Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5 - 6 tuổi. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy của giáo viên. 3. Tác giả: 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Trẻ mầm non ở độ tuổi 5 - 6 tuổi. - Giáo viên có kiến thức và kĩ năng sư phạm, luôn có sự đầu tư, linh hoạt, sáng tạo trong công tác giảng dạy. - Sự quan tâm và phối kết hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh. - Cơ sở vật chất đầy đủ, đồ dùng đồ chơi ngoài trời phong phú, đa dạng. 7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 1 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: - Để áp dụng được sáng kiến này cần đảm bảo các điều kiện sau: + Sân chơi ngoài trời đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động. + Đồ dùng đồ chơi ngoài trời đa dang, phong phú về chủng loại. Đảm bảo đầy đủ để phục vụ cô và trẻ hoạt động trong các chủ đề. + Giáo viên nắm chắc phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trong trường mầm non. - Thời gian áp dụng sáng kiến: . - Đối tượng áp dụng: Trẻ 5 - 6 tuổi. 3. Nội dung sáng kiến: - Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5- 6 tuổi” có tính mới, tính sáng tạo ở hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời với nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm khám phá, thu hút được sự chú ý, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Cho trẻ quan sát và tiếp xúc trực tiếp với những sự vật gần gũi xung quanh trẻ chứ không chỉ nhìn tranh ảnh, hình ảnh nhàm chán với hình thức chủ yếu là xem và trả lời câu hỏi của cô. Tạo điều kiện cho trẻ đi thăm quan, trải nghiệm những khu di tích lịch sử, khu vui chơi, địa diểm công cộng tại địa phương. Trẻ được phân công và tham gia công việc chăm sóc khu vườn của bé với các cây cối và khu nuôi các con vật. Cung cấp cho trẻ kiến thức, kĩ năng lao động đơn giản. Tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm, làm nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ. - Khả năng áp dụng của sáng kiến: Đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi” không chỉ phù hợp với trẻ lớp 5 tuổi mà còn phù hợp với các khối lớp khác trong toàn trường và các lớp ở các trường trên địa bàn 3 5. Đề xuất, kiến nghị để thực hiện áp dụng, mở rộng sáng kiến: Đề xuất với chuyên môn nhà trường, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp để áp dụng tại các khối lớp trong trường. Đề nghị tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức chuyên đề để cho giáo viên học tập, nâng cao chất lượng cho trẻ hoạt động ngoài trời. Để sáng kiến có thể được mở rộng áp dụng tại các trường mầm non trong địa bàn thì bản thân tôi có kiến nghị với Phòng giáo dục thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề Hoạt động ngoài trời để giáo viên các trường có điều kiện tham gia học hỏi trao đổi kinh nghiệm. 5 1.2. Lý do về mặt thực tiễn. Trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ thì giáo viên thường tổ chức rất nhiều các hoạt động giáo dục. Trong đó, hoạt động ngoài trời có nhiều ưu thế để phát triển toàn diện cho trẻ mà các hoạt động khác không có được. Đây còn là một trong những hoạt động mà được trẻ mong đợi và hứng thú tham gia nhất. Hiểu được tầm quan trọng và những lợi ích giáo dục do hoạt động ngoài trời mang lại. Trong những năm học vừa qua, ở trường mầm non nơi tôi công tác hoạt động ngoài trời đã được tổ chức thường xuyên theo đúng thời gian biểu trong ngày. Nhà trường cũng đã có sự đầu tư, cải tạo môi trường sân chơi ngoài trời cho trẻ hoạt động như tăng cường trồng cây xanh, cây cảnh và bóng mát các khu vực vui chơi. Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời phong phú, đa dạng và được bố trí hợp lí. Phần lớn giáo viên đã nắm được phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời, biết tận dụng khai thác các đối tượng cho trẻ hoạt động. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động ngoài trời chưa thực sự đem lại hiệu quả tốt nhất. Bởi vì, giáo viên chưa có sự suy nghĩ, đầu tư để xây dựng một kế hoạch cụ thể, khoa học, phù hợp cho trẻ tại nhóm lớp mình phụ trách. Bên cạnh đó việc tạo môi trường, sử dụng nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động cũng chưa được quan tâm. Các nội dung cho trẻ hoạt động còn đơn giản, lặp lại chưa có sự mới lạ, hấp dẫn nên chưa thu hút được sự chú ý, hứng thú, tích cực của trẻ dẫn đến chất lượng các buổi vui chơi ngoài trời đạt hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, với vai trò là giáo viên giảng dạy lớp 5-6 tuổi tôi nhận thấy mình cần phải tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời với nhiều nội dung phong phú, sáng tạo, sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức. Tích cực, sáng tạo trong việc tạo ra môi trường, nguyên vật liệu mở và cách định hướng, gợi mở cho trẻ hoạt động. Tạo điều kiện để trẻ trải nghiệm, khám phá theo khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ. Có như thế mới tạo cho trẻ tích cực, hứng thú khi tham gia hoạt động đồng thời nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời. Cho nên tôi đã 7 làm thỏa mãn nhu cầu vận động, nhu cầu tìm hiểu và khám phá của trẻ. Khi được tham gia các hoạt động quan sát, khám phá, trải nghiệm bằng cách tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh giúp trẻ có những hiểu biết, những kiến thức bổ ích và hình thành các kĩ năng cơ bản. Trẻ được vui chơi, chạy nhảy, thỏa mãn nhu cầu vận động tạo cho trẻ sự nhanh nhen, hoạt bát và trở nên mạnh khỏe và thích ứng với mọi hoàn cảnh của môi trường. Bên cạnh đó, giúp trẻ được giao lưu với bạn bè, mọi người xung quanh, phát huy tinh thần hợp tác, chia sẻ và ý thức tập thể. Việc tổ chức có hiệu quả các buổi vui chơi ngoài trời cho trẻ là nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục đề ra cho các độ tuổi trong trường mầm non. 3. Thực trạng của vấn đề. 3.1. Thuận lợi: - Nhà trường đã trang bị, bổ sung nhiều đồ dùng, đồ chơi ngoài trời phong phú, đa dạng phù hợp với trẻ mầm non. - Phụ huynh quan tâm và ủng hộ nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động. Phối kết hợp với giáo viên để đạt kết quả cao trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. - Ban giám hiệu sát sao về chuyên môn, quan tâm về tinh thần, động viên, khích lệ giáo viên trong công tác. - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, hăng say trong công việc. Yêu nghề, mến trẻ, luôn hoàn thành tốt công việc được giao. - Giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo làm ra đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn do nhà trường và do các cấp tổ chức. - Trẻ đi học đều, có ý thức nề nếp tốt, ngoan ngoãn, khỏe mạnh. 9 Nội dung Số Trẻ hứng thú, Trẻ chưa hứng lượng tích cực thú, tích cực Hoạt động quan sát 30 11 37% 19 63% Hoạt động trải nghiệm 30 10 33% 20 67% Hoạt động thí nghiệm 30 9 30% 21 70% Hoạt động lao động, chăm sóc 30 10 33% 20 67% Chơi các trò chơi vận động 30 15 50% 15 50% Chơi tự do 30 17 57% 13 43% Từ những thực tế đã nêu trên, bản thân là một giáo viên đứng lớp tôi đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp nhằm thu hút sự chú ý, giúp trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động ngoài trời. Tạo cơ hội để trẻ chủ động tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. 