Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong hoạt động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non

docx 39 trang skkn 22/05/2024 3450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong hoạt động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong hoạt động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong hoạt động giáo dục cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP SẮP XẾP, BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG 
ĐỒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TRONG HOẠT 
ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3 - 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON” LỜI TỰA!
 Hẳn nhiều người trong chúng ta đã biết đến bộ phim hoạt hình nổi tiếng 
Câu chuyện đồ chơi (Toy story)của đạodiễn người MỹJohn Lasseter. Câu chuyện 
trong bộ phim kể về cuộc sống và cuộc phiêu lưu của các nhân vật trong thế giới 
đồ chơi, làm hấp dẫn, nức lòng các bạn nhỏ trên toàn thế giới. Theo miêu tả của 
tác giả, những ông khoai tây, những phi hành gia, những chú lợn đất hay cô búp 
bê kia, trong con mắt người lớn, có thể chỉ là những vật dụng vô tri vô giác, chúng 
“giả vờ” nằm yên khi con người đi qua. Nhưng thực thế, chúng là những sinh thể 
có linh hồn, có tình cảm, có nhịp sống, trải nghiệm và những hành trình riêng. Bộ 
phim đánh thức trong chúng ta, những người lớn, một điều rằng: Thế giới đồ chơi, 
thế giới của trí tưởng tượng, đối với con trẻ, quan trọng và đẹp đẽ tới nhường nào! các giải pháp vào thực tiễn nhằm giúp giáo viên thuận tiện, tiết kiệm thời gian và 
tiền bạc; Giúp trẻ hình thành, phát triển ý thức sắp xếp và giữ gìn đồ dùng đồ chơi, 
tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm với đồ dùng đồ chơi một cách đầy đủ và ý 
nghĩa nhất.
3. Đóng góp mới của đề tài
 Khi đi sâu tìm hiểu thực tiễn cũng như tìm tòi các nguồn tài liệu tham khảo, tôi 
chưa thấy có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp, chưa có ứng dụng nào toàn diện, đầy đủ và 
khoa học về vấn đề sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi sao cho thật sự hiệu quả và cụ 
thể. Vì vậy qua quá trình thực hiện, tôi thấy đề tài của bản thân đã có những yếu tố mới, 
thực sự có tín hiệu tốt, có sức lan tỏa trong đồng nghiệp. Đề tài của tôi đóng góp vào 
việc giúp giáo viên có cái nhìn mới cũng như có những giải pháp về việc bảo quản 
và sắp xếp đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng trong hoạt 
động giáo dục cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi nói riêng.
 Đề tài này đề xuất các giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm giúp giáo viên có cách 
nhìn nhận đúng tầm quan trọng và thực hiện việc sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi 
một cách hiệu quả hơn. Từ đó giáo viên sẽ giảm được đáng kể lượng thời gian dành cho 
việc làm mới, bổ sung đồ dùng đồ chơi hàng năm mà lớp vẫn có lượng đồ dùng đồ chơi 
phong phú, bền và đẹp. Thực hiện các giải pháp mà đề tài đặt ra cũng sẽ giúp tiết kiệm 
về kinh phí cho nhà trường, cho các nhóm lớp khi không phải mua bổ sung nhiều đồ 
dùng đồ chơi cho trẻ sau mỗi năm học. Đặc biệt các giải pháp còn hướng tới giúp trẻ 
được trải nghiệm về cách lấy- Cất đồ dùng đồ chơi, từ đó hình thành cho trẻ thói quen 
và ý thức sắp xếp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi gọn gàng, sạch đẹp, góp phần hình thành ở 
trẻ thái độ biết trân trọng các sản phẩm vật chất và tinh thần của con người. viên chủ nhiệm ở các lớp học khác nhau. Khi tiếp nhận lớp, qua khảo sát đồ dùng 
đồ chơi đầu năm tôi băn khoăn rất nhiều về vấn đề sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ 
chơi. Khi tiến hành khảo sát, kiểm kê toàn bộ đồ dùng đồ chơi trong nhóm lớp tôi 
thật sự hoang mang bởi một số đồ dùng đồ chơi còn nguyên tem mác bị lãng quên 
đã lâu không sử dụng đến, đồ dùng đồ chơi để hỗn độn, lộn xộn, một số đồ dùng 
đồ chơi xuống cấp nhanh...Xa hơn nữa là khi nghe lãnh đạo trường tôi khi đi làm 
công tác kiểm định ở các trường mầm non về có nói rằng “ Đồ chơi thì nhiều mà 
bỏ trong hộp cất cao- Cất kín không có ký hiệu gì hết khi đoàn hỏi mới đưa ra thì 
các đồ dùng đồ chơi có trong danh mục thuộc trường cấp phát còn mới y nguyên 
chưa từng sử dụng” Tôi ngẫm ra một điều: Đây là vấn đề cần chấn chỉnh, khắc 
phục cho bản thân và đồng nghiệp. Từ đó tôi đã chú trọng tập trung ưu tiên vấn đề 
sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi, nhất là thời điểm đầu năm học chú trọng tới 
công tác kiểm kê phân loại đồ dùng đồ chơi. Tôi đã lưu lại những hình ảnh cụ thể 
để đúc rút kinh nghiệm và khi thực hiện đã nhận ra một số thuận lợi và khó khăn 
như sau:
2. Thuận lợi
 - Trường tôi đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi chăm sóc nuôi dạy 
trẻ cũng như các cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi cấp tỉnh.
