hình thức “học mà chơi, 
chơi mà học” trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá 1 cách tích 
cực về thế giới. Quá trình khám phá và học hỏi của trẻ diễn ra thông qua nhiều hoạt 
động Để giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách tốt nhất và có hiệu 
quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non, việc lập kế 
hoạch giáo dục, tổ chức các hoạt động vui chơi, hợp tác với phụ huynh trong việc 
chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu.
1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp:
 Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là một 
chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, 
nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ 
được phát triển toàn diện, không chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi 
dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ”. Và như 
chúng ta đã biết, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, 
tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có 
hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng đều có thể thành công. Trẻ 
học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng 
thú và đang thực hiện. Chính vì thế, với quan điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng 
biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được học bằng nhiều cách khác nhau”, vì vậy dạy 
cho trẻ mầm non cần được tiếp cận với phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” là một 
việc làm hết sức cần thiết.
 Căn cứ vào nhu cầu và khả năng phát triển của trẻ 5-6 tuổi, đây là lứa tuổi kỳ 
diệu, trẻ rất hiếu động tò mò, muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội. 
Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo: chơi giữ vai trò hoạt động chủ đạo, giữa hoạt 
động vui chơi và hoạt động học tập chưa có ranh giới rõ ràng. Khác với người lớn, trẻ 
em thật sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức tiền khoa học trong trường 
mầm non theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. tin, tích cực, chủ động, tư duy, sáng tạo, thích thú tìm tòi, khám phá trong quá trình 
tham gia các hoạt động giáo dục ở trường, ở lớp.
 Giáo viên có khả năng tự thiết kế kế hoạch giảng dạy để dạy trẻ đạt kết quả tốt 
nhất. Căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định 
mục tiêu, nội dung cụ thể trong từng hoạt động và đảm bảo tốt mục tiêu giáo dục đề 
ra. Có nhiều sáng tạo trong việc trang trí lớp học và làm đồ dùng phong phú, đa dạng 
mang tính giáo dục và thẩm mỹ cao.
1.2: Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp: 
 Việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động một 
cách tích cực là hết sức cần thiết. Phạm vi tôi nghiên cứu đề tài này là trong trường 
mầm non, tích lũy, áp dụng và tôi đang tiến hành nghiên cứu, áp dụng đối với trẻ 5-6 
tuổi tại đơn vị tôi đang công tác, đề tài này đã được áp dụng cho các giáo viên trong 
trường và có thể áp dụng rộng rãi cho các trường bạn trong huyện, trong tỉnh.
 II. PHẦN NỘI DUNG
2.1: Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
 Thực hiện nâng cao chất lượng chuyên đề “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, 
đòi hỏi các giáo viên cần phải đẩy mạnh công tác xây dựng môi trường giáo dục phù 
hợp đảm bảo công tác chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
Ở lứa tuổi Mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi” thông 
qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung 
quanh trẻ.
Tùy thuộc vào từng lứa tuổi, kinh nghiệm sống của từng đứa trẻ và điều kiện thực tế 
ở lớp mà giáo viên lựa chọn chủ đề, đề tài cho phù hợp, phát huy tính tích cực ở từng 
đứa trẻ qua các hoạt động nhằm giáo dục trẻ phát triển toàn diện.Chương trình giáo 
dục mầm non mới là lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho mỗi đứa trẻ được hoạt 
động tích cực phù hợp với sự phát triển của bản thân trẻ, đáp ứng tối đa nhu cầu và 
hứng thú của trẻ trong quá trình giáo dục.
 Thực tế cho thấy việc tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm 
đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy và phương 
pháp giải quyết vấn đề. Nếu trẻ được tạo nhiều cơ hội tự tham gia trải nghiệm khám 
phá, thì như vậy trẻ đã có thể được phát triển tư duy sáng tạo, giúp trẻ có nhiều cơ 
hội phát triển ngôn ngữ, tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, thể chất, phát triển nhận 
thức. Những lợi ích đó có liên hệ trực tiếp với phương pháp dạy của các giáo viên, đó 
chính là cách tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
 Năm học 2018 - 2019 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 
tuổi, gồm 35 cháu, trong đó số cháu nam 15 cháu, nữ 20 cháu. Để xây dựng một môi Qua điều tra khảo sát kết quả cho thấy như sau:
 Nội dung Tỷ lệ
 - Trẻ tự tin, chủ động tham gia các hoạt động 55%
 - Kỹ năng thực hành vận dụng của trẻ 30%
 - Trẻ tham gia các hoạt động còn rụt rè, nhút nhát. 15%
 Chưa mạnh dạn trong giao tiếp.
 Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm là một nhiệm vụ 
hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đảm bảo 
chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu 
giáo dục đã đề ra, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong 
nhà trường, nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non 
theo yêu cầu phát triển của ngành học mầm non, tôi đã sử dụng một số biện pháp và 
cách làm sau:
Từ những việc khảo sát tình hình thực tế ở lớp cũng như việc tiến hành để xây dựng 1 
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho hoàn hảo về vật chất lẫn thẫm mĩ, để 
trẻ được hoạt động một cách tích cực, kiến thức của trẻ được bổ sung và củng cố 
phong phú, giúp trẻ phát hiện ra nhiều điều mới lạ hơn.
 2.2: Các giải pháp:
 Muốn thực hiện các hoạt động một cách có khoa học và có hiệu quả bản thân tôi 
trước hết lập ra kế hoạch cho mình: Gồm có kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch 
tuần và kế hoạch ngày.
 Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến 
khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Muốn làm tốt điều đó bản thân tôi đã 
đưa ra những biện pháp như sau:
2.2.1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
 Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản 
thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được điều đó 
mỗi giáo viên tích cực tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu phải tự tìm tòi sách báo, và các 
phương tiện thông tin đại chúng để trau dồi kỷ năng, kiến thức, nâng cao tay nghề, 
nghiệp vụ cho bản thân, tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên đề giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm do Phòng giáo dục và tổ chuyên môn của nhà trường tổ chức. 
Từ đó, tôi tự rút ra những ưu điểm của phương pháp dạy "Lấy trẻ làm trung tâm" và 
đưa vào thực hiện ở lớp từ việc lập kế hoạch giáo dục đến việc trang trí môi trường hình, tranh lô tô các loại, bộ đồ dùng học toán cho cô và trẻ, vở toán...), đồ dùng cá 
nhân như: ( khăn lau mặt, bàn chải răng, ca uống nước...) theo Thông tư 02 quy định 
để phối hợp với nhà trường và phụ huynh mua sắm đảm bảo cho trẻ học tập. Trong 
quá trình thực hiện, còn thiếu những đồ dùng gì thì chúng tôi trực tiếp tham mưu đề 
xuất để nhà trường có kế hoạch mua bổ sung cho lớp đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo 
dục trẻ trong nhà trường. 
 Bên cạnh đó tôi còn tự làm một số đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn với trẻ 
để phục vụ cho quá trình dạy học của mình. Đồng thời động viên, kêu gọi phụ huynh 
đóng góp nguyên vật liệu để giáo viên làm đồ dùng. Nhờ đó, số lượng đồ chơi, đồ 
dùng lớp tôi đã được tăng lên và phục vụ đầy đủ cho quá trình hoạt động của trẻ, tạo 
cho trẻ hứng thú với các hoạt động do cô tổ chức, nhờ đó chất lượng giáo dục trẻ 
được nâng lên.
2.2.3: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu đa dạng hấp dẫn tận dụng phế liệu, vật 
liệu từ thiên nhiên và có sẵn ở địa phương.
- Trên thị trường có rất nhiều đồ chơi, đồ dùng cho trẻ mầm non, đa dạng về hình 
dáng màu sắc, phong phú về chủng loại. Nhưng không phải các đồ dùng đồ chơi mua 
sẵn ở ngoài thị trường đều đẹp, đều tốt, chúng không phong phú về chất liệu mà lại 
tốn kém về kinh phí. Để đáp ứng theo nhu cầu hoạt động của trẻ ngoài những đồ được 
nhà trường cấp phát thì bản thân tôi đã chuẩn bị thêm nhiều đồ dùng đồ chơi tận dụng 
phế liệu từ thiên nhiên và có sẵn ở địa phương để trẻ hoạt động 1 cách hứng thú và 
tích cực.
- Muốn cho trẻ hoạt động tích cực và hiệu quả thì ngày từ đầu năm học bản thân tôi 
phối kết hợp phụ huynh và các cô trong cụm để làm ra cho trẻ những bộ đồ dùng đồ 
chơi bắt mắt.
- Kế hoạch cụ thể: Tôi rà soát lại những đồ chơi, đồ dùng sẵn có ở trong lớp, những 
đồ dùng nào nên mua những đồ dùng đồ chơi nào cần làm để phục vụ cho hoạt động 
giáo dục của trẻ.
- Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Ngoài những vật liệu 
phải mua để làm thì tôi tận dụng: bìa catston, chai nhựa, hộp sữa,, hộp rau câu, vợt 
muỗi để làm đàn, can dầu, bịch sữa tắm, can nước giặtTận dụng những 
nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương như: vỏ ngao, vỏ hến, đá cuội, rơm 
khô, lá cây khô, chiếu.tất cả những nguyên vật liệu cần được đảm bảo an toàn về 
tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối vơi trẻ. Từ những 
nguyên vật liệu trên tôi đã làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ.
Ví dụ: Tôi dùng can dầu, can nước giặt để làm ra làn, xoa tưới nước, thuyền cho trẻ 
hoạt động. Hoặc chai nhựa kết hợp với xốp tôi làm những chiếc máy bay, còn các 
hộp sữa tôi kết lại thành đoàn tàu, ô tô. Hộp váng sữa tôi làm các chậu để đúc hoa. - Trước đây: Cô ghép mẫu sau đó trẻ ghép theo mẫu của cô.
 - Với hình thức lấy trẻ làm trung tâm giáo viên thực hiện như sau:
 + Trẻ ghép theo ý thích của trẻ (Trẻ có thể ghép 2 hình tạo thành 1 hình, có 
thể ghép 4 hình tạo thành một hình học mới...)
 + Trẻ ghép theo yêu cầu của cô (Cô chỉ nói yêu cầu trẻ thực hiện)
 + Cho trẻ ghép hình sáng tạo. (Ngoài những gì trẻ ghép vừa rồi trẻ có thể 
sáng tạo ghép thành những hình khác như trẻ ghép hình ngôi nhà, xe ô tô, bông 
hoa...)
 - Hoạt động âm nhạc: Lựa chọn nội dung các hoạt động (hát, vận động, nghe 
hát hoặc trò chơi âm nhạc) phải phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ. Nếu giáo 
viên không thuộc bài hát thì sử dụng băng đĩa cho trẻ nghe, giúp trẻ cảm thụ bài hát 
trọng vẹn hơn. Khi lựa chọn đồ dùng âm nhạc phục vụ cho phần vận động phải có tác 
dụng thiết thực tránh ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng vận động trong quá trình 
kết hợp giữa hát và vận động.
 - Hoạt động khám phá: lựa chọn nội dung khám phá gần gũi, dựa trên cơ sở 
vốn hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ, giúp trẻ hứng thú tìm tòi, khám phá; tránh lựa 
chọn nội dung quá khó, không sát với thực tế của trẻ. Hệ thống câu hỏi cần giúp trẻ 
suy nghĩ, giải quyết vấn đề, thu hút trẻ vào đối tượng cần khám phá nhằm phát triển 
tư duy cho trẻ. Tổ chức khám phá dưới nhiều hình thức và được xen kẽ giữa các hoạt 
động để trẻ không nhàm chán.
 Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá quả cam.
 Nếu như theo cách dạy truyền thống trước đây giáo viên sẽ truyền đạt kiến thức 
cho trẻ biết như quả cam có màu gì, dạng hình gì, quả cam có những đặc điểm như 
thế nào, mùi vị quả cam ra sao...Sau đó trẻ mới nhắc lại những kiến thức mà cô đã 
dạy. Nhưng bây giờ theo theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, cô cho trẻ quan sát 
quả cam, sờ mó, nếm, ngửi mùi vị của quả cam. Sau đó cô cho trẻ tự nhận xét về 
những gì mình đã quan sát, trải nghiệm được. Cô có thể phân trẻ từng nhóm nhỏ để 
cho trẻ thực hành cắt quả cam, trẻ có thể dùng quả cam đã cắt đó để tự pha nước cam.
 * Hoạt động ngoài trời:
 Tùy theo nội dung hoạt động, không nhất thiết phải theo chủ đề, giáo viên có 
thể lựa chọn nội dung, hình thức phong phú, phù hợp thời điểm, thay đổi nội dung ở 
các buổi trong tuần, giúp trẻ hứng thú tham gia; trò chơi vận động, trò chơi dân gian, 
hoạt động tham quan, quan sát môi trường, thiên nhiên, chăm sóc cây xanh, vườn 
rau... tạo cơ hội cho trẻ được tự do khám phá một cách tự nhiên hứng thú và sáng tạo, 
giúp trẻ phát triển toàn diện: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm kỹ năng xã hội 
và thẩm mỹ.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_g.doc