4. Các biện pháp thực hiện. 4.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ. Kế hoạch tổ chức giờ chơi ngoài trời là công cụ giúp giáo viên chủ động trong việc tổ chức hoạt động ngoài trời. Một kế hoạch được xây dựng nghiêm túc sẽ không chỉ đảm bảo cho trẻ có một giờ chơi với nội dung phong phú, trẻ hứng thú tích cực mà còn giúp giáo viên nắm bắt được khả năng và kiểm soát được lượng vận động của trẻ khi tham gia hoạt động. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm tòi, lựa chọn các nội dung đề tài cho trẻ hoạt động ngoài trời phù hợp với từng chủ đề. Các nội dung đó phải đáp ứng được mục tiêu của chủ đề, phù hợp với lứa tuổi. Các nội dung được xây dựng cụ thể và đầy đủ vào nội dung hoạt động của kế hoạch chủ đề. Khi xây dựng kế hoạch cho các giờ chơi ngoài trời, tôi phân bố để các nội dung hoạt động, trò chơi vận động, trò chơi dân gian không bị lặp lại giữa các ngày trong tuần để tránh việc tạo sự nhàm chán cho trẻ. Ví dụ: Kế hoạch hoạt động ở chủ đề “Gia đình” với chủ đề nhánh là “Nhu cầu gia đình bé”. Các buổi chơi với nội dung được xây dựng như sau: 11 4.2. Tạo môi trường hoạt động và sử dụng các nguyên vật liệu để tổ chức hoạt động ngoài trời. 4.2.1. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ vui chơi ngoài trời. Môi trường hoạt động là toàn bộ không gian bên ngoài sân trường, vườn trường và ở cả bên ngoài khuôn viên của trường. Môi trường để tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời cần được tạo ra nhằm khơi gợi hứng thú, phát huy khả năng tìm tòi và khám phá của cả cô và trẻ. Một môi trường vui chơi chất lượng sẽ tối đa hóa mọi lĩnh vực học tập và phát triển của trẻ em cũng như đáp ứng khả năng và nhu cầu khác nhau của mỗi trẻ. Do đó, khi tạo môi trường vui chơi ngoài trời cần thỏa mãn được nhu cầu, hứng thú khám phá của mỗi trẻ để trẻ trải nghiệm thông qua các giác quan, các đối tượng phong phú, đa dạng ở thế giới xung quanh. Để môi trường vui chơi ngoài trời tạo điều kiện cho trẻ được phát huy tính tò mò, ham hiểu biết khám phá tôi đã sử dụng không gian ngoài trời một cách phù hợp, tận dụng mọi địa điểm ngoài sân trường để tổ chức cho trẻ làm thí nghiệm, khám phá, trải nghiệm Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ nội dung “Chơi với nước”, hoặc “Thí nghiệm vật nổi vật chìm” tôi sẽ bố trí cho trẻ hoạt động gần bồn rửa tay, khu vực có vòi nước chảy Hoặc với nội dung cho trẻ quan sát “Sự bay hơi của nước”, tôi tận dụng khoảng sân có ánh nắng mặt trời chiếu để cho trẻ dùng bút lông vẽ nước trên sân trường. Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động tôi thường xuyên quan sát, tìm hiểu, trò chuyện với trẻ để hiểu được cảm nhận cũng như nắm bắt được sở thích của trẻ để bố trí địa điểm hoạt động cho phù hợp với tâm lí của trẻ. Ngoài việc tạo môi trường phản ánh văn hóa địa phương, mang đậm bản sắc dân tộc nhằm tạo cho trẻ cảm giác thân quen, gần gũi thì môi trường còn phải đáp ứng sở thích, khả năng, luôn hướng đến trẻ như: dễ dàng, thuận tiện cho trẻ di chuyển, đi lại; sân 13 4.2.2. Sử dụng nguyên vật liệu cho trẻ hoạt động. Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời tôi luôn tận dụng các nguyên vật liệu, đối tượng quan sát, khám phá sẵn có trong tự nhiên như: khu vực sân trường có nhiều loại cây cảnh, cây hoa. Nơi đây có thể tổ chức cho trẻ quan sát cây, chăm sóc cây, cảm nhận thời tiết bằng các câu hỏi gợi mở như: Khi đứng trong bóng mát của cây con cảm thấy thế nào? Cây xanh đem đến cho chúng những lợi ích gì? Và bên dưới tán cây có những chiếc xích đu trẻ có thể ngồi chơi, thư giãn trò chuyện giao lưu với nhau Những khoảng sân chứa cát để tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi với cát như: luồn qua kẽ tay, làm bánh từ cát hay tạo hình cùng cát và nước, làm đồng hồ cát Những gốc cây sần sùi, khúc gỗ, đồ vật ngoài sân trường cũng mang đến cho trẻ nhiều cảm nhận, cảm hứng cũng như ý tưởng sáng tạo. Hoa lá, cỏ cây không chỉ đem đến cho trẻ nhiều cảm xúc mà còn là nơi thu hút nhiều loài côn trùng thú vị, tạo cơ hội cho trẻ được tìm hiểu, khám phá. Ngoài ra, tôi còn tận dụng các sự vật, hiện tượng xung quanh (nắng, mưa, gió ) để cho trẻ quan sát, trải nghiệm một cách thiết thực. Ví dụ: Ở sân trường có nhiều lá vàng rụng thì tôi đã tổ chức cho trẻ thi nhặt lá vàng, trò chuyện về những chiếc lá và tạo ra sản phẩm từ lá cây. + Chiếc lá này có màu gì? + Đó là lá của cây nào? + Tại sao lá lại rụng? + Con sẽ làm gì với những chiếc lá vàng này? + Con sẽ làm con gì từ lá cây? Con làm như thế nào? Ví dụ: Khi cho trẻ ra ngoài trời và gặp trời mưa thì tôi liền tổ chức cho trẻ quan sát trời mưa hay những hôm trời có gió to cũng tận dụng cho trẻ quan sát, trò chuyện, trao đổi với những câu hỏi như: Vì sao con biết có gió? Con có nhìn thấy gió được không? Như thế nào là gió mạnh, thế nào là gió nhẹ? 15 4.3.1. Hoạt động có mục đích. * Hoạt động quan sát: Ở những năm học trước, giáo viên thường tổ chức cho trẻ quan sát trong giờ chơi hoạt động ngoài trời một cách đơn giản, mang tính gò bó. Thường chỉ là tổ chức cho trẻ quan sát cây cối, đồ vật xung quanh đã trở nên quen thuộc với trẻ. Cho nên không thu hút được sự chú ý của trẻ, trẻ không hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Vì vậy, ngay từ đầu năm học này, tôi đã thực hiện việc thay đổi một số nội dung ở hoạt động quan sát. Cho trẻ được quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra xung quanh trẻ. Ví dụ: Quan sát công việc quét rác của cô lao công; quan sát công việc của các cô nuôi dưỡng; công việc của bác bảo vệ; quan sát phương tiện giao thông đi lại trên đường; quan sát trời mưa; quan sát những đám mây. Hoặc tổ chức cho trẻ quan sát các vật gần gũi và có sẵn ở các khu vực trong trường, sân trường, vườn trường như: xe máy, xe đạp, các cây xanh, cây cảnh, cây hoa, các con vật nuôi như chó, mèo, gà Điều này làm kích thích tính tò mò của trẻ, trẻ hứng thú, tích cực tham gia khám phá. Với việc tận dụng mọi đối tượng quan sát, tôi đã không còn phải tổ chức lặp đi lặp lại các nội dung cho trẻ quan sát trong các chủ đề. Không phải mất nhiều thời gian lựa chọn, tìm kiếm mà vẫn có những nội dung quan sát phong phú, đa dạng từ các sự vật, hiện hượng gần gũi xung quanh trẻ. Trong khi tổ chức cho trẻ quan sát, tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm của hoạt động, đưa ra những câu hỏi gợi mở để cho trẻ được tự quan sát, cầm, nắm, sờ . Trẻ tự đưa ra nhận xét, đánh giá, mạnh dạn tự nói lên ý kiến của riêng mình. Chính vì vậy, giáo viên cần có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về thế giới xung quanh để có thể cung cấp và giải đáp những thắc mắc của trẻ. Bên cạnh đó, tôi luôn chú ý phát huy tính tích cực của trẻ trong khi hoạt động bằng cách trao đổi, trò chuyện với trẻ về các kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ đã lĩnh hội được từ thực tế. 17
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_ngo.doc