Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường - Trường Mầm non An Hồng
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường - Trường Mầm non An Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường - Trường Mầm non An Hồng
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp rèn kỹ năng cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội 3. Tác giả: - Họ tên: CHU THỊ LAN PHƯƠNG - Sinh ngày 21 tháng 07 năm 1987 - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường mầm non An Hồng - Điện thoại: 0906 029 178 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: - Tên đơn vị: Trường mầm non An Hồng - Địa chỉ: Thôn Lê Lác II - Xã An Hồng – Huyện An Dương - Điện thoại: 0225 618 370 I. MÔ TẢ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT Như chúng ta đã biết, sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiệm trọng. Điều đó thể hiện rõ nhất ở việc thiên tai, dịch bệnh đặc biệt gần đây dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy môi trường đang trở thành mối lo ngại hàng đầu của thế giới và giáo dục bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu cần được giáo dục cho mọi người và phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non.Bởi vì giai đoạn lứa tuổi mầm non là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, đây chính là quá trình phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, quan tâm đến các vấn đề về môi trường phù hợp với lứa tuổi, qua đó hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen tốt bảo vệ môi trường, tạo cơ sở cho việc hình thành nhân cách sau này của trẻ. Trong những năm gần đây vấn đề giáo dục trẻ mầm non có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường đã được một số giáo viên nghiên cứu đưa ra các sáng kiến, giải pháp để chia sẻ với đồng nghiệp như: * Đề tài 1:“Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non”của đồng chí Diệp Thị Vân Hương - giáo viên trường mầm non Tân Tiến - Bắc Giang. Năm viết 9/2019. *Đề tài 2:“Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 3–4 tuổi trong trường mầm non”của đồng chí Lương Thị Thu Thuỳ giáo 1 trọng của môi trường sống, nắm chắc kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường, từ đó lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Môi trường xung quanh đều là những điều bí ẩn mà trẻ cần khám phá. Bản thân trẻ chưa ý thức được hành động tốt và xấu, việc gì nên làm và không nên làm. Cô giáo luôn là tấm gương cho trẻ noi theo. Trước hết bản thân cô luôn giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Cô luôn thực hiện những cử chỉ, hành vi giữ gìn và bảo vệ môi trường để trẻ thấy được như: trong giờ ăn, khi chia cơm, cô làm rơi cơm xuống nền nhà, cô sẽ nhặt lên ngay bỏ vào đĩa và nói với trẻ “Thức ăn rơi xuống nền nhà rất bẩn, vì vậy cô sẽ nhặt bỏ vào đĩa đựng thức ăn vãi và lau tay vào khăn để các cháu không dẫm phải mất vệ sinh”. Hay giờ ăn phụ, khi cho trẻ ăn chuối, cô nhắc trẻ “Khi ăn chuối xong, con hãy bỏ vỏ vào trong rổ để hết giờ ăn cô cùng bạn trực nhật đem bỏ vào thùng rác để giữ lớp học luôn sạch sẽ”.....Trong giờ hoạt động ngoài trời, khi thấy những chiếc lá, hay vỏ bánh kẹo rơi trên sân, cô sẽ nhặt và cho vào thùng rác và chia sẻ cho trẻ biết “Thu gom rác sẽ giúp môi trường sạch đẹp, bớt ô nhiễm”..... Để truyền cảm hứng, thông điệp “Hãy trồng cây xanh để bảo vệ môi trường sống” tới đồng nghiệp và trẻ tôi đã thiết kế tạo dựng cho hiên ở khu vực cửa lớp một khoảng nhỏ để trồng các loại cây hoa, cây leo tạo bóng mát và để làm đẹp quang cảnh lớp học. Hàng ngày tôi cùng trẻ chăm sóc, tưới cây. Trẻ tích cực nhờ bố mẹ mua cây ủng hộ lớp để làm phong phú hơn góc thiên nhiên nhỏ của lớp. Thông qua hoạt động trồng cây các bạn đồng nghiệp trong toàn trường đã cùng hưởng ứng tích cực trồng cây làm đẹp quang cảnh trường lớp, trẻ được thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên, cây hoa, cây cảnh nên tạo cho trẻ thói quen thích trồng cây và chăm sóc cây, có tình yêu với thiên nhiên. Giải pháp 2: Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ vào các chủ đề, các thời điểm một ngày ở trường mầm non. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là một môn học mà là một nội dung được tích hợp vào tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ theo các chủ đề trong năm học. Căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non, căn cứ vào nguyên tắc phát triển chương trình, tôi đã đưa ra được các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ phù hợp các nội dung của chủ đề khác nhau, được tích hợp lồng ghép vào trong tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi phù hợp như: + Chủ đề: Trường mầm non - Nội dung giáo dục là “Bỏ rác đúng nơi quy định khi được nhắc nhở, tiết kiệm điện, nước” 3 (Phụ lục 2: Ảnh tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động ngoài trời và hoạt động trải nghiệm) Trong hoạt động trải nghiệm bên cạnh việc cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường thì hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường là cơ hội rất tốt để tổ chức lồng ghép hoạt động rèn trẻ kỹ năng, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, chấp hành các quy định vệ sinh nơi cộng như: Tham quan doanh trại bộ đội: ngồi trên xe ô tô, trên đường đi tham quan, khi ăn bánh kẹo, uống sữa tôi nhắc trẻ biết để gọn rác vào túi đựng và bỏ rác đúng vào nơi quy định. Khi trẻ được tham quan vườn rau của các chú bộ đội, giáo dục trẻ không dẫm chân lên luống rau;Tham quan di tích lịch sử miếu Vua Bà, Đình An Hồng Phúc: giáo dục trẻ không ngắt lá, bẻ cành, vẽ bậy lên tường, ; Tham quan sân vận động xã: giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi xung quanh sân vận động.... *Hoạt động vệ sinh:Trước khi cho trẻ làm vệ sinh rửa tay, rửa mặt tôi trò chuyện với trẻ cách tiết kiệm nước như: Làm thế nào để tiết kiệm nước?. Tôi luôn nhắc trẻ vặn vòi nước vừa phải và vặn chặt vòi nước khi rửa tay xong. Qua hoạt động này sẽ dần hình thành cho trẻ thói quen sử dụng tiết kiệm nước. *Hoạt động vui chơi: Thông qua trò chơi phân vai (ở từng chủ đề) trẻ nhập vai chơi, thực hiện thao tác của vai chơi: cô cấp dưỡng, chú công nhân xây dựng biết sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, sắp xếp đồ dùng gọn gàng sau khi làm xong, xây dựng môi trường xanh sạch. Hay khi tham gia chơi ở góc học tập trẻ được chơi các bảng chơi, làm các bài tập phân loại nước sạch - nước bẩn, lựa chọn những hành vi đúng, sai với môi trườngqua đó kỹ năng bảo vệ môi trường của trẻ tốt hơn. (Phụ lục 3: Ảnh tích hợp lồng ghép giáo dục BVMT vào hoạt động góc) * Giờ ăn:Tôi động viên khích lệ trẻ ăn hết xuất, thức ăn thừa, vãi ra bàn nhặt vào đĩa vãi. Ăn xong xếp bát thìa vào nơi quy định gọn gàng. Khi trẻ uống nước dạy trẻ rót nước tránh làm đổ vãi nước ra ngoài. * Hoạt động chiều: Ở hoạt động chiều, trong hoạt động dọn vệ sinh thường xuyên vào thứ 5 hàng tuần cô cùng trẻ chia thành các nhóm nhỏ lau đồ dùng đồ chơi trong các góc chơi...; Tổ chức hội thi tô tranh bảo vệ môi trường và trẻ cùng ngắm tranh, trò chuyện về nội dung các bức tranh. *Hoạt động nêu gương và trả trẻ: Đây là một trong những hoạt động khi lồng ghép giáo dục đạt hiệu quả. Cô cho trẻ phát hiện và khen ngợi những hành vi tốt của trẻ đã thực hiện: bảo vệ môi trường, tiết kiệm nước khi rửa tay, cất dọn đồ dùng gọn gàng. Còn những trẻ có hành vi chưa có lợi cho môi trường thì cô nhẹ 5 Đặc biệt như những ngày trẻ nghỉ học ở nhà để phòng dịch bệnh Covid - 19 tôi xây dựng kế hoạch hướng dẫn phụ huynh chăm sóc giáo dục cho trẻ tại nhà, gửi các đường link bài thơ, bài hát, câu truyện, các video hướng dẫn các hoạt động giáo dục dạy