 - Trong đội ngũ của trường vừa có nhiều giáo viên tâm huyết, nhiều kinh 
nghiệm lâu năm trong nghề, vừa có những giáo viên trẻ rất tài năng trong hội hoạ, 
có năng khiếu vẽ- Cắt dán những đồ dùng đồ chơi sáng tạo và đẹp mắt.
 - Ban Giám Hiệu luôn quan tâm chỉ đạo mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi 
đầu năm học.
 - Trong mỗi lớp đều có phòng kho vừa là nơi để chăn chiếu gối, vừa như 
một thư viện thu nhỏ cất đặt đồ dùng đồ chơi đã và chưa sử dụng cho từng chủ đề.
 - Bản thân tôi là một giáo viên thật sự rất yêu nghề, yêu trẻ, là giáo viên có 
tuổi đời và tuổi nghề cao trong tổ, là tổ phó tổ chuyên môn khối 2&3 được đi thăm 
lớp dự giờ nên có nhiều cơ hội đi và hiểu rõ tình hình sắp xếp và bảo quản đồ dùng 
đồ chơi ở các lớp trong tổ.
3. Khó khăn
 - Về nhà trường: Là trường công lập nên vấn đề kinh phí để mua sắm bổ 
sung đồ dùng đồ chơi cho trẻ còn nhiều hạn chế, có những danh mục đồ dùng đồ 
chơi nằm ngoài khả năng chi duyệt mua sắm cho lớp. Mặt khác, có những danh 
mục được phê duyệt nguồn kinh phí nhưng trên thị trường lại không có những loại 
đồ dùng đồ chơi chuẩn chỉnh về màu sắc, chất lượng và độ an toàn khi sử dụng nên 
nhà trường cũng gặp khó khăn khi mua sắm. Bên cạnh đó đồ dùng đồ chơi cho trẻ 
mầm non do dùng nhiều nên mau cũ, nhanh hư hỏng, vì thế giáo viên phải giành 
rất nhiều thời gian để làm bổ sung nhằm đảm bảo đủ cho trẻ học và chơi. Bảng khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài
 Đạt Chưa đạt
 Số 
 TT Nội dung khảo sát Tỷ lệ Tỷ lệ
 lớp Số Số 
 lượng % lượng %
 1 Phân loại đồ chơi theo chủ đề 4 1 25% 3 75%
 2 Ý thức sắp xếp, giữ gìn đồ dùng 4 1 25% 3 75%
 đồ chơi ở lớp - ở nhà của trẻ
 3 Bảo quản đồ dùng đồ chơi 4 1 25% 3 75%
 4 Cập nhật, kiểm kê tài sản 4 1 25% 3 75%
 5 Theo dõi tài sản cho mượn 4 0 0% 4 100%
 Khi khảo sát mức độ sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi của cô và trẻ tôi đã 
đưa ra 5 tiêu chí cụ thể để đánh giá, phân tích từng tiêu chí đó. Qua những tiêu chí 
này để có cái nhìn cụ thể hơn, rõ ràng hơn về sự sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ 
chơi, khả năng thực hiện của giáo viên, kỹ năng thực hiện của trẻ. Từ đó đưa ra 
những giải pháp phù hợp và thực tế để khắc phục. Qua bảng khảo sát cũng cho 
thấy các tiêu chí mà cô và trẻ thực hiện hầu như ở các lớp chưa đạt, có lớp đạt 
nhưng tỷ lệ chưa cao. Đặc biệt ở tiêu chí 5 thì chưa lớp nào đạt được.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
 Từ thực trạng ở các lớp trong khối nói chung và ở lớp tôi phụ trách nói riêng 
về việc sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trong 
hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non, tôi đã đưa ra một số biện 
pháp cụ thể như sau:
