Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI” NĂM HỌC 2016 - 2017 Quảng Bình, tháng 5 năm 2017 1 1. Lý do chọn đề tài: Luật Giáo dục Việt Nam quy định: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Mục tiêu của giáo dục mầm non (GDMN) là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Với mục tiêu, nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ngày 09/2/2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 239/QĐ-TTg về phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015. Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với giáo dục nói chung và GDMN nói riêng. Quyết định đã có tác động rất to lớn thúc đẩy và tạo thời cơ thuận lợi cho sự phát triển của GDMN, đáp ứng mong mỏi của các cấp, các ngành được sự đồng tình và ủng hộ của các bậc cha mẹ và toàn xã hội, mở ra một thời kỳ mới để GDMN phát triển. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong trường mầm non nhằm củng cố, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị tốt nhất về tâm thế cho trẻ vào học lớp 1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; .. Đối với giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020. Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường mầm non. Phát triển giáo dục mầm non dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục..”. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMNCTENT) là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, vừa đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, vừa nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các bậc phụ huynh, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và nâng cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non. Vì vậy, (PCGDMNCTENT) là nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành nói chung và nhiệm vụ của người hiệu trưởng trường mầm non nói riêng nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; đáp ứng yêu cầu huy động tối đa trẻ em 5 tuổi đến trường, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ bước vào học lớp Một. 3 góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ và đóng góp phần nhỏ vào phong trào giáo dục của huyện nhà. 2. Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp: Đề tài: “Một số biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi” trong những năm qua đã có một số cán bộ, giáo viên thực hiện nhưng với điều kiện, hoàn cảnh và tình hình thực tế của mỗi đơn vị khác nhau kết quả, tính chất, mức độ, các biện pháp khác nhau. Đề tài này, bản thân tôi bắt đầu thực hiện tại đơn vị mình từ năm học 2011- 2012 và đến nay đã đạt được những kết quả rất khả quan. Có thể áp dụng cho cán bộ quản lý các trường mầm non trong huyện, đặc biệt là các đơn vị thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Tôi mong muốn chia sẻ và đóng góp được một số biện pháp hữu hiệu giúp chị em đồng nghiệp có thể vận dụng có hiệu quả hơn tại đơn vị mình phụ trách. Đây là đề tài đúc rút kinh nghiệm thực tiễn qua nhiều năm công tác, thuộc lĩnh vực quản lý, chỉ đạo của cán bộ quản lý trường mầm non. Đề tài này được kết cấu theo những nội dung chính sau đây: Phần I. Phần mở đầu Phần II. Nội dung Phần III. Kết luận. Tuy nhiên, đề tài sáng kiến kinh nghiệm này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong đồng nghiệp và đọc giả góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. II. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG VỀ VẤN ĐỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC MẦM NON CHO TRẺ EM NĂM TUỔI. 1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý trường mầm non. Thực hiện Kế hoạch (PC GDMNCTENT) là tổ chức các biện pháp nhằm đạt các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; đảm bảo quy trình, thủ tục công nhận... A. Về điều kiện, tiêu chuẩn Thông tư 36/TT-BGD&ĐT quy định: 1. Đối với cá nhân Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT phải hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trước 6 tuổi; Trẻ em hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5 - 6 tuổi) là trẻ em được học 2 buổi/ngày trong thời gian một năm học (9 tháng) theo Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo 5-6 tuổi) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, số ngày nghỉ học không quá 45 ngày. 5 Một số trẻ chưa được khai sinh do bố mẹ chưa đủ thủ tục pháp lý như giấy đăng ký kết hôn; Một số phụ huynh do hoàn cảnh gia đình nên không sống chung với nhau, mẹ đưa con về nhà ngoại sinh sống nên khó khăn trong công tác điều tra và huy động vào lớp; Một số trẻ Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu các thông tin chưa đầy đủ, ngày sinh, hoặc họ tên, chữ lót tại giấy khai sinh và sổ hộ khẩu không giống nhau. