Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ở lứa tuổi 5-6 tuổi

doc 18 trang skkn 08/02/2024 2270
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ở lứa tuổi 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ở lứa tuổi 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mầm non ở lứa tuổi 5-6 tuổi
 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài. Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam nói chung huyện Lệ thủy nói riêng có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết tinh từ quá trình lao động và sinh hoạt của người Việt xưa, trong đó tích tụ cả trí tuệ và cả niềm vui sống của biết bao thế hệ. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè. Đồng thời nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở hơn, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em; tuổi thơ của các em sẽ có những kỉ niệm quý báu mà không bao giờ bị lãng quên trong suốt cuộc đời. Với những chức năng đặc biệt ấy, trò chơi dân gian rất cần thiết được giữ gìn, lưu truyền và các em chính là những người gìn giữ những di sản quý báu ấy của dân tộc. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mẫu giáo Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”, cuộc sống của trẻ không thể thiếu những trò chơi, chính nhờ các trò chơi mà cuộc sống của trẻ phong phú hơn, trẻ học được nhiều điều thông qua các cuộc chơi. Trong xã hội hiện nay, một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có rất nhiều các trò chơi hiện đại đến với trẻ thơ, chúng ta không thể phủ định rằng các trò chơi ấy không kích thích trí tuệ của trẻ phát triển, nhưng chính sự hiện đại ấy đã làm cho xã hội phức tạp của người lớn len lỏi trong tâm trí của các em, các em thiếu đi sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Vì vậy việc đưa các em trở về với sự hồn nhiên trong sáng của mình, đưa trẻ về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn 1 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu. Bản thân nhận thấy được sự cần thiết của tṛò chơi dân gian trong quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ mầm non. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giáo viên vẫn chưa có ý thức cải thiện những khó khăn. Cụ thể: trong thực tế từ nhiều năm qua trẻ chỉ hay chơi những trò chơi quen thuộc, lặp đi lặp lại nhiều lần nên dễ nhàm chán. Đa số các em còn rụt rè, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. Kĩ năng làm việc theo nhóm còn hạn chế, khả năng ứng xử trước các tình huống không linh hoạt. Trẻ Mầm non thường rất mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian. Tuy nhiên, khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi khi trẻ không còn hứng thú. Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi. Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động khác Trong mỗi lớp thường có những trẻ còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Chính vì những lý do trên mà việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non ở các trường Mầm non nói chung và trường Mầm non nơi tôi công tác nói riêng chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn. Năm học 2019 – 2020 được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường tôi 3 huynh không đồng đều, một số phụ huynh còn xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục con em. - Qua các hoạt động ở lớp, tôi nhận thấy các cháu chưa phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của mình còn rập khuôn, có thói quen thụ động và ỷ lại, Khi xây dựng đề tài này tôi đã tìm hiểu khả năng nhận biết của trẻ qua khảo sát một số tiêu chí của trẻ về các trò chơi dân gian như sau : Tổng số học sinh trong lớp là: 40 cháu Các tiêu chí Số trẻ đạt Tỷ lệ đạt được Ham thích, hứng thú với tròchơi dân gian 17/40 42,5 % Trẻ thuộc lời đồng dao, biết cách chơi đúng luật 14/40 35 % Mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động 13/40 32,5 % Thể hiện tinh thần đoàn kết 18/40 45% Biết tự tổ chức trò chơi 15/40 37,7 %% Sáng tạo trong khi chơi trò chơi 12/40 30 % * Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên: Số trẻ trong lớp quá đông nên giáo viên chưa quan tâm được đầy đủ đến từng trẻ, chưa xây dựng được kế hoạch tổ chức cho trẻ vui chơi một cách khoa học và kỹ lưỡng. Do cơ sở vật chất c̣òn hạn chế, diện tích lớp học nhỏ. Các đồ dùng đồ chơi cũ, thiếu và không gây được hứng thú cho trẻ chơi. Cô giáo chưa chủ động t́ìm kiếm các trò chơi, vẫn chỉ hạn chế ở những tṛò chơi có sẵn trong chương trình nên khi tổ chức các tṛò chơi dân gian bị lặp lại, thiếu sự đổi mới khiến trẻ không tập trung, thấy nhàm chán. Cách tổ chức của cô giáo chưa thực sự gây hứng thú, lôi cuốn trẻ. 2.2. Các giải pháp: * Giải pháp 1: Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi phù hợp với học sinh lớp lớn Như chúng ta đã biết trò chơi dân gian Việt Nam rất phong phú, đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ . Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc 5 * Hoạt động ngoài trời: Tôi lựa chọn những không gian rộng và thoáng đễ tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như các trò chơi “Bịt mắt bắt dê”, “ kéo co”, “Mèo đuổi chuột”. Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời muốn trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động đầu tiên tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trước đễ trẻ được thay đổi cách hoạt động cho trẻ chuyển sang hoạt động chính. + Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột, Kéo co Tôi hướng dẫn cho trẻ cách chơi và luật chơi. Cho trẻ chọn bạn làm Mèo, một bạn làm Chuột. Còn số trẻ còn lại làm nhà. Khi tôi hướng dẫn cách chơi xong tổ chức cho trẻ cùng chơi 2-3 lần. + Hoạt động chủ đích: Khi trẻ chơi xong cô chuyển hoạt động cho trẻ hoạt động chủ đích. + Chơi tự chọn. Tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi tự do. Với hình thức như vậy qua hằng ngày trẻ được chơi với các trè chơi tôi luôn thay đổi các trò chơi. Một tuần tôi lựa chọn 2-3 trò chơi đễ thay đổi cho trẻ chơi. Qua chơi trẻ được thay đổi nơi hoạt động, được phát triển thể chất, được phát triển trí tuệ và giữ nhìn di sản văn hóa của dân tộc. * Hoạt động góc: Ở góc học tập tôi luôn thay đổi cách tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “Kéo cưa lừa xẻ”, “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành chành” * Hoạt động học và hoạt động chiều (chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm): Tôi thường tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn đáp”, “Đếm sao”, “Đọc câu” . Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học. 7 của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại: “ Non cao đầy nước Đáy biển đầy mây Dưới đất lắm mây Trên trời lắm cỏ Người thì có mỏ Chim thì có mồm ” + Trò chơi “Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ chơi ở các nhóm theo trật tự cao dần lên và cộng lại trong phạm vi 10: bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai, cái hến ” sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn “đôi tôi, đôi chị ”, “ba lá đa, ba lá đề ”, “tám quả trám, hai lên chín” Bài tập đó có thể giúp trẻ đếm thành thạo trong phạm vi 10. * Môn âm nhạc: Ở môn âm nhạc tôi cần lựa chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò chơi: “Tập tầm vông” , “ Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn trâu xứ Quảng” Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ điểm của bài dạy. * Biện pháp 3: Chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ hoạt động - Chuẩn bị đồ dùng: Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ như trò chơi: “ Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non Trò chơi “ Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc 9 tuân thủ nghiêm túc một số yêu cầu cơ bản nhằm để trẻ được tham gia một cách tự nguyện, thoải mái và đạt được các yêu cầu giáo dục đặt ra. Đễ tổ chức một trò chơi thành công là người chơi muốn chơi, nắm vững luật chơi, nhiệt tình chủ động tham gia trò chơi. Vì vậy, trước hết giáo viên cần dùng những lời nói ngắn gọn, hài hước, dí dỏm giới thiệu tên trò chơi, mục đích ý nghĩa của nó. Tiếp theo cần nêu rỏ cách chơi và những "luật lệ" cần tuân thủ. Sau cùng là nêu trước ý định sẽ thưởng phạt những ai chơi tốt hay phạm luật. Dự kiến những tỡnh huống bất trắc và xử lý tình huống một cách hợp lý. Giáo viên phải di chuyển sao cho có thể quan sát được toàn bộ cuộc chơi, nhanh chúng phát hiện ra những trẻ lanh lợi, họat bát, dí dỏm làm nòng cốt cho cuộc chơi. Nghiêm túc tuân thủ luật chơi đảm bảo thực sự công bằng, bình đẳng, song vẫn vui vẻ, thoải mái và hào hứng. - Không áp đặt trẻ. Trước hết tṛò chơi phải hấp dẫn, gây hứng thú cho trẻ. Vui là một thuộc tính cơ bản của chơi. Khác với học tập và lao động, chơi là một hoạt động không mang tính bắt buộc. Trẻ đến với tṛò chơi hoàn toàn tự nguyện, thích là chơi chứ không ai ép buộc được. Tổ chức cho trẻ chơi điều cần nhớ là không áp đặt, g̣ò bó, đặt ra nhiều quy định buộc trẻ phải tuân theo. - Trẻ được chơi tự do. Tổ chức cho trẻ chơi tức là gợi ý, hướng dẫn sao cho trẻ tự chơi. Phát huy tính tự lực, chủ động của trẻ, khụng làm thay làm hộ. Vì chơi là một hoạt động độc lập của trẻ nếu trẻ được độc lập trong khi chơi, trẻ sẽ dễ dàng phát huy nhiều sáng kiến nỗ lực vượt qua mọi khó khăn và biết khắc phục mọi trở ngại trong quá trình chơi, qua đó trưởng thành về mặt ý chí. Nhưng để trẻ chơi tự do không có nghĩa là không theo dõi trẻ, để trẻ thích chơi như thế nào cũng được mà giáo viên cần bao quát, hướng trẻ tự do trong một khuôn khổ cho phép. - Thiết lập mối quan hệ giữa cô với trẻ và trẻ với các bạn Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn “xã hội trẻ em” đang được h́ình thành, thì các mối quan 11 chơi cô giáo phải chú ý đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là đối với những trẻ có thể lực yếu, hay ốm. Nếu thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi cô cần cho trẻ nghỉ ngơi, theo dõi sức khỏe của trẻ để biện pháp sử lý kịp thời. 2.3. Hiệu quả sáng kiến : Qua một quá trình tổ chức thực hiện với nhiều biện pháp trên đó mang lại kết quả cụ thể: Trẻ tích cực tham gia tìm hiểu các trò chơi dân gian Đa số các em nắm vững được cách thức chơi một số trò chơi dân gian Biết cách tổ chức trò chơi, thuộc được nhiều bài hát đồng dao Qua trò chơi giúp các em rèn được thể chất, phản xạ nhanh khéo léo, thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết gắn bó với nhau hơn . Sau giờ chơi các em có hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động học tập chất lượng học tập nâng lên rừ ràng Mở rộng kiến thức và có thêm hiểu biết về trò chơi dân gian Hứng thú tham gia các trò chơi một cách tích cực. Kết quả được đánh giá cụ thể như sau : Các tiêu chí Số trẻ đạt Tỷ lệ đạt được Ham thích trò chơi dân gian 40/40 100% Trẻ thuộc lời đồng dao, biết cách chơi dúng 38/40 95 % luật Mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động 39/40 97,5 % Thể hiện tinh thần đoàn kết 38/40 95 % Biết tự tổ chức trò chơi 36/40 90 % Sáng tạo trong khi chơi trò chơi 37/40 92,5% Từ kết quả trên cho thấy các bài đồng dao đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động, trẻ háo hức được tham gia vào các trò chơi dân gian mà cô giáo tổ chức. 13

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan.doc