Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng điện tử cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng điện tử cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng điện tử cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non
1 I. Đặt vấn đề 1. Tính cấp thiết phải tiến hành sáng kiến Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư trang bị ti vi, máy tính và nối mạng internet tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là kiến thức về các phần mềm ứng dụng, từ đó áp dụng vào việc giảng dạy, nhằm tạo sự hứng thú và kích thích được sự tò mò khám phá của trẻ. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục "Dạy học lấy trẻ làm trung tâm" một cách dễ dàng. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế bài giảng và giảng dạy trên máy tính với những hình ảnh sinh động, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ. Thông qua bài giảng điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Đó chính là lý do, mục đích thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu SKKN: “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng điện tử cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non” 2. Mục tiêu của đề tài. Nghiên cứu vấn đề này là để tìm ra và lựa chọn một số biện pháp phù hợp với trẻ để nâng cao chất lượng của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng điện tử cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non. nói chung cũng như hoạt động tạo hình nói riêng. Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Từ đó nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong nhà trường. Phát huy khả năng sáng tạo của trẻ trong việc từng bước làm quen và sử dụng công nghệ thông tin cho trẻ. Từ đó có những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng. 3. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được áp dụng cho trẻ 3 – 4 tuổi tại lớp mẫu giáo 3 tuổi C2 trường mầm non Kim Sơn, năm học 2020 – 2021 Tổng số trẻ là 36 cháu. 3 các phương pháp giáo dục tiên tiến vào trong hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục nên việc tiếp cận, học tập, vận dụng và sáng tạo các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin được thuận lợi . * Khó khăn - Việc tự nghiên cứu các phần mềm hoặc các tính năng của phần mềm mất nhiều thời gian công sức trong việc tìm tư liệu lẫn thiết kế. - Không phải giáo viên nào cũng có khả nằng tìm hểu cũng như ứng dụng các phần mềm trong giảng dạy. - Có những giáo viên ngại học, ngại tìm hiểu nghiên cứu để nâng cao trình độ, bằng lòng với những kiến thức mình đã có. - Nhà trường có phòng tin học để hoạt động tương tác giữa trẻ và cô trong giờ học bằng bài giảng điện tử. - Trình độ Tiếng Anh của giáo viên còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn và khai thác tài liệu trên Internet. - Xuất phát từ thực trạng đó, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng bài giảng điện tử cho trẻ 3 – 4 tuổi trong trường mầm non”. Trước khi tiến hành thực hiện đề tài này tôi tiến hành khảo sát học sinh nhằm phân loại học sinh từ đó lựa chọn những hoạt động phù hợp với khả năng và nhận thức của trẻ. Qua khảo sát đầu năm tại lớp tôi với số trẻ là 36 cháu thì kết quả như sau: Bảng 1: Kết quả kháo sát thực tế trước ki thực hiện đề tài: Chưa Nội dung khảo sát Số trẻ Đạt Tỷ lệ Tỷ lệ đạt - Trẻ đạt mục đích - yêu cầu và 15/36 41,6% 21 58,4% 21/36 hứng thú với hoạt động. - Khả năng hiểu biết và sử dụng một số phần mềm tin học của giáo viên 1/3 33,3% 2 66,7% 2/3 trong trường. 