Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

docx 21 trang skkn 23/02/2024 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm I. Phần mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục trong trường mầm non là hết sức cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện, chính vì vậy khi xây dựng môi trường học tập cần phải hướng vào trẻ để’ trẻ được chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” Các nhà giáo dục đều phải thừa nhận một điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để’ giáo dục trẻ 0-11 tuổi đó là lấy trẻ làm trung tâm và ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy sự phát triể’n tính chủ động, khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề cho trẻ. Các cách tiếp cận tốt thường thể’ hiện tính tích hợp cao và kết nối việc học với thực tế đời sống của trẻ. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục không ai khác là đội ngũ giáo viên đây chính là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 của ngành học mầm non là tiếp tục thực hiện nền giáo dục có chất lượng trong chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Muốn làm được diều đó cần phải xây dựng một môi trường học tập giúp trẻ thích thú khi được tham gia các hoạt động bên trong và bên ngoài lớp học một cách tích cực. Tuy nhiên, khi xây dựng môi trường bản thân cũng vấp phải những hạn chế nhất định như: lúng túng trong việc bố trí trang thiết bị chưa phong phú, trẻ ít được tham gia vào các góc chơi, thiết kế các góc chưa linh hoạt, khai thác chưa hiệu quả, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động còn mang tính gò bó trẻ, chưa biết áp dụng hình thức gợi mở lấy trẻ làm trung tâm Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Họa Mi”. 2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu của việc nghiên cứu là giúp cho trẻ được học tập trong một môi trường thuận lợi sạch sẽ an toàn thân thiện đầy tình yêu thương mà ở đó trẻ được tôn trọng và tự do thể hiện được giá trị của bản thân. Đưa ra một sô giải pháp giúp trẻ tiếp xúc với môi trường lớp học an toàn thân thiện mà ở đó trẻ là trung tâm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 1, trường Mầm non Họa Mi 4. Giới hạn của đề tài -Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm -Học sinh lớp lá 1 trường Mầm non Họa Mi, xã Quảng Điền. - Thời gian từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân1 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm khác ). Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trương vật chất và môi trường xã hội. Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ thẩm mĩ, đạo đức, xã hội. Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính trị, văn hóa, các mối quan hệ giúp trẻ hình thành nhân cách của mình. Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình. Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, song đều quan trọng đối với giáo dục mầm non. Theo tôi, môi trường đó cần phải cung ứng các điều kiện cần thiết để kích thích và phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt. qua đó, nhân cách trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi. Đối với nhà giáo dục, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để họ phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn, trong từng thời kì. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Năm học 2017-2018 tôi được giao phụ trách lớp lá 1 với tổng số 44 cháu, 19 nữ 25 nam. Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy rằng đa số các cháu còn rụt rè rất nhiều, không dám thể hiện bộc lộ ý kiến cá nhân vì sợ sai. Môi trường hoạt động học tập vui chơi còn nhiều hạn chế. Nên tôi thường xuyên thay đổi môi trường học tập trong và ngoài lớp với nhiều đồ dùng đồ chơi hình thức đa dạng và phong phú nhằm giúp trẻ hứng thú hơn. Bản thân được tham gia tập huấn trong các đượt tập huấn về làm đồ dùng đồ chơi, và cũng có chút khéo tay trong việc trang trí sắp sếp xây dựng môi học tập vui chơi của trẻ, đã tham gia nhiều cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp học đạt giải cấp trường cấp huyện. Có đầu tư nghiên cứu trong việc làm đồ dùng đồ chơi, trình bày trang trí môi trường khoa học, đẹp mắt, phong phú, đa dạng, thường xuyên thay đổi các đồ dùng đồ chơi sắp xếp môi trường học tập vui chơi mới mẽ để tạo hứng thú cho trẻ, phục vụ cho việc học tập vui chơi của trẻ có hiệu quả. Tuy nhiên trẻ dễ hứng thú hoạt động nhưng mau chán, chỉ tập trung sự chú ý trong thời gian ngắn. Đa số trẻ là con em dân nông thôn, ít được tiếp xúc với môi trường ngoài xã hội hiện đại, cơ hội để thể hiện bản thân còn hạn chế nên trẻ còn nhút nhát khi tham gia vào hoạt động. Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân3 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ chú - Trẻ hoạt động tích cực ở môi 14/44 31.8% 25/44 56.8% 5/44 11.4% trường được xây dựng. - Kĩ năng sử dụng môi trường trong các hoạt động. 23/44 52.3% 15/44 34.1% 6/44 13.6% - Trẻ hứng thú tích cưc tham 12/44 27.3% 22/44 50% 10/44 22.7% gia vào hoạt động. Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể’ chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiể’u biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn. Hiện tại, từ những thực trạng trên tôi sẽ tiếp tục khai thác vận dụng các điều kiện thuận lợi khó khăn để từ đó phát triển thêm một số biện pháp, giải pháp khác nhau nhằm khắc phục những hạn chế mà đề tài đã đưa ra. 3.Nội dung và hình thức của giải pháp: a.Mục tiêu của giải pháp Từ những nguyên nhân yếu tố thực trạng trên nên tôi chọn những biện pháp giải pháp nhằm mục đích giúp trẻ có được môi trường thuận lợi nơi đó mình là trung tâm của sự quan tâm ưu tiên giúp trẻ phát triển toàn diện về 4 mặt. Để trẻ bước đầu bước vào lớp 1 thuận lợi. Khi thực hiện đề tài này thành công sẽ giúp cho trẻ hứng thú phát huy tính tích cực vào các hoạt động sinh hoạt và học tập. Giáo viên thì ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn từ đó làm cho nhận thức của phụ huynh thay đổi về việc cho trẻ đến trường không chỉ được học học ăn ngủ mà còn được tham gia các hoạt động khác một cách đầy hứng thú và được tôn Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân5 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm + Nhánh1: Một số loài hoa + Nhánh 2: Rau củ quả bé thích + Nhánh 3: Cây xanh và môi trường sống -Mỗi tuần phải trang trí 1 nhánh với hình ảnh phù hợp với đặc điểm của từng chủ đề nhánh khác nhau (có thể là sản phẩm của trẻ). Khi trang trí ba chủ đề nhánh xong qua chủ đề khác thì bóc dần từng nhánh một và dán chủ đề mới vào. - Hình ảnh sưu tầm phải rõ ràng, màu sắc đẹp, có thể dán tên gọi ở mỗi bức tranh để tích hợp chữ viết vào, khuyến khích sản phẩm của trẻ tự làm. - Hình ảnh dán phải vừa tầm mắt của trẻ, không quá cao, không quá thấp. + Xây dựng các góc hoạt động trong lớp: Trong lớp học không thể thiếu các góc chơi của trẻ nên cần đảm bảo đủ số lượng góc cho trẻ chơi. Tùy theo không gian, diện tích của lớp có thể bố trí góc chơi hợp lý. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên. Bố trí các góc linh hoạt để có thể di chuyển được. Cần đảm bảo an toàn cho trẻ, có đủ đồ chơi và phương tiện đặc chưng của từng góc. - Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn . Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn luyện kỹ năng. - Trong lớp tôi đã bố trí các góc như sau: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào, các góc cần có không gian hoạt động lớn xen kẻ với các góc cần diện tích nhỏ Ví dụ: Góc xây dựng và góc phân vai ở gần nhau và xa góc sách, góc xây dựng tránh lối đi lại. Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài trời. - Các góc có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để’ bảo đảm an toàn và vận động của trẻ. -Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động. Ví dụ : Sử dụng giá dựng đồ chơi trong lớp quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi. Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên. - Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để’ tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. - Đặt tên các góc phải đơn giản, dễ hiể’u và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực hiện Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Tết mùa xuân” góc sách có thể’ đặt “Thư viện ngày xuân” nhưng khi sang chủ đề “Thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “Thư viện của các loại hoa” + Đồ chơi, đồ dùng ở các góc - Phong phú về thể loại: Tự làm, mua sẵn, lá cây, hột, hạt, len, vải vụn để khuyến khích trẻ trải nghiệm. Nên có đồ dùng đã hoàn thiện và chưa hoàn thiện để trẻ chơi. - Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn. Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân7 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm - Mang sắc thái vùng, miền: Nguyên vật liệu của địa phương (đưa ản phẩm của địa phương vào). -Tận dụng nguyên vật liệu dễ tìm phù hợp với địa phương để làm đồ chơi cho trẻ (ví dụ: các loại nông sản tại địa phương như bắp lúa để cháu có thể làm hột hạt để sắp thành các chữ cái, các hình học , các loại lá cây để làm đồ chơi dân gian như các con vật, các loại mủ đội đầu, các loại đồ chơi cho trẻ chơi) tạo môi trường giáo dục thân thiện, an toàn giúp trẻ được chăm sóc và phát triển tốt nhất. Góc địa phươngvới các nguyên liệu có sẵn tại địa phương + Trang trí trong các góc chơi - Trang trí phải linh hoạt, hấp dẫn trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên giúp trẻ hứng thú trong quá trình hoạt động học tập vui chơi. - Trang trí phải giúp đở và hổ trợ trẻ trong quá trình vui chơi học tập. Ví dụ : Góc học tập tôi đã cắt các chữ cái mà trẻ hay lẫn lộn kết hợp với đó là hình ảnh gắn liền với chữ cái đó như chữ “b” thì gắn liền với quả bóng, chữ “p” thì tương ứng cái đèn pin hay chữ “d” gắn liền với hình ảnh chú dế dễ thương nhằm giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu hơn về chữ cái đó. Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân9 SKKN: Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tâm, mong muốn đạt được đó là diện tích đất trong nhà trường, diện tích sân vườn và diện tích các khu vực bổ trợ cho hoạt động ngoài trời của trẻ. - Môi trường ngoài lớp phải thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí trong lành. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường. Ngoài ra, môi trường giáo dục cũng cần tạo cho trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý: được yêu thương, được tôn trọng và đáp ứng các nhu cầu chính đáng. - Không gian ngoài lớp học luôn hấp dẫn trẻ ngay từ ngày đầu đến trường, vì vậy giáo viên đã trang trí các mảng tường dọc hành lang của lớp bằng các hình ảnh để giáo dục trẻ các hành vi văn minh, các chuẩn mực đạo đức. Mặc dù trẻ chưa biết đọc chữ nhưng chỉ cần nhìn vào các hình ảnh đó là trẻ phân biệt được hành vi đúng, hành vi sai, việc gì nên làm và việc gì không nên làm. - Những năm trước thì khoản không gian ngoài trời chưa được quan tâm chú trọng, chủ yếu được trang bị vài trò chơi liên hoàn theo Thông tư 02 của chính phủ, nhưng để mua sắm các trò chơi đó thường tốn khá nhiều kinh phí nên số lượng trò chơi còn hạn chế. - Đặc biệt năm nay trường tôi tiến hành làm mô hình thí điểm môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ vui chơi và học tập rất đa dạng, phong phú, kích thích sự phát triển của trẻ qua các trang thiết bị ngoài trời; kích thích các vận động khác nhau của trẻ. Tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá, đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế liệu.Tôi cùng đồng nghiệp mình đã tạo nên cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Cụ thể từ những khoản sân bê tông khô khan với bàn tay của giáo viên đã tạo nên bức tranh sinh động phong phú với những trò chơi dân gian không gian trải nghiệm cuộc sống, làm bể cát, bể nước, trò chơi đu tay ném bóng vào rổ. Các trò chơi đó không dùng để trang trí đơn thuần mà để trẻ được tự do lựa chọn các hình thức phù hợp với sở thích và khả năng của bản thân. Ngoài ra còn dùng chúng nhằm giáo dục trẻ biết yêu cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, đoàn kết chia sẽ không gian chơi cùng nhau. - Tuy nhiên việc sắp xếp, bố trí các khu vực hoạt động cho trẻ cũng cần phải được tính toán phù hợp với khuôn viên của nhà trường và tận dụng tối đa cơ hội cho trẻ được trải nghiệm với các thiết bị trên sân. - Ngoài ra lớp tôi còn có 1 góc thiên nhiên để trẻ được tự tay cùng cô trồng, chăm sóc cây, biết khi nào cây cần được tưới nước, cây trồng để làm gì, từ đó tính tự giác, tính độc lập của trẻ được phát triển. Người thực hiện: Trịnh Thị Ngọc Hân 11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_g.docx