Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI HẤP DẪN CHO TRẺ 5-6 TUỔI LÀM QUEN VỚI TOÁN I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chon đề tài Trong các hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non. Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiện qua các giờ hoạt động chung có chủ đích đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ. Vậy tổ chức các tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất là đối với môn “ Làm quen với toán”. Đây là môn học đòi hỏi độ chính xác cao. Muốn làm tốt được việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỉ, sáng tạo hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động một cách có khoa học để trẻ bước đầu nắm bắt, hình thành những kỹ năng học tập đối với môn làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Đối với môn học này người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học để chuẩn bị đồ dùng cho tiết mới mong tiết học đạt được hiệu quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng quay trở về thực tiễn. Thông qua môn học giúp trẻ nhận thức tốt hơn về thế giới xung quanh. Từ đó hình thành hệ thống hoá kiến thức một cách chính xác, khoa học. Nhật thức về toán học có liên quan mật thiết với quá trình phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Việc dạy cho trẻ nắm chắc các kiến thức trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, không những giúp cho trẻ học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà còn giúp cho trẻ tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy và chính xác hơn. Dạy trẻ nhận biết phân biệt về biểu tượng toán là dạy trẻ cách làm quen và hình thành cho trẻ các biểu tượng toán về tập hợp, số lượng, phép đếm, hình dạng, kích thước Trong đó yêu cầu nội dung này là trẻ phải đếm được thứ tự trong phạm vi đếm 10. Nhận biết quan hệ số lượng trong phạm vi 10, nhận biết các chữ số, từ 0 – 10, Biết thực hiện một số những phép biến đổi đơn giản như thêm bớt, tạo nhóm, chia nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 ra 2 phần. Đây là một trong những nội dung chính nằm trong các nội dung khác của việc dạy học cho trẻ làm quen với biểu tượng toán. Vì số lượng bài chiếm nhiều thời gian so với nội dung về các hình, các khối, định hướng không gian, phép đo, để dạy trẻ được những nội dung này và nắm bắt kiến thức được một cách có hệ 1 Người viết: Trịnh Thị Hằng-trường Mầm non Hoa Hồng Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. Và các sự vật hiện tượng đến nhận thức xung quanh, tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ, dần dần trẻ có được những khái niệm giản đơn nhất về thế giới xung quanh có nhu cầu muốn tìm tòi, phám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện tượng, tập hợp các số lượng, hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của chúng trong không gian. VD: Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại không lăn được, hình dạng, kích thước và chất liệu của chúng khác nhau như thế nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau. Trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách giản đơn nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học. Xuất phát từ nhu cầu đó mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là nhu cầu cần thiết. Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn giản, chưa dạy trẻ học toán. Nếu như dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niệm về toán học mang tính chất trìu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quen với một số khải niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt, do thực tế đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng, hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm toán học trìu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đầu về toán học sơ đẳng cho trẻ. 2. Thực trạng. * Khái quát. - Lớp lá 3: Tổng số học sinh: 25, Nữ: 10. Dân tộc: 4. Nữ dân tộc: 3. - Giáo viên chủ nhiệm: 2 giáo viên. - Trình độ chuyên môn giáo viên: 1 cao đẳng, 1 đại học. Đầu năm học 2015 - 2016 có khoảng 55% các cháu yêu thích bộ môn toán như các cháu đã biết xác định cao thấp, màu sắc, số lượng, hình khối, kích thước nhận biết được khá tốt. Còn