Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non - Trường Mẫu giáo Kim Long
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non - Trường Mẫu giáo Kim Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non - Trường Mẫu giáo Kim Long
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Như chúng ta đã biết: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Đúng vậy, trẻ em là mầm xanh, là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ em ở độ tuổi Mẫu giáo là nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với người giáo viên mầm non. Bên cạnh việc chăm sóc giáo dục trẻ thì việc hình thành nhân cách cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng. Vì vậy di sản văn hóa truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau. Trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần chỉ là một trò chơi trẻ con mà nó còn chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Đó là những trò chơi bình dị, dễ chơi, đa số mỗi trò chơi thường kèm theo một bài hát đồng dao hay một bài vè ngắn, dễ nhớ, dễ thuộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Trò chơi dân gian ra đời và gắn liền cùng môi trường sống vốn rất gần gũi với thiên nhiên và con người Việt Nam để rồi tác động không nhỏ đến sự phát triển cả về thể chất, tâm hồn và trí tuệ các con. Đối với trẻ em, trò chơi dân gian có những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho trẻ thơ nhiều điều thú vị và bố ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Trò chơi dân gian trẻ em đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước 1 hình thức. Chưa thực sự dựa trên sự hứng thú của trẻ, chưa kích thích được tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ chỉ chú trọng vào phát triển thể chất là chính. Hơn nữa với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay, các trường mầm non đang thực hiên tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ ở các góc chơi sao cho đạt hiệu quả giáo dục cao. Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tôi mạnh dạng chọn đề tài nghiên cứu là. “Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non. Năm học 2018-2019. làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 5- 6 tuổi trong trường mầm non. Năm học 2018-2019 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Phạm Thị Trang - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0977.793.351 - Email: phamthitrang.c0kimlongb@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Trang 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 2/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến 7.1.1. cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ là một hoạt động thiết thực với trẻ. Trẻ mẫu giáo lớn có khả năng tham gia các trò chơi dân gian rất nhanh, nhạy. Thông qua trò chơi dân gian sẽ giúp trẻ hào hứng phấn khởi tham gia vào các 3 Nam và sưu tầm được rất nhiều trũ chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ mẫu giáo Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn coi học sinh như chính con đẻ của mình. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các đồng chí giáo viên trong tổ luôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, đã phần nào hiểu hơn về tầm quan trọng của bậc học mầm non 7.1.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, bản thân tôi thấy vẫn còn một số khó khăn sau: Tuy đã có nhiều cố gắng tuy nhiên cơ sở vật chất của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau, có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi. Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi. Đa số cha mẹ trẻ trong lớp làm nghề nông nên việc quan tâm dạy dỗ con em chưa được chú trọng. Bên cạnh đó với tâm lý con còn nhỏ chưa cần phải học nên ít quan tâm đến việc phối kết hợp với giáo viên cũng như ủng hộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên đề nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục cho con em mình. Và cha mẹ trẻ còn nói ngọng nên có ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Một vài cha mẹ trẻ chưa chú trọng đến công tác phối kết hợp với giáo viên như: quá nuông chiều trẻ nên thường cho trẻ đi học muộn, hoặc nghỉ học..... Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. 5 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM Tổng Đạt yêu Chưa đạt Tốt Khá Nội dung khảo sát số cầu yêu cầu tré Trẻ % Trẻ % Trẻ % Trẻ % TrÎ høng thó ch¬i 38 28 74 8 21 2 5 0 0 trß ch¬i TT Trẻ có kỹ năng chơi 38 22 58 14 37 2 5 trò chơi Trẻ có kỹ năng sáng 38 20 53 10 26 5 13 3 8 tạo khi chơi trò chơi Kỹ năng linh hoạt 38 27 71 8 21 2 5 1 3 trong trò chơi * Qua khảo sát tôi thấy Qua kết quả khảo sát đầu năm tôi thấy kết quả đạt được của trẻ còn rất thấp. Trước thực trạng đó tôi nhận thấy việc tìm ra những biện pháp, kinh nghiệm cho trẻ lớp 5-6 tuần hứng thú, chủ động, sáng tạo, linh hoạt tốt vào các trò chơi dân gian là rất cần thiết và cấp bách. 7.1.2.4. Nguyên nhân Do trẻ chưa được trải nghiệm, thực hành. Chưa có biện pháp giáo, kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức trò chơi dân gian dục trẻ phù hợp. Giáo viên chưa đặt đúng mục đích lựa chọn trò chơi về việc tích hợp nội dung của các lĩnh vực trong mọi hoạt động còn máy móc chỉ mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Một số trẻ nghỉ học dài ngày, tham gia hoạt động không đầy đủ. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến và biện pháp khắc phục. Để khắc phục tình trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau, bước đầu đã thu được một số kết quả đáng kể. Xong trong quá trình thực hiện vẫn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý 7 Thứ năm: Trí tuệ con người có nội dung xã hội - lịch sử, môi trường xã hội là nguồn gốc của sự phát triển, sự phát triển trí tuệ của trẻ em bao giờ cũng chịu sự chế ước của xã hội. Thứ sáu: Coi biện pháp tổ chức TCDG là một tổ hợp những cách thức cụ thể Ví dụ: Trò chơi “Hút ống” để thực hiện trò chơi, cô gợi ý cho trẻ tìm hai ống, sau đó trẻ dán giấy màu vào hai đầu của ống, sau đó nối hai ống lại bằng một sợi dây dài... Cô giáo hướng dẫn từng bước giúp trẻ nắm được cách thức tạo ra đồ chơi. Tuỳ thuộc vào thực tế cô có thể cho trẻ làm đồ chơi theo nhóm hoặc cả lớp, theo hướng dẫn của cô giáo hoặc theo sáng kiến của tự bản thân trẻ. Việc trẻ tự làm đồ chơi vừa có tác dụng làm phong phú nguồn đồ chơi phục vụ cho TCDG vừa có tác dụng củng cố biểu tượng về màu sắc, hình dáng, về môi trường xung quanh. . . và tạo điều kiện cho trẻ được thực hành luyện tập, được cùng nhau trao đổi bàn bạc tìm ra cách thức giải quyết nhiệm vụ được giao. Khi trẻ làm xong đồ chơi cô giáo cần hướng dẫn trẻ sử dụng chúng vào các trò chơi. Kết hợp cho trẻ nhận xét đánh giá kết quả sản phẩm qua việc sử dụng đồ chơi trẻ vừa làm. Điều kiện vận dụng: Giáo viên có ý thức trong việc sưu tầm, tận dụng các nguyên vật liệu sẳn có trong thiên nhiên để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Đồng thời tuyên truyền, huy động phụ huynh cùng tham gia sưu tầm và dạy trẻ tìm kiếm nguyên vật liệu sẳn có trong thiên nhiên làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ trò chơi. Tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá các đồ vật trong môi trường xung quanh. Luôn khơi gợi hứng thú và khuyến khích trẻ có sáng kiến, sáng tạo khi làm đồ chơi. Vai trò của giáo viên không chỉ cung cấp điều kiện cơ sở vật chất mà còn phải tổ chức hướng dẫn cho trẻ cách chơi, cùng tham gia vào TCDG của trẻ, 9 Đối với trẻ mẫu giáo thì vốn kinh nghiệm tham gia chơi các trò chời đã được tích lũy và rèn giũa nhiều rồi trẻ có thể tham gia chơi rất rễ ràng và đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi trẻ đã có thể chơi tập thể rất tố và tham gia trò chơi một cách nhanh chóng. Như ở những chủ đề đầu cô lựa chon cho trẻ chơi các trò chơi như: * Trò chơi : « Mèo đuổi chuột » Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu rồi bắt đầu hát: « Mèo đuổi chuột » Mời bạn ra đây Mèo chạy đằng sau Tay nắm chặt tay Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo Đứng thành vòng rộng Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột » Chuột luồn lỗ hổng * Trò chơi : " Kéo co" Chuẩn bị : Một sợi dây thừng dài 6 m, kẻ vạch phấn Cách chơi : Chia trẻ thành 2 đội số lượng trẻ mỗi đội là bằng nhau cầm vào sợi dây. khi cô hô « hai ba » thì trẻ kéo thật mạnh sợi dây về phía mình. Đội nào dẫm chân vào vạch kẻ trước là thua cuộc. Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục. * Trò chơi :" Rồng rắn lên mây" Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát: “Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Có nhà hiển minh Hỏi thăm thầy thuốc 11 + Cách chơi: Vẽ 1 hình chữ nhật chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt vào đó 1 viên sỏi lớn có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt 2 bên, mỗi ô vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô. Hai người ngồi bên. Người thứ nhất đi quan nắm sỏi trong 1 ô vuông bất kỳ, sỏi rải đều xung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần ô quan lớn. Khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng là 1 ô trống, như thế ta chập ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi và người đối diện mới bắt đầu được chơi. Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiên. Cả hai thay phiên nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan. + Luật chơi: + Hết quan toàn dân thu quân kéo về, hết ván lại bày như cũ, ai thiếu phải vay của bên kia. Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi. Tuy nhiên ở những chủ đề sau vốn kinh nghiệm chơi và kỹ năng tư duy ghi nhớ, phân loại của trẻ đã tốt thì cô lựa chọn các trò chơi cho trẻ phát triển khẳ năng tư duy, phán đoán..... Vào các trò chơi như những trò chơi sau: * Trò chơi: chơi chuyền: Trò chơi dành cho con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà, quả bòng nhỏ...), ngày nay các emthường chơi bằng quả bóng tennis. Cầm quả ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến, Đôi tôi, đôi chị Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng... và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột”khoảng 10 lần là hết 13
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_cac_tro_choi.docx