Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường Mầm non Hoa Sen
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường Mầm non Hoa Sen
Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa Sen MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. Phần mở đầu 1 II. Mục đích nghiên cứu 2 Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3 I. Cở sở lý luận của vấn đề. 4 II. Thực trạng vấn đề . 4 III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 5 Phần thứ ba: KẾT LUẬN ,KIẾN NGHỊ 19 I. Kết luận. 19 II. Kiến nghị. 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 MỤC LỤC 23 1 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp Lá 1 Trường MN Hoa Sen của mình đã thôi thúc tôi đến với nghề “Nuôi dạy trẻ”. Tôi cảm nhận được từ đáy lòng, từ tâm hồn mình: “Nơi nào có tiếng hát, tiếng khóc, tiếng cười của trẻ thơ là nơi đó có sự ngây thơ, trong sáng và yên bình nhất”. Chính những điều đó đã mách bảo trái tim tôi đến với trẻ thơ và ước mơ thầm lặng đó đã trở thành hiện thực Và tôi bây giờ đã là một người mẹ, người cô của rất nhiều trẻ thơ Trong thời gian làm người mẹ thứ hai của trẻ tôi cảm thấy ở trẻ thơ, từng lời ca, tiếng hát như là một món ăn tinh thần đối với trẻ. Nó gần như là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục trẻ. Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc cho nên hoạt động học có chủ đích “Giáo dục âm nhạc” đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp Mầm non 1.2. Lý do thực tiễn Cùng với sự quan tâm chỉ đạo tốt của Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Krông Ana cũng như sự động viên khích lệ của Ban giám hiệu Trường MN Hoa Sen cùng với sự nổ lực của bản thân. Tôi đã và đang cố gắng tìm hiể’u những biện pháp thích hợp. Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động làm quen giáo dục âm nhạc. Vì âm nhạc tốt sẽ giúp trẻ dễ dàng cảm thụ tác phẩm âm nhạc, góp phần phát triền về mặt thẩm mỹ cho trẻ . Nhưng trong thực tế ở trường tôi dạy và một số trường trong huyện Krông Ana mà tôi đã có điều kiện để tiếp xúc qua, nhận xét bằng trực giác chủ quan của mình, việc giáo dục âm nhạc chủ yếu là dạy trẻ biết hát cùng cô một cách máy móc, chưa quan tâm đến các biện pháp giáo dục âm nhạc một cách có hiệu quả hơn. Vì lý do đó mà tôi đề cập đến “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 1 Trường Mầm non Hoa Sen” Xã Ea Bông, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk Lăk. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này trẻ mầm non lớp lá 1 (5-6 tuổi) tại Trường Mầm non Hoa sen, nghiên cứu về Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 1 Trường Mầm non Hoa Sen 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 1 Trường Mầm non Hoa Sen Thời gian nghiên cứu: Năm học từ tháng 9/ 2018 - tháng 2/ 2019. II. Mục đích nghiên cứu: Giáo dục âm nhạc cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng, tưởng chừng 3 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cở sở lý luận của vấn đề. Nghệ thuật âm nhạc, ngoài khả năng đem lại niềm vui, sự sảng khoái và nguồn nghị lực cho con người trong cuộc sống còn có tác dụng thức tỉnh tình cảm của con người qua những cung bậc hết sức tinh tế. Đời sống con người bao giờ cũng được nhìn nhận bằng hai mặt : Đó là đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Khi hai yếu tố đó được đáp ứng thì có thể nói rằng “đó là con người hạnh phúc”. Âm nhạc cũng là một món ăn tinh thần đối với đời sống của con người thêm phong phú. Những người thân có thể bộc lộ tình cảm với nhau qua âm nhạc. Có thể nói âm nhạc gắn với đời sống con người như một người bạn đồng hành và như một phần sự sống. Nhờ âm nhạc mà nhân loại xích lại gần nhau hơn. Giai điệu âm nhạc làm dịu lòng người, nhịp điệu rộn ràng của tác phẩm khiến lòng người phấn chấn, vui tươi. Đối với trẻ thơ, vị trí âm nhạc càng được khẳng định. Ngay từ lúc mới sinh ra, lời ru của mẹ đã là lời nhắn nhủ sự bình yên của trẻ. Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 3 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc này: Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các trẻ lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có trẻ yêu đến độ say mê, có trẻ lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục hiệu quả nhất góp phần phát triển năng lực thẩm mỹ, trau dồi đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Giáo dục âm nhạc tốt sẽ là công cụ tích cực để’ đưa vào ý thức của trẻ một cách sâu sắc mối quan hệ thẩm mĩ với âm nhạc, trẻ có khả năng lĩnh hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp, phân biệt cái hay, cái dở. Âm nhạc tác động đến tình cảm đạo đức của trẻ nhiều khi còn mạnh hơn cả lời khuyên, ví dụ: Muốn giáo dục trẻ chào hỏi ba mẹ, ông bà khi trẻ đi học về tôi có thể cho trẻ hát bài “Đi học về là đi học về, em vào nhà em chào cha mẹ ” qua đó giáo dục trẻ dễ dàng và trẻ sẽ nghe lời hơn 5 Người thực hiện: NguyễnThị Huyền nơi. Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiể’m tra khảo sát trên 24 trẻ tại lớp Lá 1, trong đó có 14 em là nữ, 24em là người đồng bào dân tộc thiểu số. Thống kê kết quả như sau: Khao sat một sô 'tiêu chí vêìinh vực giáo dục âm nhạc Nội Đạt Chưa đạt Ghi chú dung SỐ trẻ T1 lệ % SỐ trẻ T1 lệ % Khả năng nghe và cảm nhận 8/24 33% 16/24 67% âm nhạc 9/24 37% 15/24 63% Thể hiện tốt kỹ năng ca hát Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng 8/24 33% 16/24 67% thú khi tham gia hoạt động âm nhạc Việc cho trẻ hoạt động giáo dục âm nhạc giáo viên còn chưa đưa ra được nhiều trò chơi sáng tạo gây hứng thú cho trẻ và chưa lồng ghép tích hợp các phương pháp nên việc cảm thụ âm nhạc ở trẻ còn hạn chế tích hợp lồng ghép, thông qua hoạt động vui chơi chưa đạt hiệu quả cao. Những yếu tố khách quan khác làm cho thực trạng của đề tài còn tồn tại nhiều hạn chế. III Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Qua một thời gian tìm tòi, nghiên cứu tôi thấy rằng muốn gây được sự tập trung chú ý, sự hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động âm nhạc. Trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động, khơi dạy năng khiếu âm nhạc cho trẻ để tìm ra những biện pháp phù hợp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc và tôi đã đưa ra những giải pháp sau: 1. Giải pháp 1: Nâng cao trình độ chuyên môn để đưa giáo dục âm nhạc vào mọi lúc, mọi nơi phù hợp với trẻ l.l.Biện pháp 1: : Không ngừng học tập, bôi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho ban thân. Để bản thân nắm được mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, phương pháp về việc nâng cao chất lương hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ. Tôi tích cực tham gia vào các chuyên đề về giáo dục âm nhạc do nhà trường, các đơn vị tổ chức. Ngoài ra để’ nắm vững nội dung kiến thức và các yêu cầu về kỹ năng của “Giáo dục âm nhạc” một cách nhẹ nhàng, sinh động, tôi tham gia vào các hình thức do 7 trời mưa” như vậy trẻ sẽ thích thú giúp cho trò chơi vận động đạt kết quả cao hơn. Hình ảnh trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời Ngoài ra tôi lồng ghép những bài hát có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua các nội dung của bài hát đó. Ví dụ: Tôi cho trẻ dạo chơi quan sát cây xanh sau khi trẻ quan sát xong tôi cho trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” qua đó trẻ được cũng cố lại bài hát đã học, giáo dục trẻ thế nào là trồng cây, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, dần dần hình thành ở trẻ ý thức hứng thú quan sát, ham hiểu biết, phát triển tai nghe và thể’ hiện được tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh. * Hoạt động thể’ dục sáng : Hoạt động thể dục sáng được lồng ghép âm nhạc thì hiệu quả rất cao, các trẻ rất hứng thú tham gia, giúp tôi bớt mệt mỏi khi phải dùng các hiệu lệnh khác để hướng dẫn trẻ. Âm nhạc còn có tác dụng giúp trẻ biết chú ý theo đúng nhịp điệu của nhạc để thực hiện đúng các động tác thể dục một cách nhịp nhàng và Thể dục sáng sẽ đạt hiệu quả toàn diện ( kích thích trẻ hứng thú, sảng khoái bước vào một ngày mới. Các loại nhạc và bài hát tôi chọn cho thể dục sáng thường có tiết tấu vui, nhịp nhàng, và nhất là theo từng chủ điểm. Ví dụ như : Chủ điểm Trường mầm non tôi chọn bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” chủ điể’m gia đình kết hợp “Cả nhà thương nhau” Chủ điể’m bản thân tôi chọn bài “Tay thơm tay ngoan” chủ điể’m Mùa xuân kết hợp bài “Sắp đến tết rồi”. Chủ điểm Thế giới động vật kết hợp bài Con cào cào Chủ điểm hiện tượng tự nhiên thì bài hát “Nắng sớm” 9 * Trong tiết học âm nhạc. Muốn tiết học âm nhạc tốt, sôi động đòi hỏi người giáo viên như tôi phải nắm vững phương pháp, nội dung dạy môn âm nhạc. Trong mỗi tiết học âm nhạc tôi luôn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ âm nhạc, mũ cho trẻ đội phù hợp theo chủ đề. Ngoài ra tôi luôn đổi mới các tiết học của mình bằng nhiều cách khác nhau, tôi lồng ghép các trò chơi đan xen với các bài hát để’ trẻ vừa chơi vừa học như trò chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc gồm có các trò chơi “Nghe nhạc đoán tên bài hát” trò chơi đoán tên bài hát dựa vào các hình vẽ. Trò chơi rèn luyện thuộc tính âm nhạc thì tôi thường lồng ghép các trò chơi “Tìm xem nốt nhạc ở đâu” trò chơi “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật” Khi tôi cho trẻ tham gia các trò chơi âm nhạc tôi thường nêu rõ luật chơi, cách chơi. Trong khi chơi tôi thấy trẻ được tự do tìm cách thể hiện, giúp trẻ nắm được các quy tắc giao tiếp, ứng xử với bạn bè với cô giáo, có tinh thần tập thể’, tinh thần đoàn kết tương trợ cũng như các phản xạ được rèn luyện để’ ngày càng nhanh và chính xác hơn. - Trong hoạt động khám phá khoa học: Để giúp trẻ hiể’u về những đề tài của giờ hoạt động chung làm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò chơi thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như: Tìm hiểu “Vật nuôi trong gia đình” tôi có thể tích hợp các bài hát “Gà trống, mèo con và cún con” một ca khúc do Thế vinh sáng tác hoặc “Ai cũng yêu chú mèo” (Kim Hữu) “Con gà trống” của (Phạm Ngọc Triệu) hoặc đề tài “Tìm hiểu một số loài hoa” tôi có thể lồng ghép các bài hát “Hoa trong vườn” St (Văn Dung) hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra chơi vườn hoa” St (Văn Tấn) nhằm thu hút sự tập trung của trẻ, giúp trẻ cũng cố, làm quen các kiến thức mà trẻ đã và đang chuẩn bị học. Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non là chủ yếu tư duy trực quan, cho nên để tổ chức được các hoạt động âm nhạc thành công thì việc sắp xếp, tạo môi trường hấp dẫn sẽ lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ hứng thú muốn tham gia hoạt động là rất cần thiết. 2. Giải pháp 2: Tạo điều kiện cho trẻ được mạnh dạn trong quá trình tham gia hoạt động âm nhạc. l.l. Biện pháp 1: Gây hứng thú cho trẻ bằng trang phục, đạo cụ khi tham gia hoạt động âm nhạc. Mỗi chúng ta nói chung và trẻ em nói riêng được mặc đẹp, diện đẹp sẽ làm cho chúng ta tự tin hơn. Để trẻ yêu âm nhạc, hứng thú học âm nhạc thì ngoài phương pháp linh hoạt của việc dạy trẻ trên lớp thì việc giáo viên kết hợp cho trẻ được sử dụng trang phục cũng rất là quan trọng. Ví dụ: Khi dạy cho trẻ hát các bài dân ca quê hương nhẹ nhàng thì giáo viên có thể cho trẻ 11 1.2. Biện pháp 2:Tạo môi trường Sưu tầm, cải biên một sô trò chơi phục vụ âm nhạc trong giảng dạy. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc.Trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. * Trò chơi “Ô cửa bí mật” Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa Chuẩn bị'. Cho mỗi đội 1 xắc xô, rổ Cách chơi : Chia trẻ làm 3 đội, 3 đội trưởng của đội sẽ chọn ô cửa cho đội của mình nếu ô cửa nào được mở ra, bên trong ô cửa có hình ảnh gì thì đội đó có nhiệm vụ hát một bài nói về hình ảnh đó. Ví dụ: Mở ô cửa số 3 có hình ảnh thuyền thì hát một bài hát nói về thuyền như: Em đi chơi thuyền Nếu mở ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với hình ảnh trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một bông hoa. Tiếp tục đội kia chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn. * Trò chơi “Ai nhanh nhất” Chuẩn bị: Vòng, Xắc xô Cách chơi : Cô cùng trẻ tự do làm động tác vận động bật nhạc vận động theo ý thích khi kết thúc bản nhạc hoặc nghe tiếng xắc xô của cô phải nhảy vào vòng của mình. Trẻ nào không lấy vòng thì 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_cac_hoat.docx