lại 35% trung bình 10% cháu yếu kém chưa xác định được bộ môn toán, không phân biệt được hình khối, số lượng đó là những cháu chưa đi học lớp 4 - 5 tuổi. 2.1. Thuận lợi, khó khăn: * Thuận lợi: 3 Người viết: Trịnh Thị Hằng-trường Mầm non Hoa Hồng Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán - Giáo viên nắm vững phương pháp, có thêm nhiều kinh nghiêm để tổ chức tốt hoạt động. - Trẻ mạnh dạn, tự tin, sáng tạo hơn trong các hoạt động. * Mặt yếu: - Để tổ chức tốt hoạt động làm quen với toán, giáo viên phải biết tìm tòi tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có để tạo ra các đồ dùng đồ chơi hấp dẫn lôi cuốn trẻ, tuy nhiên khả năng sáng tạo còn hạn chế vì vậy mà một số hoạt động tổ chức chưa sáng tạo, linh hoạt. 2.4. Nguyên nhân * Nguyên nhân thành công: - Cơ sở vật chất của trường thuận lợi, lớp học được trang bị đầy đủ như các đồ dùng môn toán phục vụ cho các hoạt động của giáo viên. - Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo qua trường lớp, yêu nghề mến trẻ ham học hỏi, tìm tòi khám phá. * Nguyên nhân hạn chế: - Một số trẻ là người đồng bào dân tộc, nên việc tiếp thu kiến thức chưa thật tốt, chưa thật sự tích cực trong các hoạt động. 2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. - Từ kết quả khái quát thực trạng của đề tài, tôi có thể đưa ra những phân tích và đánh giá sau: + Giáo viên nắm được phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với toán tuy nhiên sự sáng tạo và linh hoạt trong quá trình tổ chức chưa cao vì vậy mà chất lượng giáo dục chưa hiệu quả. Chính vì vậy chưa lôi cuốn và thu hút được trẻ, trẻ chưa hứng thú tham gia vào hoạt động. + Giáo viên tổ chức hoạt động còn cứng, các đồ dùng đồ chơi chưa phong phú hấp dẫn, giáo viên chưa bao quát trẻ tốt vì vậy việc khuyến khích trẻ hoạt động chưa được giáo viên chú trọng, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn và tự tin để tham gia hoạt động. + Giáo viên chưa thường xuyên cho trẻ tiếp xúc nhiều với làm quen với toán (Trong các hoạt động mọi lúc, mọi nơi), mà đa phần trẻ tiếp xúc với toán qua các hoạt động làm quen với toán khi giáo viên tổ chức. Chính vì nhận thấy được những bất cập đó, bản thân tôi đã mạnh dạn tìm tòi, học hỏi để tìm cho mình những biện pháp có thể áp dụng trong quá trình thực hiện hoạt động thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào môn làm quen với toán. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 5 Người viết: Trịnh Thị Hằng-trường Mầm non Hoa Hồng Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán Việc gây hửng thú ngay từ đầu tiên tiết học bằng đồ dùng trực quan không những tạo được sự chú ý cho trẻ ngay từ đầu mà còn tạo cho trẻ một tâm lý thoái mái để trẻ dễ dàng tiếp thu nội dung trọng tâm của tiết học. Biện pháp 2: Việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng trực quan đúng lúc, đúng chỗ. Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi là tư duy trực quan hình tượng nhưng do trẻ chưa học qua chương trình lớp mầm và lớp chồi. Nên trong quá trình dạy trẻ tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh và mô hình với nhau. Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, đúng chủ điểm, trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để thao tác và sử dụng cùng một lúc với cô nhịp nhàng. Thao tác cô đưa ra trực quan phải rõ ràng, dứt khoát để trẻ không lúng túng khi làm theo cô. Cô hướng dẫn trẻ sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình học tập phải đúng lúc. Các đồ dùng trực quan tôi chuẩn bị cho trẻ theo mức độ phức tạp dần. Khi trẻ sử dụng thành thạo tôi động viên khuyến khích trẻ, nếu trẻ còn lúng túng chưa thành thạo trẻ sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ và sẽ được sửa luôn nếu sai sót. Đối với trực quan có nhược điểm riêng biệt, đặc biệt tôi sử dụng câu đố để đưa trực quan ra. VD: Khối vuông và khối cầu tôi dùng câu đố để trẻ đoán. Khối gì xinh xắn Sáu mặt hình vuông. Bế hãy đoán xem. Khối gì thế nhỉ? Hay: Khối gì tròn lắm. Không xếp chồng được đâu. Không đứng yên được lâu. Động vào lăn lông lốc Để liên kết các nội dung trong một tiết học được liên hoàn và chuyển sang nội dung mới một cách linh hoạt, đưa trực quan ra một