Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ mầm non 3-4 tuổi ở trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ mầm non 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ mầm non 3-4 tuổi ở trường mầm non
7 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP: “CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẰM PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ” Quảng Bình, tháng 4 năm 2020 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp: Như chúng ta đã biết, đối với trẻ em, hoạt động vui chơi chính là hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng là trẻ cần được thoả mãn về nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ, tôi thấy tổ chức cho trẻ các trò chơi là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa, đặc biệt là các trò chơi dân gian. Đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó, đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui đối với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh trẻ tươi đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. “Trò chơi dân gian” không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp trẻ hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Có thể nói “trò chơi dân gian là một loại trò chơi không thể thiếu được trong đời sống trẻ thơ, là hoạt động văn hóa được lưu truyền trong tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng”. Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng tạo điều kiện cho trẻ “vừa học, vừa gần gũi, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ tìm kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong tự nhiên”. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Nhắc đến tuổi thơ, chúng ta liền nhớ đến con trâu, cánh đồng và cánh diều thả gió với những trò chơi dân gian đầy lý thú. Thế nhưng, ngày nay, các em ở trong một xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chỉ quen với các thiết bị điện tử, các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian nữa hay không? Câu trả lời vẫn nằm ở chính chúng ta, những nhà giáo dục. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn qua những trò chơi dân gian là một việc làm hết sức cần thiết. Trong những năm qua, khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vẫn đang được triển khai sâu rộng trong các nhà trường. Ngoài những nội dung được nhà trường đang triển khai để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động. Một nội dung được coi là điểm nhấn của phong trào này là đưa trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Vì thế tôi chọn đề tài đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ mầm non 3-4 tuổi ở trường mầm non”. 3 b. Khó khăn: Ở lớp tôi phụ trách có18/21 trẻ bố mẹ làm nghề nông và đa số là người dân tộc thiểu số Bru - Vân Kiều nên ít quan tâm và còn xem nhẹ việc chơi của con cái, nên chưa tạo được sự tích cực từ hai phía. Hơn nữa 18/21 trẻ là năm đầu tiên đến lớp nên trẻ còn rụt rè chưa mạnh dạn để tham gia vào các hoạt động. Ngôn ngữ tiếng Việt, sự linh hoạt của trẻ có một số hạn chế, sự hứng thú của trẻ chưa bền. Mặc dù bản thân có vốn kiến thức và hiểu biết về các trò chơi dân gian nhưng vẫn chưa thật phong phú. Nhiều lúc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Nhưng bản thân vẫn chưa thật linh hoạt, sáng tạo. Mức độ chơi của các trò chơi dân gian không giống nhau, có trò chơi rất đơn giản, nhưng lại có trò chơi rất phức tạp, đòi hỏi người chơi phải có tính tư duy cao. Thời gian hạn hẹp, đa số trò chơi dân gian chỉ tổ chức lồng ghép cùng với các hoạt động. Lớp ghép nhiều độ tuổi khác nhau. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. Vẫn còn một số trẻ rụt rè nhút nhát không chịu tham gia vào cuộc chơi đòi hỏi tính tập thể cao. Kết quả khảo sát trước khi thực hiện sáng kiến: Nội dung Tỉ lệ trẻ đạt Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia trò chơi dân gian 8/21 =38% Hiểu biết về trò chơi dân gian 5/21 = 24% Trẻ tự tổ chức trò chơi dân gian với bạn 3/21 = 14% Phát triển thể lực 10/21 = 47% Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể 10/25 = 47% 2.2. Các giải pháp: Trong quá trình áp dụng đề tài và trong khi triển khai thực hiện tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại trường lớp, mặc dù còn nhiều khó khăn song với lòng yêu nghề, mến trẻ, tôi đã tìm ra một số biện pháp hữu hiệu khi thực hiện tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động cho trẻ 3-4 tuổi dựa trên những tiêu chí sau: + Trò chơi đơn giản, ngắn, luật chơi dễ hiểu. + Đồ chơi phục vụ trò chơi dễ kiếm tìm. + Trò chơi giúp trẻ củng cố và phát triển kỹ năng vận động của trẻ. + Trò chơi phải có sự tham gia của nhóm lớp. Thông qua những tiêu chí đó, tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp. Đó là: * Giải pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch giáo dục lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. 5 không phải bài đồng dao nào cũng mang lại ý nghĩa cho trẻ, song bài nào cũng phù hợp với tư duy trẻ thơ và hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: Trò chơi “Chi chi chành chành” trẻ hát “chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa, con ngựa đứt cương, ba vương ngũ đế.”. Câu hát chẳng có ý nghĩa rõ ràng thế nhưng khi thiếu đi câu hát thì trò chơi không thể diễn ra được. Với biện pháp “cho trẻ đọc thuộc lời ca” này . Tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian ở mọi lúc mọi nơi, vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: trò chuyện sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, trả trẻ chứ không chờ đến một tiết học cụ thể nào cả. Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi. * Chuẩn bị địa điểm chơi: Để trò chơi đạt kết quả cao thì việc chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi cũng rất quan trọng. Với loại hình trò chơi dân gian mang tính tập thể cao, thì số lượng trẻ chơi đông nên đòi hỏi địa diểm phải có diện tích rộng, như: “Kéo co, cướp cờ, mèo đuổi chuột” Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như “Chi chi chành chành”, “Tập tầm vông”, “Nu na nu nống”... Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. * Giải pháp thứ ba: Tổ chức các trò chơi phù hợp với từng hoạt động, từng chủ đề, chủ điểm: - Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung có chủ đích được tổ chức nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất. Hay ở hoạt động góc trẻ được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỷ năng chơi theo nhóm. Vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với tính chất của từng hoạt động. + Với hoạt động ngoài trời là hoạt động chơi được tiến hành ngay sau khi hoạt động chung được diễn ra, tôi đưa trò chơi dân gian vào, trẻ sẽ được tự do thể hiện sự khéo léo của mình khi vận động. Vì đây là môi trường phát triển thể chất tốt nhất cho trẻ, còn là dịp giáo viên rèn cho trẻ khả năng chơi theo nhóm và ý thức tập thể. Không gian rộng ngoài sân là điều kiện thuận lợi để tổ chức các trò chơi như “Mèo đuổi chuột”, “ Kéo co”. + Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “Kéo cưa lửa xẻ”, “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành chành”, “Nu na nu nống”. 7 + Giáo viên hướng dẫn rõ ràng, ngắn gọn, gây được sự chú ý của trẻ. + Trong qua trình chơi giáo viên thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ để kích thích sự hứng thú của trẻ. + Khi trẻ chơi thuần thục giáo viên cần tăng độ khó của trò chơi, để trẻ không nhàm chán và kích thích ý chí vượt khó của trẻ. + Giáo viên nên biết cách tổ chức thi đua giữa các đội để tạo sự hứng thú khi chơi. * Giải pháp thứ năm: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi: Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chành chành”, “Nhảy lò cò”, cũng tương tự như vậy.Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều. * Giải pháp thứ sáu: Phối kết hợp với phụ huynh để hướng dẫn trẻ chơi trò chơi dân gian. Để đảm bảo thông tin hai chiều giữa phụ huynh và giáo viên được thường xuyên, có hiệu quả thì việc phối hợp với phụ huynh là điều không thể thiếu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở gia đình. Cha mẹ là nguồn cổ vũ động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi tốt hơn. Thông qua các buổi họp phụ huynh, qua góc tuyên truyền, khi phụ huynh đón trả trẻ giáo viên trao đổi với phụ huynh, cho phụ huynh biết tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ. Hướng dẫn cho phụ huynh hướng cho con chơi trò chơi gì, chuẩn bị cho con đồ chơi nào. Nhờ phụ huynh dạy trẻ lời đồng dao lời nói, lời thơ của các trò chơi dân gian.Đến chủ đề nào thì giáo viên lại kết hợp với phụ huynh để sưu tầm những trò chơi mà phụ huynh biết, huy động thêm đồ dùng, đồ chơi, phế liệu gia đình có như các loại chai nhựa, bìa, lịch cũ, các loại vỏ sò ốcđể làm giàu thêm đồ chơi của lớp. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian vào các hoạt động trong ngày mang nhiều ý nghĩa thiết thực, nó có vị trí rất quan trọng trong đời sống vui chơi của tuổi thơ. Trẻ được tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ 9 - Để tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ nhằm phát triển vận động. Trước hết bản thân cô giáo phải thực sự yêu nghề mến trẻ, kiên trì, chịu khó. Phải nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi dân gian. Từ đó xây dựng kế hoạch, chương trình, lựa chọn những trò chơi phù hợp với thực tế, đảm bảo tính khoa học, tính cụ thể phù hợp với lớp mình phụ trách. - Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, đọc sách báo, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là phải thật hồn nhiên, linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức cho trẻ chơi thì mới thu hút được trẻ tích cực tham gia chơi. - Giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo cho trẻ chơi, phải sử dụng các thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ để giúp trẻ thích chơi. Điều đặc biệt là phải lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. - Cần sưu tầm, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ chơi thì hiệu quả mới cao. - Tùy theo từng hoạt động để lồng ghép tổ chức các trò chơi phù hợp với từng hoạt động đó cho phù hợp. - Phải làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp cùng phụ huynh để tạo điều kiện cho trẻ được tham gia vào trò chơi mọi lúc, mọi nơi, giúp trẻ thoả mãn nhu cầu vui chơi. Đồng thời kêu gọi sự hổ trợ mọi mặt của phụ huynh để xây dựng môi trường vật chất. 3.2. Những kiến nghị đề xuất Để việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường mầm non ngày một hiệu quả hơn. Tôi mong muốn tiếp tục được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn trong quá trình công tác. Hàng năm, tổ chức mở rộng bồi dưỡng chuyên đề đi sâu về trò chơi dân gian cho toàn bộ giáo viên được học tập, giao lưu tạo điều kiện để bản thân tôi cũng như chị em đồng nghiệp đúc rút kinh nghiệm. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi chơi các trò chơi dân gian nhằm phát triển vận động đã được thực hiện trong lớp, tại trường mầm non. Bên cạnh kết quả đã đạt được, song sáng kiến kinh nghiệm này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong có được những ý kiến góp ý chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, của Ban Giám hiệu nhà trường giúp tôi hoàn thiện hơn, vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình đến với trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn! 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan.doc