trẻ các kỹ năng bảo vệ môi trường vào trang zalo của lớp. Động viên trẻ, phụ huynh cùng tương tác, quay lại video gửi lại nhóm zalo để các phụ huynh cùng hưởng ứng tích cực. 2. Tính mới, tính sáng tạo: 2.1. Tính mới: Tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường với nội dung chơi phong phú đa dạng, phù hợp với trẻ 3-4 tuổi, sáng tạo trong việc phát triển chương trình, sử dụng các nhóm phương pháp giáo dục phù hợp đáp ứng được nhu cầu, khả năng của cá nhân trẻ. Lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trườngvào các hoạt động linh hoạt, phù hợp. 2.2. Tính sáng tạo: - Sự sáng tạo thiết kế xây dựng môi trường hoạt động phong phú phù hợp và sử dụng những tình huống có thật đang diễn ra để trẻ trực tiếp thực hành trải nghiệm giúp hình thành kỹ năng bảo vệ môi trường cho trẻ. - Tạo ra được một số đồ chơi, đồ dùng đẹp từ các nguyên vật liệu, phế liệu khác nhau phù hợp sở thích của trẻ khơi dậy trí tò mò, ham hiểu biết, phát triển khả năng thẩm mỹ ở trẻ. 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Sáng kiến đã được áp dụng thực hiện thành công, đạt hiệu quả cao tại khối mẫu giáo trường mầm non An Hồng huyện An Dương thành phố Hải Phòng. Sáng kiến có khả năng nhân rộng trong các trường mầm non toàn huyện và thành phố hải Phòng 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: a. Hiệu quả kinh tế: Sau một thời gian áp dụng giải pháp rèn kỹ năng giữ gìn, bảo vệ môi trường cho trẻ, phụ huynh ủng hộ cho lớp 200 chai lọ nhựa, nhiều loại bìa, giấy, 10 chậu cây xanh; làm mới được nhiều đồ dùng đồ chơi trong các góc (50 đồ dùng) góp phần giảm kinh phí đầu tư mua sắm đồ dùng đồ chơi cho nhà trường. b. Hiệu quả về mặt xã hội: Trẻ có hiểu biết về môi trường sống của con người, nhận biết được hành vi đúng sai của con người đối với môi trường, có ý thức, kỹ năng, thói quen bảo vệ môi trường. Trẻ chủ động trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động tập thể và 7 Phụ lục 1 - Giáo án Đề tài: Bé giữ gìn vệ sinh môi trường Lĩnh Vực: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội Chủ đề: Rác quanh bé. Độ tuổi: Mẫu giáo 3-4 tuổi Người soạn: Chu Thị Lan Phương I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ hiểu được lợi ích của việc bỏ rác đúng nơi quy định, hiểu được ý nghĩa và thực hiện được một số hành vi đơn giản để bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường. - Phát triển tư duy, khả năng quan sát, sự khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm.... - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. Thông qua hoạt động giáo dục trẻ ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường. II. CHUẨN BỊ - Băng nhạc “Bé quét nhà”, “Em vẽ môi trường màu xanh” - Video bé vứt rác bừa bãi; video hình ảnh ô nhiễm môi trường và các hành động bảo vệ môi trường.... - Keo, kéo, băng dính, các sản phẩm - nguyên vật liệu được làm từ: vỏ hộp giấy báo, chai nhựa, túi ni lông, giấy màu... III. TIẾN HÀNH HĐ1: Ổn định . - Cô cho trẻ xem video “Câu chuyện của bạn An” và trò chuyện về nội dung video: + Các con thấy gì? + Điều gì xảy ra khi bạn An vứt vỏ chuối xuống nền nhà? + Ngoài việc em bé bị ngã thì việc vứt rác bừa bãi ra nhà có ảnh hưởng gì? + Như vậy vứt rác bừa bãi ra nhà là đúng hay sai? - Cô khẳng định lại ý kiến trẻ. - Cho trẻ hát và vận động: Bé quét nhà. HĐ2: Xem và đàm thoại các bức ảnh về những hành động bảo vệ và phá hoại môi trường. - Cho trẻ xem video và trò chyện về các hành động trong video: * Ảnh các hành động làm ô nhiễm môi trường: + Các con thấy gì? + Rác dưới sân trường là do ai vứt?.... 9 Phụ lục 2 Ảnh tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động ngoài trời và hoạt động trải nghiệm Phụ lục 3 Ảnh tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động góc 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_cho_tre_m.docx