2. Các giải pháp thực hiện sáng kiến để giải quyết vấn đề. Từ những kết quả khảo sát như trên tôi thấy phần lớn trẻ chưa hứng thú trong hoạt động học. Từ đó dựa vào vốn kiến thức của bản thân có được khi được học ở trường, có được trong thực tế đi dạy học đặc biệt sau những lần được bồi dưỡng chuyên môn về CNTT, tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ giúp trẻ tiếp thu được kiến thức tốt vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu “Một số biện pháp 5 2.1. Micosoft Power Point 2016. Sự cải tiến của phiên bản PowerPoint mới nhất 2016 với những tính năng mới khiến giáo viên dễ tìm được các nguồn tài liệu phong phú phù hợp với các hoạt đọng của trẻ tại lớp . (Giao diện của powerpoint 2016) PowerPoint 2016 thực sự có một số nâng cao sẽ làm cho những giáo viên trình diễn cảm thấy tuyệt vời PowerPoint 2016 có 3 tính năng: Để có những tính năng tuyệt vời như vậy chúng ta tải cài đặt office 365 1. Bộ Icon phong phú nhiều chủ đề tuyệt đẹp. Icon (Bộ Icon) Để lấy được bộ Icon đó chúng ta vào Insert chọn Icon thì hiện ta bảng có các Icon, cón nhiều chủ đề khác nhau. Các Icon có thể thay đổi màu sắc và có thể phóng to thu nhỏ,để cho giáo viên lấy hình ảnh dữ liệu các hoạt động khám phá ,các hoạt động sống động gần gũi với trẻ . 2. Tính năng 3D trên powerpoint 2016 Tính năng 3D giúp bài giảng điện tử của bạn không còn nhàm chán, thiếu trực quan. Tính năng 3D sẽ đưa bạn và người nghe tiếp cận một cách dễ dàng với những hình ảnh . Tìm hình 3D - Đây là một tính năng mới được cập nhật của Office 2016, có rất nhiều hình ảnh bằng giấy rất đẹp có thể sử dụng trong hoạt đông khám phá, làm quen với văn học 7 (Silde siêu liên kết) Tùy chọn số lượng silde liên kết sau đó ta chon Insert => hiện ra silde sau đó ta định dạng các kiểu dáng khác nhau rồi kích vào silde đó và phóng to lên và đó là tính năng siêu liên kết. Hoặc ta muốn chọn tổng hết các siêu liên kết vào Insert chọn Summary. *Cách chỉnh sửa ảnh trong Powerpoint 2016 Ví dụ: Chỉnh sửa hình ảnh của các nhân vật trong truyện ba chú lợn. - Đầu tiên mở 1 file PowerPoint có sẵn hoặc tạo mới, sau đó chèn ảnh vào qua menu Insert > Picture > Insert Picture from File: (lấy ảnh cần chỉnh sửa) - Sau đó, mở tab Format Picture và nhấn tiếp Remove Background PowerPoint thực hiện khá tốt việc này phụ thuộc vào các vùng màu khác nhau trong bức ảnh, xác định phần nền và phủ màu tím lên đó. (Ảnh gốc) - Nếu cần tùy chỉnh thêm 1 chút nữa, tôi dùng chức năng Mark Areas to Remove và chọn những phần còn lại cần xử lý trong bức ảnh. (Chỉnh sửa ảnh) 9 - Bước 1: Mở Slide có chứa Video cần cắt, sau đó vào tab Playback và chọn Trim Video - Bước 2: Hộp thoại Trim Video xuất hiện (Cắt video) - Bước 3: Tại đây tôi có thể tùy chình cắt bỏ video của mình bằng cách kéo thanh màu xanh và màu đỏ. Hoặc các bạn có thể nhập chỉ số thời gian vào ô Start time và ô End time (Cắt video) - Bước 4: Để xem trước video tôi kích nút Play (có hình tam giác) hoặc nút tua nhanh video - Bước 5: Sau khi đã cắt xong tôi nhấn OK để hoàn tất. (Video hoàn tât) Vậy là tôi đã có 1 video hoạt động làm quen với toán được phù hợp với trẻ. 11 Bước 2: Nhấn Play để nghe, và đến khúc nào muốn chọn thì nhấn Pause, tiếp đến nhấn Begin (chọn đầu bản nhạc). Bước 3: Nhấn Play để nghe tiếp và đến khúc muốn cắt thì nhấn Pause, tiếp đến nhấn End (chọn cuối bản nhạc). Bước 4: Chọn Cut. Bản nhạc sẽ được xuất ra trong đường dẫn bạn chọn trong Output. Như vậy tôi chỉ mất có vài giây là sẽ có đoạn nhạc cần cắt.Thực hiện nội dung trên giúp tôi chọn được các bản nhạc yêu thích thực hiện các hoạt