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi đang ở mức cao; khả năng nói Tiếng Việt chưa thành thạo; một số trẻ nhà cách xa lớp học, sông suối chia cắt nên tỷ lệ chuyên cần chưa cao nhất là vào mùa mưa lũ.... Một số trẻ điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ ít quan tâm đưa đón. Khó khăn lớn nhất là nguồn vốn để thực hiện. Theo Kế hoạch (PCGDMNCTENT) nhà trường cần lượng kinh phí đầu tư rất lớn (trên 12 tỷ đồng) trong lúc đó nguồn kinh phí của địa phương, nhân dân không thể huy động được, chủ yếu nhờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Cơ sở vật chất, phòng học cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi đã được ưu tiên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; số lượng lớp học ghép 2, 3 độ tuổi còn nhiều (11/13 lớp). Đội ngũ giáo viên tuy tỷ lệ đạt chuẩn cao (100%) nhưng vẫn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp, còn lúng túng trong việc thực hiện chương trình GDMN, đổi mới phương pháp giáo dục. Một số giáo viên hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp. Việc huy động trẻ 5 tuổi ra lớp để thực hiện phổ cập, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ chưa đồng đều. Một số phụ huynh không có tiền nộp cho trẻ ăn bán trú, nhiều khi họ phải cho trẻ nghỉ học do đó vửa ảnh hưởng tỷ lệ chuyên cần vừa khó giảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Nhận thức của người dân về phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi còn hạn chế, công tác tuyên truyền, điều tra và triển khai phổ cập còn gặp nhiều khó khăn. Tất cả những khó khăn, thách thức đó đặt ra cho người cán bộ quản lý trường mầm non phải có sự quyết tâm cao, có nhiều biện pháp sáng tạo, năng động, linh hoạt, nổ lực phấn đấu rất lớn mới hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi đúng lộ trình, có chất lượng. 2. Đặc điểm, tình hình của nhà trường: 2.1. Khảo sát tình hình, nghiên cứu thực trạng: a. Về đội ngũ: Đầu năm học 2016-2017 tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 43 người trong đó cán bộ quản lý: 04, giáo viên: 32, nhân viên: 07; biên chế: 35, hợp đồng: 08. Tổng số giáo viên trong biên chế: 29 người, hợp đồng: 3 người. trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 14 người 7 Số trẻ: 293/326 cháu, tỷ lệ: 89,9%; trong đó nhà trẻ: 43 cháu tỷ lệ: 100%, mẫu giáo: 254/283 cháu tỷ lệ: 86,6% + Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi: 59/326 cháu tỷ lệ: 18,1% trong đó: Trẻ 5T: 12/87 cháu tỷ lệ: 13,8% Trẻ 4T: 21/109 cháu tỷ lệ: 19,3% Trẻ 3T: 19/87 cháu tỷ lệ: 21,8% Nhà Trẻ: 7/43 cháu tỷ lệ: 16,3% + Kết quả đánh giá trẻ theo chuẩn của Bộ: Số trẻ không đạt chuẩn: 61/326 cháu tỷ lệ: 18,7% trong đó: Số trẻ 5T không đạt các lĩnh vực: 11/87 cháu tỷ lệ: 12,6% Số trẻ 4T không đạt các lĩnh vực: 21/109 cháu tỷ lệ: 19,3% Số trẻ 3T không đạt các lĩnh vực: 19/87 cháu tỷ lệ: 21,8% Trẻ nhà trẻ không đạt các lĩnh vực: 10/43 cháu tỷ lệ: 23,3% e. Về hồ sơ của trẻ: Số trẻ có đủ các loại hồ sơ (Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu): 298/326 cháu, trong đó Trẻ 5T: 84 cháu 28 cháu ngày sinh, họ, tên, chữ lót chưa đúng với sổ hộ khẩu. g. Số trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: Tổng số hộ nghèo, cận nghèo: 277/326 cháu tỷ lệ: 84,9% 2.2. Đánh giá thực trạng: Qua khảo sát thực trạng tôi nhận thấy: a.Về đội ngũ: được Uỷ ban nhân dân huyện bố trí đủ định mức; Tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn khá cao: (81,3%) trong đó giáo viên dạy lớp 5T: 13/14 đ/c tỷ lệ: 92,9% Nhà trường phân công 2 giáo viên/lớp 5T, lựa chọn giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt và có khả năng truyên truyền, phối hợp với phụ huynh dạy lớp mẫu giáo 5T. Tuy nhiên số lượng giáo viên dạy giỏi cấp huyện còn ít, cấp tỉnh chưa có. b. Về cơ sở vật chất: Số lượng phòng học: 16 phòng/16 nhóm lớp đủ cho mỗi lớp/1 phòng học; trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ mới chỉ đạt 70% theo Thông tư 02/BGD&ĐT; công trình vệ sinh được khép kín cơ bản đủ để phục vụ cho trẻ; 9 Đảng uỷ, Nghị quyết Hội đồng nhân dân, Kế hoạch của UBND xã., để chỉ đạo thực hiện. Đưa kết quả thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào tiêu chuẩn bình xét, đánh giá các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể, bình xét gia đình văn hóa và thôn/bản văn hóa. Phát huy các sáng kiến của nhân dân, cộng đồng, động viên các bậc phụ huynh đưa trẻ đến trường, lớp để thực hiện PCGDMNCTENT; Hỗ trợ trẻ năm tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; cha mẹ thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của nhà nước. Thành lập ban thẩm đinh trẻ khuyết tật, tàn tật, bình xét hộ nghèo, cận nghèo đúng quy định. Tổ chức cán bộ về tại các thôn/bản ở xa trung tâm để làm các thủ tục, giấy tờ cho trẻ. Xây dựng chính sách hợp lý và bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Tham mưu với lãnh đạo huyện, tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, hỗ trợ ngân sách cho các lớp mầm non năm tuổi. Đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Huy động nguồn lực hợp lý của nhân dân để thực hiện PCGDMNCTENT; Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư phát triển trường, lớp mầm non; Huy động sự đóng góp công sức lao động của nhân dân cùng với ngân sách nhà nước để xây dựng trường, lớp; kết hợp chính sách của địa phương với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tổ chức ăn bán trú Đẩy mạnh hợp tác quốc tế: Tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. * Một số nhiệm vụ thuộc về trường mầm non: - Tăng cường huy động trẻ em năm tuổi đến lớp - Hàng năm, huy động hầu hết trẻ em năm tuổi đến lớp mầm non để thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, - Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non - Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp giáo dục; Tăng cường dạy Tiếng Việt cho các lớp mầm non năm tuổi; Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá trẻ theo bộ Chuẩn phát triển trẻ em. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non. Tăng cường bồi dưỡng giáo viên mầm non đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu phổ cập và đổi mới giáo dục mầm non. 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_cong_tac_ph.doc