1. Biện pháp 1: Phân loại đồ dùng đồ chơi theo chủng loại và theo chủ đề.
 Để việc sắp xếp, bảo quản đồ dùng đồ chơi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng 
trong hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non mang lại kết quả cao, 
việc đầu tiên mà giáo viên cần làm là phải phân loại đồ dùng đồ chơi một cách 
khoa học theo chủng loại cũng như theo chủ đề rồi mới đưa ra các kế hoạch tiếp 
theo.
1.1. Phân loại đồ dùng đồ chơi theo chất liệu và chủng loại.
 Thời điểm để phân loại đồ dùng đồ chơi hợp lý nhất là vào đầu năm học. Cứ 
mổi năm bản thân tôi nhận nhiệm vụ ở lớp mới thì khi nhìn vào phòng kho tôi 
không xác định được đồ dùng đồ chơi của lớp có những loại gì, ở vị trí nào, vì thế 
mà việc đầu tiên là tôi cùng đồng nghiệp tìm chỗ rộng nhất trong lớp tập kết tất cả 
đồ dùng đồ chơi tung ra, rồi sau đó mới rà soát chủng loại, chất liệu xem đồ dùng, 
đồ chơi, học liệu gì mới gom về 1 chỗ.
 Ví dụ: Đồ chơi lắp ghép bằng nhựa có nút ghép lớn, nút ghép nhỏ, lắp ghép 
khối, lắp ghép hình ảnh để một mớ hỗn độn với nhau tôi sẽ chọn những hộp đồ có 
chỗ chứa tương ứng và phân riêng từng hộp. - Không để đồ dùng đồ chơi lẫn lộn các chủng loại, lĩnh vực, các chủ đề với nhau.
 - Không để đồ dùng đồ chơi chưa sử dụng chồng chéo che lấp tầm nhìn, cao 
quá hoặc nơi ẩm thấp.
 - Các đồ dùng phải được dán mã theo thông tư 01(Văn bản hợp nhất của 
BGD& ĐT), khi đóng chủ đề hoặc không dùng nữa cho vào hộp theo chủ đề có tên 
chủ đề bên ngoài ở nơi dễ thấy:
 Đồ dùng đồ chơi đã phân loại theo chủ đề
 Làm tốt công tác phân loại thì khi đến chủ đề nào giáo viên chỉ cần chuyển 
nguyên danh mục ghi rõ trên hộp ra sắp xếp lên giá, như vậy là đồ dùng đồ chơi 
của chủ đề đó đã được đưa ra để sử dụng triệt để, tối đa tránh lãng phí.
 Vậy nên phân loại đồ dùng đồ chơi theo chủng loại và theo chủ đề là việc làm 
thiết thực, là yếu tố then chốt vừa để bảo quản vừa để khai thác và sử dụng từ đó 
mang lại hiệu quả cao trong hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ
2. Biện pháp 2: Sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi
2.1. Hướng dẫn cách sắp xếp và rèn ý thức giữ dìn đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
 Đề tài tuy là tâm niệm ấp ủ bao năm, mổi khi tôi chuyển đến lớp mới, phòng 
học mới và tôi đã thực hiện cụ thể trên trẻ trong năm học 2020- 2021 rồi nhưng tôi 
muốn năm nay được trải nghiệm ở trẻ với những hình thức mới nhất với các minh 
chứng cụ thể nhất. Dịch bệnh kéo dài, các con không được đến trường thời gian dài, 
nay thời gian chỉ còn 2 tháng là đến hè các con được đi học. Điều này có ý nghĩa với 
bản thân của cô và trẻ nói chung và với tôi nói riêng, đó là thêm 1 lần tôi được cho 
trẻ trải nghiệm ý thức sắp xếp và bảo quản đồ dùng đồ chơi. Cách hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ dùng đồ chơi tôi tiến hành cụ thể như sau:
 Bước 1: Chọn hộp đựng phù hợp
 Hầu hết trẻ rất thích những cái gì rõ nhất, bắt mắt nhất. Do đó, nếu trẻ không 
nhìn thấy đồ vật, trẻ thường không nhớ rằng nó ở đó.