động trong ngày cho trẻ Tương tự với các bài hát khác, tôi có thể thấy sự hào hứng của trẻ trong hoạt động học thể dục. Trẻ được nghe và tập theo nhiều bài hát. Mỗi bài hát lại ứng với một động tác khác nhau. Điều này đã gây cho trẻ hào hứng với hoạt động học. - Như vậy chúng ta có thể thấy rằng phần mềm này rất đơn giản, dễ sử dụng. Phần mềm này có thể tự động đổi đuôi nhạc nên sẽ không phải sử dụng đến phần mềm đổi đuôi. 3.3. Phần mềm Proshow Producer 9.0 - Proshow Producer là 1 trong những phần mềm làm video tốt nhất hiện nay. Với dung lượng nhỏ, nhưng có nhiều hiệu ứng đẹp Proshow Producer 9 sẽ giúp tôi tạo ra những video ấn tượng từ những hình ảnh, file nhạc, 13 Khi sử dụng phần mềm này tôi vô cùng thích thú bởi hiệu ứng ảnh của phần mềm này rất đẹp và phong phú. Điều này làm cho video của tôi trở nên thu hút và hấp dẫn với trẻ. Ví dụ : Tôi làm một video vè hình ảnh và các loại hoa để dạy tiết khám phá khoa học theo chủ đề “Thực vật”với phần mềm này để làm một video như vậy rất đơn giản,đẹp mắt với hình ảnh ,âm thanh sống động. Bước 1: Bạn mở chương trình Proshow Producer 9.0 (Làm video hoạt động khám phá chủ đề “Động vật”) Bước 2: Vào Folder list và chọn những hình ảnh mà giáo viên muốn làm video. Kéo các hình ảnh xuống Slide list. (Chọn hình ảnh và kéo hình ảnh xuống Slide list) Bước 3: Tạo hiệu ứng cho hình ảnh. Vào AB tạo hiệu ứng cho từng hình ảnh và thời gian chạy hình ảnh đó là bao nhiêu giây. Sau đó nhấn Apply (Tạo hiệu ứng) Bước 4: Để chèn nhạc chúng ta vào Foder list File list –> Chọn bài hát rồi kéo xuống đoạn video. 15 Kết quả cụ thể: Bảng so sánh và đối chứng kết quả trước và sau khi thực hiện đề tài: Trước khi thực Sau khi thực Nội dung hiện hiện Ghi chú Số trẻ Tỉ lệ Số trẻ Tỷ lệ - Trẻ đạt mục đích - yêu cầu 15/36 41,6% 34/36 94,4% Tăng52,8 % và hứng thú với hoạt động. - Khả năng hiểu biết và sử dụng một số phần mềm tin 1/3 33,3% 3/3 100% Tăng 66,7 % học của giáo viên trong trường. Khi thiết kế các giáo án điện tự tôi đã tham khảo ý kiến của ban giám hiệu, của các đồng nghiệp, cùng trao đổi bàn bạc để đưa ra được nhiều trò chơi vào các môn học dạy trẻ. Các giáo án điện tử được ban giám hiệu nhà trường, cùng với các chị em trong tổ chuyên môn đánh giá cao. Qua đó tôi rút ra được một số bài học cho bản thân: Mạnh dạn áp dụng những hiểu biết của mình vào giáo án điện tử hàng ngày sau đó sẽ rút ra nghững gì mình phải làm để tốt nhất cho trẻ. Giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy tất cả các hoạt động của trẻ . Khi thiết kế các bài dạy phải căn cứ vào nhận thức thực tế của trẻ để đưa ra những hình thức bải giảng phù hợp với từng độ tuổi. Luôn bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành vi tính để xử lý kỹ thuật tốt hơn. Tham khảo các tài liệu, phầm mềm ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn. Luôn tìm tòi ý tưởng từ trẻ để đề ra các hoạt động thiết thực và ứng dụng được ở nhiều hoạt động khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi. Thường xuyên rèn luyện bản thân, kỹ năng dạy, thao tác, rèn luyện giọng nói. Đồ dùng dạy trẻ phong phú sáng tạo hấp dẫn với trẻ. Luôn tạo đuợc môi trường học bằng chơi, chơi mà học . Có sự sáng tạo trong mỗi hoạt động, luôn có sự đổi mới trong phương pháp dạy trẻ. 4. Hiệu quả của sáng kiến 4.1. Hiệu quả về khoa học Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy giúp giáo viên khai thác sử dụng tốt với công nghệ thông tin và truyền thông khi giảng bài trên lớp. Có thể lưu và in
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_th.docx