cách hợp lý không có 7 Người viết: Trịnh Thị Hằng-trường Mầm non Hoa Hồng Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán - Trong hoạt động làm quen với biểu tượng toán tôi thường sử dụng trò chơi học tập, và lựa chọn trong nhiều trò chơi học tập để áp dụng với từng bài cho phù hợp Ví dụ: Trò chơi “Về đúng nhà” Tôi thường sử dụng trong phần ôn luyện cho tập hợp số lượng, phép đếm. Ví dụ: Hình dáng chữ số tôi thường sử dụng cho tiết học ôn luyện và nhận biết chữ số. Qua việc sử dụng trò chôi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán, tiết học trở lên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần thoải mái nên cỏ thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp. Môi trường cũng là một yếu tố trực quan trực tiếp, tác động hàng ngày đến trẻ. Chính vì vậy, việc xây dựng cảnh quan môi trường xung quanh được tôi đặc biệt quan tâm. - Trang trí, sấp xếp lớp học phòng học hài hoà hợp lý sẽ tạo được sự chú ý, sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học theo giai đoạn, theo chủ điểm, theo nội dung từng bài - Tuỳ vào nội dung của từng bài để bố trí trực quan xung quanh lớp giá đồ chơi, tranh treo tường cho hợp lý để trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế. Ví dụ: Chủ điểm gia đình + Treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số lượng người và giáo dục trẻ. + Đồ dùng gia đình xếp ở giá đồ chơi để trẻ có thể luyện đếm. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng - Trong các tiết học làm quen với toán tôi cũng có thể sử dụng một số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin cho việc giảng bài của mình VD: Trong tiết tạo nhóm số lượng trong chủ điểm động vật tôi đã kể cho trẻ nghe câu chuyện con gà trống và tôi đưa ra nhóm con gà trống thì lần lượt các con gà được xuất hiện trên màn hình với tiếng gáy ò ó o các hiệu ứng, âm thanh, tiếng động các hình ảnh sinh động làm hứng thú với trẻ từ đó gây được sự chú ý với trẻ hơn. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh Làm quen với toán là một hoạt động có thể nói phải luyện tập thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ dễ nhớ lại dễ quên. Nếu không được tập luyện thường xuyên thì sau những ngày nghỉ trẻ hay quên. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để phụ huynh luyện cho trẻ. 9 Người viết: Trịnh Thị Hằng-trường Mầm non Hoa Hồng Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán + Trẻ hoạt động tích cực hơn, mạnh dạn và tự tin hơn. Bên cạnh việc khảo sát, qua việc áp dụng đề tài trong lớp. Bản thân tôi cũng tự tin và có nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn. Phụ huynh dần hiểu ra được phương pháp học tập của chương trình Mầm non tuy đơn giản như trò chơi nhưng lại mang nhiều kết quả tích cực. * Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: - Đây là một đề tài sát thực với thực tế của lớp lá 3 Trường Mầm non Hoa Hồng hiện nay giúp giáo viên có thêm một số kinh nghiệm và biện pháp để giảng dạy tốt hoạt động làm quen với toán. Trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển nhận thức, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, triển khai áp dụng các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan, các yếu tố nêu trên vào hoạt động cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng. Tôi đã thu được kết quả rất khả quan như sau. * Về phía trẻ: - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động chung, tập trung vào nội dung cô hướng dẫn - Trẻ hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến, thời gian tập trung nhận thức vấn đề tốt hơn. - Trẻ có nề nếp và thói quen học tập tốt và trật tự. - Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể + Kết quả cụ thể: - Trẻ hào hứng học tập, tập trung chú ý: 100% - Trẻ mạnh dạn hồn nhiên: 100% - Trẻ trả lời đúng câu hỏi của cô là 98% * Về giáo viên: - Cô giáo đã tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp có khoa học. - Bổ xung được nhiều đồ dùng, đồ chơi cho tiết dạy. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu trên tôi rút ra kết luận như sau: 11 Người viết: Trịnh Thị Hằng-trường Mầm non Hoa Hồng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_su_dung_do_dung_do_ch.doc