Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non GV: Vũ Thị Hương I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ kính yêu đã từng nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”. Chính vì vậy giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay đã đổi mới cả về nội dung và phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Vì thế giáo dục trẻ theo hướng trải nghiệm là quá trình phối hợp hoạt động thống nhất giữa giáo viên và trẻ, trong đó trẻ chủ động, tích cực hoạt động và giáo viên với vai trò là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giúp trẻ chủ động tiếp nhận kiến thức, hình thành kỹ năng. Thông qua hoạt động trải nghiệm “học mà chơi - chơi mà học”, hoạt động này đã tạo cho trẻ niềm hứng thú tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh, vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp trong quá trình dạy học. Hoạt động trải nghiệm cũng là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Do đó, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Như vậy với vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển của trẻ, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ phải thường xuyên hơn, thiết thực hơn để tạo ra sự hấp dẫn, mới mẻ đối với trẻ. Vì vậy là một giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, mong muốn mang lại niềm cảm hứng, sự hứng thú tích cực trong các hoạt động trải nghiệm cho trẻ và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Cho nên, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”. Tôi quyết định lựa chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu thực trạng của việc trải nghiệm và áp dụng các biện pháp trải nghiệm để nâng cao vốn kiến thức và kỹ năng cho đa số trẻ ngoan và nề nếp. 2.2. Khó khăn: Kiến thức về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ còn hạn chế, giáo viên ngại tổ chức và hướng dẫn chưa được bám sát vào hoạt động cho trẻ Đồ dùng phục vụ cho hoạt động trải nghiệm cho trẻ chưa phong phú đa dạng, chủ yếu đồ dùng của trẻ là do giáo viên tự làm. Một số trẻ còn chậm chạm, nhút nhát, thiếu tự tin, chưa tích cực khi tham gia các hoạt động trải nghiệm. Trẻ trả lời chưa theo hiểu biết mà đang bị thụ động, bắt chước. Chương trình, hoạt động trải nghiệm chưa được gắn kết, xen kẽ vào các hoạt động trong ngày cũng như các ngày hội ngày lễ. Các hoạt động trải nghiệm tổ chức vẫn ít và chưa truyền tải được kinh nghiệm đến trẻ Trước khi áp dụng biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của trẻ với những tiêu chí cụ thể như sau: Bảng khảo sát thực trạng khi chưa sử dụng các biện pháp Trường Mầm non Tuổi Hoa Tổng số trẻ: 41 Lớp Mẫu giáo lớn A3 Mức độ đạt Số TT Nội dung khảo sát Chưa lượng Đạt % % đạt Trẻ hứng thú, mạnh dạn, chủ 1 động và tự tin khi tham gia hoạt 41 15 36,5% 26 63,5% động trải nghiệm Trẻ có hiểu biết về các họat 2 41 17 41,4% 24 58,6% động trải nghiệm Trẻ có kỹ năng khi tham gia các 3 hoạt động thực hành trải 41 15 36,5% 26 63,5% nghiệm. 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1. Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi thiết nghĩ mình phải có nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau như: Sưu tầm tài liệu về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm bằng tre, bằng gỗ, bằng võ dừa khô, xắc xô làm từ vỏ lon bia, các loại hoa múa cắt bằng xốp, mũ đội bằng dây chun, bằng dây ruy băng, trống gõ thì làm từ lon sữa, ngoài ra chuẩn bị các loại lá cây, dây len, hột hạt, vỏ ngao, que kem, vải vụn, vải nỉ... để cho trẻ có thể tự do sáng tạo đồ chơi theo ý tưởng của mình từ các nguyên liệu mà cô giáo cung cấp. Từ những đồ dùng đồ chơi đó tôi chuẩn bị theo từng chủ đề cho phù hợp với từng góc chơi và bố trí đồ chơi tại góc chơi đa dạng, không bị chồng chéo và không bị nhàm chán đối với trẻ, có như vậy mới kích thích trẻ tích cực hoạt động trải nghiệm ở các góc chơi. 3.3. Biện pháp 3: Lựa chọn và tổ chức các nội dung trải nghiệm phù hợp với các hoạt động trong ngày của trẻ. Để thực hiện bước này tôi đã chủ động xây dựng nội dung hoạt động trong ngày ở kế hoạch giáo tuần theo từng chủ đề cùng với các hoạt động học, hoạt động vui chơi, các hoạt động ăn ngủ và vệ sinh, hoạt động lao động. *Với hoạt động trải nghiệm trên tiết học: Tùy vào các tiết học cụ thể tôi lựa chọn hình thức cho trẻ trải nghiệm phù hợp, đồng thời khai thác và sử dụng triệt để môi trường sẵn có nhằm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học “Bé tìm hiểu về các giác quan”chủ đề : Bản thân. Thay bằng lối dạy truyền thống như: dạy bằng hình ảnh hoặc chỉ và gọi tên các bộ phận trên cơ thể... Thì tôi tiến hành tổ chức các hình thức cho trẻ trải nghiệm theo nhóm + Tìm hiểu khứu giác: Tôi cho trẻ ngửi mùi thơm của nước hoa? Sau đó hỏi trẻ: Con ngửi thấy gì? Nhờ vào bộ phận nào con cảm nhận được? Bộ phận đó có chức năng gì? Từ đó con rút ra bài học gì? + Tìm hiểu vị giác: Tôi chuẩn bị 3 cốc nước có 3 vị khác nhau tôi cho trẻ nếm vị của 3 cốc nước đó. Tôi hỏi trẻ: 3 cốc nước có vị gì? Nhờ bộ phận nào con biết được? Bộ phận đó có chức năng gì ? + Tìm hiểu thính giác: Tôi cho trẻ nghe âm thanh của các vật dụng và từ các hướng khác nhau để trẻ nghe và cảm nhận. Sau đó tôi đặt câu hỏi: Con vừa nghe thấy gì? Con nghe được là nhờ bộ phận nào? Con phải làm gì để bảo vệ tai nghe của mình? Ví dụ: Hoạt động làm quen tác phẩm văn học hoạt động kể chuyện Thay vì lựa chọn hình thức đa số trẻ chưa biết, tôi thường xuyên lựa chọn hình thức đa số trẻ đã biết để tổ chức. Từ đó, tôi tìm tòi được những hình thức phù hợp, phát huy khả năng sáng tạo của trẻ như: cho trẻ kể chuyện theo tranh, tham gia đóng kịch tái tạo lại các nhân vật trong câu chuyện. Được trải nghiệm với các tình huống, tính cách của nhân vật trong câu chuyện, khiến trẻ hứng thú say mê thể hiện và sáng tạo hơn, giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Góp phần hình thành kĩ năng Như các đồng chí đã biết, trong mỗi chủ đề thường được gắn với ngày hội, ngày lễ. Đó là cơ hội để chuyển tải đến trẻ ý nghĩa và giá trị nhân văn về truyền thống đạo đức của quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ và ý nghĩa các ngày lễ đó. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động như sau: - Ngày Tết Trung thu: Tôi cho trẻ thực hành bày mâm ngũ quả, múa lân, đóng kịch vui tết trung thu cùng với chú Cuội, chị Hằng - Ngày hội 20/10,20/11,8/3: Tôi cho trẻ múa hát, làm thiệp, xé dán hoa, làm nội trợ: Nhặt đỗ, bóc trứng, làm hoa quả dầm.... - Hoạt động “Bé tập làm chiến sĩ”chủ đề ngày 22/12: Trẻ được trải nghiệm làm các chú bộ đội,thực hiện khẩu lệnh và đội hình đội ngũ. Qua các trò chơi, giúp trẻ hiểu về những gian nan vất vả của các chú bộ đội trong khi thực hiện nhiệm vụ. Thông qua hoạt động, trẻ thấy được sự nhanh nhẹn, mưu trí, dũng cảm của các chú bộ đội và càng yêu quý các chú bộ đội hơn. - Ngày tết cổ truyền: Tôi cho trẻ trang trí cây hoa mai, hoa đào, tập gói bánh chưng, làm thiệp chúc mừng năm mới. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, mỗi một hoạt động trải nghiệm đều có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, tích lũy cho trẻ nhiều vốn hiểu biết về văn hóa, nghệ thuật, về tinh thần đoàn kết và đặc biệt là hình thành kỹ năng sống ban đầu cho trẻ. 3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ trải nghiệm. Cha mẹ cũng là những nhân tố tích cực trong việc tạo cho trẻ cơ hội để được trải nghiệm thực hành. Vì qua các hoạt động này giúp cho cha mẹ hiểu trẻ nhiều hơn, nó là sợi dây vô hình thắc chặt thêm tình cảm gia đình nên muốn cho trẻ trải nghiệm được tốt, có kỹ năng thực hành cuộc sống không có gì tốt hơn là giáo viên nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ các bậc phụ huynh. Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ tôi thường vận động sự tham gia của các bậc phụ huynh tương đối dễ dàng vì trẻ còn nhỏ nên được ông, bà, bố, mẹ đưa đi học hàng ngày và đối tượng ông bà là những người có kinh nghiệm và thời gian hơn để có thể phối hợp cùng giáo viên tổ chức cho trẻ các buổi thực hành trải nghiệm. Bên cạnh đó tôi còn lập Zalo nhóm lớp để tiện trao đổi liên hệ với phụ huynh. Vào những lúc ngoài giờ tôi thường xuyên gửi hình ảnh các hoạt động ở trường của trẻ để phụ huynh hiểu rõ hơn những hoạt động của con em mình ở trường. Từ đó, phụ huynh nắm bắt hơn chương trình giáo dục mầm non, thông cảm hơn với những khó khăn của các cô, tạo mối quan hệ gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên. Mức độ đạt Số TT Nội dung khảo sát Tỉ lệ Chưa Tỉ lệ lượng Đạt % đạt % Trẻ hứng thú, mạnh dạn, chủ 1 động và tự tin khi tham gia hoạt 41 36 88% 5 12% động trải nghiệm Trẻ có hiểu biết về các hoạt 2 41 37 90,2% 4 9,8% động trải nghiệm Trẻ có kỹ năng khi tham gia các 3 41 37 90,2% 4 9,8% hoạt động thực hành trải nghiệm 3. Về phía phụ huynh: Nhiệt tình, tích cực tham gia hỗ trợ và phối hợp cùng cô vào các hoạt động trải nghiệm trẻ. Tích cực sưu tầm các nguyên vật liệu thiên nhiên và cùng cô giáo làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ. Đã có thêm nhiều kiến thức trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung cũng như trong công tác phối hợp với giáo viên để hướng dẫn tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Ý nghĩa: Trong quá trình thực hiện các biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân là: Hãy thể hiện tình yêu thương trẻ bằng cách mang đến niềm vui cho trẻ mỗi ngày. Luôn thực hiện được việc lấy trẻ làm trung tâm để phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ trong mỗi tiết học. Bản thân chủ động hơn, linh hoạt hơn và sáng tạo hơn trong công tác soạn giảng cũng như tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Từ những việc làm thiết thực của bản thân, tôi đã tạo được niềm tin từ phía phụ huynh, luôn quan tâm, ủng hộ các hoạt động của trường, của lớp và đặc biệt là đã tham gia nhiệt tình vào các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Như vậy tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non là góp phần trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ, giúp cho trẻ sau này sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội, góp phần trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước Việt Nam. 2. Bài học kinh nghiệm Với những kết quả đạt được, bản thân tôi muốn nêu lên những kinh nghiệm chung nhất trong suốt quá trình thời gian công tác khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, giáo viên cần chú ý đến các điều kiện như: Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần. Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục tiêu cần đạt của
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_tra.docx