 Hộp đựng tốt nhất là những hộp trong suốt để trẻ có thể nhìn thấy và xác 
định được dễ dàng những đồ vật bên trong hộp. Những cái hộp đó dùng đựng đồ 
dùng, đồ chơi cho trẻ. Chúng sẽ dễ dàng nhìn thấy đồ ở bên trong, dễ dàng hơn 
trong việc lấy và cất đồ dùng đồ chơi. Tôi luôn coi việc xếp đồ trong những hộp 
này là nguyên tắc và nhận thấy có hiệu quả rõ rệt. Một nguyên tắc nữa cũng cần 
giữ là chơi xong phải dọn dẹp đồ chơi cất vào chỗ qui định.
 Đồ dùng đồ chơi đựng hộp nhựa nhìn rõ đồ dùng đồ chơi bên trong
 Bước 2: Luôn để đồ dùng ở cùng một vị trí
 Trẻ sẽ thoải mái hơn trong việc thực hiện các công việc trong lịch trình sinh 
hoạt hàng ngày khi trẻ biết vị trí để tìm đồ dùng mà trẻ cần sử dụng.
 Trẻ vốn chóng quên vì vậy sau khi trẻ đã ổn định rồi, thì dần giới thiệu các 
đồ dùng đồ chơi, góc chơi và thường xuyên theo dõi nhắc nhỡ để giúp cho trẻ thích 
ứng, linh hoạt trong hoạt động cất gọn đồ dùng đồ chơi.
 Ví dụ: Khi nhìn thấy đồ dùng đồ chơi trẻ cất sai vị trí, tranh thủ lúc trẻ chờ 
chuẩn bị giờ ăn tôi cầm đồ chơi lên và hỏi trẻ: Đây là cái gì? Dùng để làm gì?Đồ 
dùng cất ở đây có đúng không? À nó đang buồn vì bị đặt nhầm chỗ đấy? Phải đặt 
nó ở chỗ nào mới đúng nhỉ?
 Đây cũng là cách để giáo viên nhắc nhỡ chung cho cả lớp giúp trẻ nhớ cách 
sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng vị trí. Chính vì thế mà trẻ lớp tôi có ý thức rất cao Tự giác cất đồ chơi đúng chỗ cố định của lớp
 Bước 4: Tạo thói quen sắp xếp
 Điều quan trọng là trẻ bắt chước thói quen sắp xếp từ người lớn. Nếu trẻ có 
lịch trình sinh hoạt rõ ràng, được tổ chức tốt và lặp lại, trẻ sẽ trở nên có trách 
nhiệm với những đồ dùng của mình và dần dần thể hiện sự độc lập theo thời gian. 
Làm quen với các kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp.
 - Dạy trẻ một số quy định của lớp học:
 - Trò chuyện với trẻ về các đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
 - Cô dẫn trẻ đến từng góc, phòng để đồ. Hướng dẫn trẻ cách sắp xếp đồ 
dùng, đồ chơi trong lớp.
 - Cho trẻ quan sát hình ảnh thực hiện sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp. 
 Ví dụ: Dạy trẻ xếp đồ chơi đúng nơi quy định
 - Cô có gì đây? Đàn, míc, trống
 - Đây là những đồ dùng, đồ chơi ở góc nào?
 - Những đồ dùng, đồ chơi này để làm gì?
 -Học xong, chơi xong với những dụng cụ âm nhạc này chúng mình phải làm gì?
 - Các con cất ở đâu?
 - Cô mời 1 bạn đi cất những nhạc cụ âm nhạc này vào góc âm nhạc cho cô nào?
 - Bạn cất dụng cụ âm nhạc vào góc âm nhạc vậy đã đúng chưa?
 - Bạn đã để ngăn nắp các đồ dùng, đồ chơi này chưa?
 - Trên tay cô đang có đồ chơi gì đây? – Nút ghép, gạch
 - Đây là đồ chơi thuộc góc nào? – Góc xây dựng
 - Khi học và chơi xong ở góc xây dựng chúng ta cần làm gì với các đồ chơi này?
 - Các con sẽ cất ở đâu?
 - Cô mời 1 bạn đi cất đồ chơi vào góc xây dựng cho cô nào?
 - Bạn đã cất đúng góc xây dựng chưa?
 - Bạn đã cất ngăn nắp chưa?
 - Còn đây là đồ chơi gì? – Bóng, gậy thể dục, quả bông
 - Đây là đồ chơi ở góc nào?
 - Các đồ chơi ở góc phát triển vận động để làm gì?

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_sap_xep_bao_quan_do_d.docx